Giá trị và hạn chế trong quan niệm của I.Kant về “Vật tự nó”

Một phần của tài liệu Quan niệm của I. Kant về Vật tự nó trong Phê phán lý tính thuần túy (Trang 65 - 72)

Theo Hêghen, “Vật tự nó – cái trừu tượng rất đơn giản…Vật tự nó là sự trừu tượng khỏi mọi sự quy định (tồn tại cho cái khác), khỏi mọi quan hệ với cái khác, nghĩa là hư vô. Vậy “Vật tự nó” chỉ là một trừu tượng trống rỗng không có chân lý” [27, 115 – 116]. V.I.Lênin đã đánh giá sự phê phán đó của Hờghen là rất sõu sắc, và ụng chỉ rừ: “Vật tự nú núi chung là một sự trừu tượng trống rỗng và chết. Trong sự sống và sự vận động, tất cả mọi vật thể là

“tự do” và cũng là “vì những cái khác”, trong mối quan hệ với cái khác, vì nó chuyển hóa từ một trạng thái này sang một trạng thái khác” [26, 116]. Và, theo V.I.Lênnin “Phoiơbắc chê trách I.Kant không phải vì I.Kant thừa nhận vật tự nó mà vì I.Kant không thừa nhận tính hiện thực của vật tự nó, nghĩa là tính hiện thực khách quan. Vì I.Kant chỉ coi vật tự nó là tư tưởng đơn thuần, là “bản chất tưởng tượng” chứ không phải là “bản chất có thực tồn”, nghĩa là những bản chất thực tại, tồn tại thực sự, Phoiơbắc chỉ trích I.Kant vì I.Kant đã xa rời chủ nghĩa duy vật” [26, 243].

Trong tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy”, I.Kant đã chỉ ra phạm vi hạn hẹp của lý tính mà trước đó loài người cứ tưởng là vô tận. Luận điểm cơ bản trong đó là: “Có một vật tự nó” ở bên ngoài tầm nhìn lý tính của chúng ta,

63

chúng ta phải có cách nhận thức khác (ngoài lý tính) mới có thể hiểu được bản chất sâu xa của sự vật". Đồng thời trong tác phẩm này, I.Kant đã giới hạn khả năng nhận thức của con người, khi không lý giải được nguồn gốc của

“Vật tự nó” ông phải dựa vào thần học, và rơi vào thuyết bất khả tri luận.

Theo I.Kant nhận thức của con người là thông qua giác tính chỉ diễn ra trong phạm vi hiện tượng, không bước sang được lĩnh vực bản chất của sự vật và không thể nhận thức được “Vật tự nó”. Nhận thức của con người trong quan niệm của I.Kant bị giới hạn trong phạm vi các sự vật hiện tượng – cái biểu hiện bề ngoài của “Vật tự nó” chứ không thể nhận thức được bản chất của sự vật. Đây là một hạn chế trong quan niệm của I.Kant trong việc xác định giới hạn nhận thức của con người, trái hẳn với quan niệm của triết học Mác – Lênin. Triết học Mác – Lênin cho rằng nhận thức của con người vừa vô hạn vừa không vô hạn. Lịch sử quá trình nhận thức cho thấy không có gì con người không thể nhận thức được, chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi. Xét theo xu hướng phát triển của lịch sử thì nhận thức của con người là vô hạn, tức là nhận thức của con người không có giới hạn nào là cuối cùng mà con người không thể đạt tới.

Do không hiểu mối quan hệ giữa hiện tượng và bản chất, giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức, I.Kant đã đào một hố sâu ngăn cách, đã dựng lên một ranh giới đặc biệt giữa “thế giới hiện tượng” và “thế giới vật tự nó”.

Xét cho cùng, tính hai mặt trong triết học của I.Kant nói chung và quan niệm về “Vật tự nó” nói riêng bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử.

Thứ nhất: cho đến thời I.Kant, trong lịch sử triết học và trong tôn giáo, việc chứng minh sự tồn tại hợp lý của Chúa trời trong đời sống thế tục vẫn là một vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến bất đồng. Đây chính là trận địa bỏ trống cho chủ nghĩa vô thần thế kỷ XVII – XVIII công kích. Để cứu vãn tình thế

64

đó, và dung hòa tôn giáo với chủ nghĩa vô thần theo tinh thần duy tâm, I.Kant coi Thượng đế, Thế giới và Linh hồn bất tử là “Vật tự nó” không thể nhận thức được bằng tri thức, khoa học mà chỉ tin được bằng niềm tin tuyệt đối vô điều kiện mà thôi.

