5.1.Thông tin là một nguồn vốn:
5.1.1.Một số vấn đề hiệu quả của hệ thống thông tin đất:
- Chi phí ban đầu cho hệ thống thông tin đất ngày càng lớn
- Công nghệ thông tin phục vụ cho các hệ thống thông tin đất thì thay đổi theo từng ngày, các thiết bị tin học giảm rất nhanh trong một thời gian ngắn.
Vì vậy khi đánh giá tính kinh tế hay hiệu quả của một hệ thống thông tin đất chúng ta phải xem xét:
+ Đầu tư cho hệ thống thông tin đất thay thế cho các hệ thống thông tin đất cũ có giúp làm tăng hiệu quả, năng suất cho công tác quản lý nhà nước về đất đai so với ban đầu hay không?
+ Đầu tư cho hệ thống thông tin có tạo ra giá trị cho người sử dụng thông tin đất hay không?
+ Đầu tư cho hệ thống thông tin đất có mang lại các lợi ích cho nhà nước so với trước đây không?
- Bên cạnh đó chúng ta cũng có các dự án đầu tư của các nước phát triển nhưng không nhiều và cũng không thể triển khai ở tất cả các địa phương nên cũng chưa thực sự có hiệu quả.
5.1.2.Thông tin đất đai là một nguồn vốn:
Thông tin đất là một nguồn vốn cơ bản: cũng như các nguồn vốn khác Thông tin đất được xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước nhà về đất đai, bên cạnh đó các chủ sủ dụng đất cũng sủ dụng nó.
+ Thông tin không thể là hàng tiêu dùng:
+ Không có tính lưu động:
+ Không thể chia nhỏ:
+ thông tin có tính tích lũy với sự sử dụng nhiều lần:
Hàng hóa được tích lũy ngay cả khi nó không được sử dụng, nhưng thông tin được tích lũy với sụ sử dụng liên tục.
Thông tin đất còn tham gia vào công tác quản lý và phát triển các nguồn vốn.
5.2. Phân tích chi phí và lãi của hệ thống thông tin đất đai:
5.2.1. Tổng quan các vấn đề về phân tích chi phí và lãi của hệ thống thông tin đất đai:
Phân tích chi phí và lãi giúp cho các nhà thảo chính sách và việc giải quyết các công việc sau:
- Giúp cho các nhà quản lý, các chủ đầu tư hiểu được bản nhất và mục đích của dự án khi xây dụng hệ thống thông tin đất. Dựa vào đó để ra các quyết định đầu tư.
- Giúp họ xác định và hiểu được những tính chất cơ bản của các chi phí và lãi có trong hệ thống thông tin đất.
- Giúp cung cấp các giá trị cụ thể của chi phí và lãi từ đó giúp họ lược bỏ những chỉ số không cần thiết trong khi đầu tư vào hệ thống.
- Cung cấp các chỉ số của sự phân bố chi phí và lãi trong hệ thống thông tin đất.
- Cung cấp một phạm vi công việc chạt chẽ và tập trung cho việc đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin đất.
Giá trị của thông tin đất cũng liên quan đến sự giảm bớt chi phí, tiền và năng lượng trong việc sử dụng các dữ liệu trong hệ thống là vấn đề rất nan giải và không thực tế.
5.2.2. Các chi phí cơ bản của hệ thống thông tin đất đai:
1. Các vấn đề về chi phí :
Chi phí của việc tạo ra hệ thống thông tin đất đai có ngay từ khi bắt đầu một dự án, tuy nhiên sẽ không có giai đoạn về sau.
Tỷ lệ giữa chi phí và lãi cùng với sự phân tích chủ quan của các chi phí và lãi khụng rừ ràng, khụng đầy đủ được so sỏnh đối chiếu với cỏc đề cương dự ỏn tương tự. Những đề cương có các chỉ số lãi nhỏ so với chi phí sẽ bị loại bỏ.
Những đề cương còn lại sẽ được đánh số thứ tự theo mức độ quan hệ giữa chi phí và lãi.
Các chi phí chi tiết có thể ước tính cho các nhu cầu về phần cứng và phần mềm sử dụng cho việc lạp bản đồ. Trong hệ thống thông tin đất các chi phí rất khó xác định. Một số chi phí tương đối cố định, nhưng cũng có một vài hạng mục chi phí lại thường xuyên biến đổi phụ thuộc vào khối lượng của các thành phần trong hợp đồng hay dự án và các giải pháp hoạt động.
2. Các vấn đề thường gặp trong việc xác định chi phí
-Sự đa dạng, thay đổi giữa các vùng khác nhau, sự khác nhau trong bản chất và phức tạp của các hình thức sử dụng, sở hữu, cho thuê đất, hệ thống thông tin đất có sẵn và hoàn cảnh môi trường.
- Sự thiếu các báo cá về thời gian và viêc sử dụng các chi phí.
- Rất khó tách biệt các chi phí về việc xây dựng thông tin ra khỏi các chi phí tổng thể.
- Việc nhất trí các chi phí chung giữa các cơ quan nhà nước rất khó khăn.
- Các mô hình thường chỉ tính đến các chi phí sản xuất ban đầu và không bao gồm các chi phí về cập nhật, bảo dưỡng và chi phí đào tạo.
3. Một số các chi phí cụ thể:
a. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
b. Đào tạo cho các cán bộ, công chức trong hệ thống.
c. Chi phí xây dựng cơ sở dữ liệu d. Một số chi phí khó xác định
5.3. Phân tích chi phí và lãi
5.3.1. Mục đích phân tích chi phí và lãi
- Phân tích chi phí lãi cho phép sự so sánh giữa các giải pháp khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề.
- Khối lượng công việc lớn cần được tiến hành một khi đã có sự phân tích chi phí và lãi đảm bảo.
- Tất cả các chương trình cần phải được kiểm tra thường xuyên và có sự đánh giá lại để đảm bảo tính hiệu quả liên tục và sự phù hợp của kỹ thuật với hoàn cảnh môi trường.
5.3.2. Một số loại lãi trong hệ thống thông tin đất đai
Trong hệ thống thông tin đất đai chúng ta thường gặp các lãi mà do hệ thống mang lại:
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm chi phí
- Lãi nội nghiệp một cách cụ thể bao gồm sự tiết kiệm thời gian tính theo giờ vào làm việc tìm kiếm, xử lý đữ kiệu, giảm bớt các nhu cầu về thiết bị, lưu trữ và tăng hiệu quả toàn diện.
- Lãi ngoại nghiệp một cách cụ thể sinh ra từ các dichi vụ tốt hơn cho phép giảm bớt các chi phí.
- Lói khụng rừ rệt giữa nội nghiệp và ngoại nghiệp 5.4. Hiệu quả của một hệ thống thông tin đất đai
- Hệ thống thông tin đất đai là công cụ hiện đại được xây dựng dựa trên những giải pháp khoa học- công nghệ tiên tiến, nhằm trợ giúp và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho công tác quản lý nhà nước các cấp về đất đai.
- Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng dựa trên những giải pháp công nghệ ArcGIS của hãng ESRI.
- Hệ thống thông tin đất đai gồm có các chức năng cơ bản như:
+ Đăng ký.
+ Quản lý biến động đất đai.
+ Quản lý quy hoạch.
+ Quản lý giá, thuế đất.
+ Đăng ký thống kê.
+ Quản lý theo quy trình
+ Hệ thống tham chiếu không gian.
+ Quản lý truy nhập.
+ Tăng cường năng lực quản lý nhà nước.
+ Quản lý và xử lý hiệu quả hơn các hồ sơ về đất.