1. MỤC ĐÍCH
Quy trình này giúp cho công tác nghiệm thu tất cả các giai đoạn thực hiện của dự án đạt yêu cầu về hiệu quả, chất lượng.
Kiểm soát tốt hồ sơ pháp lý và hồ sơ chất lượng của công trình 2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áo dụng cho tất cả các công việc trong quá trình áp dụng dự án:
- Nghiệm thu công việc xây dựng.
- Nghiệm thu hoàn toàn giai đoạn xây lắp.
- Nghiệm thu cung cấp và lắp đặt thiết bị.
- Nghiệm thu thử nghiệm máy móc thiết bị.
- Nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ.
Căn cứ nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính Phủ về bổ sung một số điều của Nghị Định 209.
TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.
4. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 4.1 Quy định chung:
Trách nhiệm của nhà thầu: phải tồ chức nghiệm thu nội bộ các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất, bộ phận công trình, các hạng mục công trình và công trình trước khi yêu cầu Chủ đầu tư nghiệm thu.
Trách nhiệm của Ban quản lý dự án và Chủ đầu tư: tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu cuả nhà thầu thi công xây dựng.
Các hạng mục công trình hoàn thành và các công trình hoàn thànhchỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi Chủ đầu tư nghiệm thu.
4.2 Trình tự nghiệm thu:
Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:
• Nghiệm thu từng công việc trong quá trình thi công xây dựng.
• Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đọan thi công xây dựng.
• Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình để đưa vào sử dụng.
4.2.1 Nghiệm thu công việc xây dựng:
_ Căn cứ để nghiệm thu:
• Hồ sơ thiết kế đã được Chủ đầu tư phê duyệt và các thay đổi thiết kế đã được chấp nhận.
• Quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
• Điều kiện kỹ thuật.
• Các kết quả kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công.
• Nhật ký thi công, giám sát.
• Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu.
Nội dung và trình tự nghiệm thu
• Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị tĩnh tại hiện trường.
• Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường của nhà thầu để xác định chất lượng của cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trường.
• Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựngvà lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn và các điều kiện kỹ thuật.
− Các bên tham gia nghiệm thu
• Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo
4.2.2 Nghiệm thu bộ phận công trình,giai đoạn thi công xây dựng:
− Căn cứ để nhgiệm thu:
• Hồ sơ thiết kế đã được Chủ đầu tư phê duyệt và thay đổi các thiết kế đã được chấp nhận.
• Quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
• Điều kiện kỹ thuật.
• Các kết quả kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công.
• Nhật ký thi công, giám sát.
• Biên bản nghiệm thu công việc thuộc bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu.
• Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình.
• Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình của nôpị bô nhà thầu.
− Nội dung và trình tự nghiệm thu:
• Kiểm tra đói tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải.
• Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện.
• Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xay dựng.
− Các bên tham gia nghiệm thu:
Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cua công trình đã được phê duyệt , cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng.
4.2.3 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình,công trình để đưa vào sử dụng:
− Căn cứ để nghiệm thu:
• Hồ sơ thiết kế đã được Chủ đầu tư phê duyệt và thay đởi các thiết kế đã được chấp nhận.
• Quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng
• Điều kiện kỹ thuật.
• Các kết quả kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công.
• Nhật ký thi công, giám sát.
• Biên bản nghiệm thu công việc thuộc bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu.
• Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng.
• Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ.
• Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
• Biên bản nhgiệm thu hoàn thành hạng mục công trinh, công trình của nội bộ Nhà thầu thi công.
• Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành theo qui định.
− Nội dung và trình tự nghiệm thu:
• Kiển tra hiện trường
• Kiể tra bản vẽ hoàn công
• Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ, hồ sơ chất lượng.
• Kiểm tra kết qua thử nhgiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
• Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành.
• Kiểm tra quy trìng vận hành và quy trình bảo trì xây dựng.
− Các bên tham gia nghiệm thu:
• Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác sử dụng.
5. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN VÀ BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM:
• Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng.
• Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị.
• Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng.
• Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải.
• Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải.
• Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải.
• Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình để đưa vào sử dụng.
BẢNG TIẾN ĐỘ GIÁM SÁT