Thứ hai: cho đến thế kỷ XVIII, bản thân vấn đề mối quan hệ giữa hiện thực và tinh thần, hiện tượng và bản chất, cái riêng và cái chung, chủ thể và khách thể, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, vẫn là một vấn đề khá nan giải. “Vào thời I.Kant, Ph.Ăngghen viết, sự hiểu biết của chúng ta về những sự vật tự nhiên hãy còn khá vụn vặt, đến nỗi ở đằng sau một sự vật ấy người ta còn có thể cho rằng có một sự vật tự do bí ẩn đặc biệt nữa” [6, 539]. Chính I.Kant đã coi bí ẩn đó là bản chất, căn nguyên của sự vật, là nguyên nhân tối thượng tồn tại thực sự.

Thứ ba: Cũng như các nhà tư tưởng đương thời của một nước Đức quân chủ chuyên chế, triết học I.Kant không thoát khỏi áp lực từ phía chính thể Nhà nước và quyền lợi, địa vị cá nhân. Axmux, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về I.Kant đã từng nhận xét I.Kant là một nhà duy tâm trong đạo đức học và triết học lịch sử không phải vì lý luận nhận thức của ông là duy tâm. Ngược lại, lý luận nhận thức của là ông là duy tâm bởi vì quan điểm đạo đức và triết học lịch sử của ông mang tính duy tâm. Chúng ta thấy rằng hiện thực lịch sử nước Đức đương thời loại trừ khả năng không chỉ giải quyết thực tế mâu thuẫn hiện thực của đời sống xã hội mà còn loại trừ khả năng phản ánh một cách thích hợp những mâu thuẫn này trong lý luận.

Hiện thực lịch sử nước Đức thế kỷ XVIII – XIX đã dẫn các nhà tư tưởng đương thời, trong đó có I.Kant đến chỗ tìm cách hòa giải giữa chế độ cũ và chế độ mới, mong muốn thay đổi trật tự cũ bằng con đường tiệm tiến, cải lương chứ không phải bằng con đường cách mạng. Dấu ấn lịch sử thời

65

đại này còn in đậm mãi về sau trong các học thuyết triết học của các triết gia sau này.

Tuy còn một số hạn chế nhất định, song triết học I.Kant nói chung và học thuyết về “Vật tự nó” nói riêng đã có những giá trị to lớn, đóng góp đáng kể cho kho tàng văn hóa nhân loại. "Phê phán lý tính thuần túy" cũng đã khám phá ra một đề tài mới hiện nay rất cần được thảo luận cho sự tiến bộ của khoa học tự nhiên cần có một lý do khác hơn là lý do thực dụng, trong đó sự chính danh và giới ước khả năng của khoa học phải được truy xét trên nhiều lãnh vực. Và đối với triết học tinh thần (Philosophie des Geistes) cũng như với các khoa học nhận thức (Kognitionswissenschaften), Phê phán lý tính thuần túy là một chọn lựa khác lý thú so với những tham chiếu hiện nay thường hay viện dẫn lý thuyết nhị nguyên thể xác - linh hồn (Leib - Seele) của Descartes mà thật ra từ lâu lý thuyết này đã bị Phê phán lý tính thuần túy vượt qua" [20, XLI]. Quan niệm của I.Kant về “Vật tự nó” đã đặt ra giới hạn nhất định đối với khả năng nhận thức của con người, song nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa tích cực. Nó khẳng định sự tồn tại của các sự vật khách quan, bên ngoài chúng ta, khẳng định sự phức tạp, đầy nghịch lý trong quá trình nhận thức thế giới của con người cũng như mối quan hệ “con người – thế giới” nói chung. Thế giới này là vô cùng vô tận, đó là ngọn nguồn vô tận để con người không ngừng khám phá và tìm hiểu.

Trong thời đại khoa học tự nhiên bùng nổ như vũ bão hiện nay, có nhiều vấn đề khoa học tự nhiên con người vẫn chưa thể lý giải được. Về bản chất, thì tự bản thân nó không thay đổi, nhưng do nhận thức của con người chưa thể đạt tới. Các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tâm linh hiện nay còn nhiều vấn đề con người còn chờ đợi các thế hệ tương lai tìm lời giải đáp.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực tâm linh, hiện tượng lên đồng hay hiện tượng nhập hồn, và các khả năng nhìn thấu thế giới tâm linh của một số nhà ngoại

66

cảm đến nay khoa học chưa thể lý giải. Trong trường hợp này, "Vật tự nó"

của I.Kant đã đúng.

Trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định thì nhận thức của con người là có hạn. I.Kant đã xem xét nhận thức chỉ trong một giai đoạn nhất định, chưa có quan điểm phát triển đúng đắn, do vậy những hạn chế của ông là không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, quan niệm của I.Kant về bản chất và giới hạn của nhận thức cũng có những mặt hợp lý, có ý nghĩa tích cực đối với việc phát triển lý luận nhận thức đối với đương thời, cả đối với những giai đoạn lịch sử sau này.

Thứ nhất, I.Kant đó phõn biệt một cỏch rừ ràng nhận thức lý luận và nhận thức kinh nghiệm. Quá trình vận động biến đổi của nhận thức lý luận tuân theo những quy luật đặc thù của nó, không thể đồng nhất với nhận thức lý luận với nhận thức kinh nghiệm.

Thứ hai, bằng cách đặc biệt của mình, I.Kant đã nhấn mạnh đến vai trò của tư duy trừu tượng, hay của nhận thức lý tính đối với nhận thức cảm tính.

Nhận thức lý tính hướng dẫn nhận thức cảm tính, làm cho tri giác của con người mang tính tự giác, có phương hướng xác định, không như hành vi của động vật. Vì thế, ông nói: Trực quan thiếu khái niệm thì mù quáng.

Thứ ba, I.Kant nhấn mạnh đến vai trò của chủ thể con người trong quá trình nhận thức. Con người là chủ thể sáng tạo ra tri thức của mình chứ không phải chỉ tiếp nhận sự tác động của thế giới bên ngoài, không phải thụ động phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Về phương diện này có thể nói nhận thức luận của I.Kant có ý nghĩa phê phán rất tích cực đối với các hệ thống duy vật siêu hình thế kỷ XVIII trong lĩnh vực nhận thức luận. Chính vấn đề này đã được C.Mác đánh giá cao trong Luận cương về Phoiơbắc và được ông kế thừa và phát triển trong hệ thống lý luận của mình. C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vật

67

của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan. Thành thử mặt năng động được chủ nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được, đúng như là hoạt động hiện thực, cảm giác được” [2, 9].

Thứ tư, khi đưa ra quan niệm về “Vật tự nó”, bên cạnh việc thừa nhận giới hạn nhận thức của con người, I.Kant còn muốn khẳng định tính phức tạp, đầy mâu thuẫn của quá trình nhận thức thế giới của con người, cũng như mối quan hệ con người với thế giới nói chung. Vấn đề này hiện nay vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Quan niệm của I.Kant cũng là cơ sở cho nhiều quan niệm mới có giá trị nảy sinh.

Có thể nói, quan niệm của I.Kant chính là nền tảng để ông xây dựng hệ thống nhận thức luận của mình. I.Kant đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa tất yếu và tự do, đơn giản và phức tạp…Khi I.Kant thừa nhận rằng có một cái gì đó ở bên ngoài con người chúng ta thì ông là một nhà duy vật, nhưng khi ông tuyên bố rằng “Vật tự nó” là siêu nghiệm và không thể nhận thức được, ở thế giới bên kia thì I.Kant lại là một nhà duy tâm. Những quan điểm của ông đưa ra mang tính nước đôi. I.Kant đã là người đặt ra vấn đề chứ ông không phải là người đi giải quyết vấn đề. Như vậy, bên cạnh những hạn chế, thì quan niệm về “Vật tự nó” nói riêng và nhận thức luận của ông nói chung còn rất nhiều giá trị tích cực. Với hệ thống triết học của mình, I.Kant thực sự là người đặt nền móng cho sự ra đời nền triết học cổ điển Đức. Khi đưa ra quan niệm về “Vật tự nó” thì I.Kant đã tách rời thế giới hiện thực và nhận thức của loài người, loài người không thể nhận thức được thế giới vốn có, còn các kiến thức có được chỉ là những hình thức

68

tiên nghiệm. Chính kết quả này là một chấm phá của ông trong lý luận nhận thức, nó vừa phản ánh khả năng hạn chế trong lý giải khoa học sự thống nhất biện chứng giữa sự tồn tại khách quan của thế giới tự nhiên và khả năng nhận thức của con người. Khai thác những giá trị trong hệ thống triết học I.Kant để nhận thức và phát triển hơn nữa triết học Mác – Lênin là nhiệm vụ cần thiết trong giảng dạy và nghiên cứu triết học ở nước ta hiện nay.

Như vậy, quan niệm của I.Kant về "Vật tự nó" không phải không có những điểm hợp lý. Bởi thế giới này vô cùng tận, con người chưa thể khám phá hết được. Có những hiện tương mà hiện nay con người vẫn chưa thể lý giải được như hiện tượng lên đồng, hay những gì thuộc về thế giới tâm linh, những gì thuộc về vũ trụ bí ẩn, thực chất con người hiện nay vẫn chưa thể hiểu hết, và càng đi sâu tìm hiểu, con người càng khám phá ra rằng mình càng bất lực trước những hiện tượng tự nhiên đó. I.Kant đã có lý khi đặt ra vấn đề

"Vật tự nó", một nan đề mà cho đến tận ngày nay khoa học hiện đại vẫn phải công nhận, ông chỉ sai lầm trong cách giải quyết vấn đề của "Vật tự nó" mà thôi. Một phần hạn chế của I.Kant là do ảnh hưởng của khoa học tự nhiên được thời, của hoàn cảnh hiện thực nước Đức lúc bầy giờ và lối tư duy thời bấy giờ.

69

Một phần của tài liệu Quan niệm của I. Kant về Vật tự nó trong Phê phán lý tính thuần túy (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)