Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 105 - 112)

Vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rừ: tiếp tục hoàn thiện chớnh sỏch, phỏp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy vai trò những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt tôn giáo theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” [29, tr.81].

Tuy nhiên, nhận thức về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở nhiều nơi vẫn còn chưa đầy đủ, thống nhất theo quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện chính sách tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng còn có mặt hạn chất và bất cập; tình hình tôn giáo còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp.

Các thệ lực thù địch đẩy mạnh việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, gắn với vấn đề tôn giáo với dân tộc để chống phá Đảng, nhà nước ta.

Xuất phát từ đặc điểm, thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định trong thời gian qua đòi hỏi Đảng bộ Nam Định cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách tôn

giáo tại vùng Công giáo để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự phối hợp của các ban ngành, cán bộ thực hiện chính sách tôn giáo đối với vùng Công giáo tỉnh. Cần có biện pháp phối hợp với các tổ chức đạo Công giáo trong việc tuyển dụng, đào tạo nhà tu hành

Thực hiện đầy đủ, đúng đắn, nhất quán chính sách tôn giáo và chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương ở mọi lúc, mọi nơi. Tăng cường củng cố và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước về thực hiện chính sách tôn giáo. Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng pháp luật. Quản lý tôn giáo bằng pháp luật không phải là dùng pháp luật để hạn chế các hoạt động tôn giáo, mà dùng pháp luật để đảm bảo cho các tôn giáo được hoạt động bình thường theo chính sách tự do tín ngưỡng. Dùng pháp luật để hạn chế, xóa bỏ mọi vi phạm chính sách tôn giáo, cũng như lợi dụng tôn giáo để làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Kiên quyết xử lý những kẻ cầm đầu, lợi dụng tôn giáo để hoạt động gây mất ổn định, có tính chất truyền đạo trái phép. Chú ý vừa giáo dục, vừa cảm hóa những đối tượng ngộ nhận, nhẹ dạ, cả tin theo kẻ xấu, tránh phân biệt đối xử. Đối với những phần tử ngoan cố vi phạm pháp luật phải kiên quyết đấu tranh, xử lý theo đúng pháp luật, trên cơ sở tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quần chúng tích cực. Song phải đề cao cảnh giác, chống việc lợi dụng tôn giáo.

Trong giải quyết và xử lý các vấn đề tôn giáo, cần có thái độ bình đẳng, hết sức tế nhị. Tránh thô bạo, chủ quan, nóng vội, khắt khe, gây phiền hà;

không gò ép, thành kiến, áp đặt; không lạm dụng biện pháp hành chính. Khi xử lý các vấn đề tôn giáo cần lấy công tác vận động quần chúng tín đồ là chính, kết hợp tranh thủ giáo sỹ, cảm hóa giáo quyền. Mặt khác cần quan tâm

đến tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị của tổ chức tôn giáo, chấm dứt tình trạng đùn đẩy cho nhau vì đây chính là một kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng.

Kiện toàn Ban Tôn giáo các cấp đủ mạnh về trình độ và phẩm chất.

Đầu tư trang thiết bị, các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho thực hiện chính sách tôn giáo có hiệu quả. Cụ thể là cần tăng thêm kinh phí, chú trọng mở các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm thực hiện chính sách tôn giáo và cốt cán cơ sở, đồng thời bố trí ổn định lâu dài, không nên xáo trộn về mặt tổ chức. Đồng thời phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, có trình độ am hiểu về tôn giáo và nắm vững chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước để giúp cho việc thực hiện chính sách tôn giáo và giải quyết các vấn đề tôn giáo đúng đắn, nhanh chóng và kịp thời.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm của nhân dân và cán bộ trong tỉnh về chính sách tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo Nam Định hiện nay

Trong bất kỳ lĩnh vực công tác nào, nếu không nắm vững đường lối chủ trương, chớnh sỏch của Đảng và Nhà nước; khụng xỏc định rừ và bàm sỏt mục tiêu thì khi thực hiện dễ bị chệch hướng. Trong công tác vận động đồng bào giáo dân thì việc nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo là vấn đề hết sức cần thiết. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải được coi là công tác trọng tâm nhằm trang bị cho cán bộ, đảng viên, quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo những nội dung cơ bản về đường lối, chính sách, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và quy định của luật pháp có liên quan đến tôn giáo. Điều này đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải thường xuyên học tập và quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về thực hiện chính sách tôn giáo trong tình hình mới.

Quan điểm của Đảng nờu rừ: “Tớn ngưỡng, tụn giỏo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghiã xã hội ở nước ta”. Do đó, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài và nó có thể đồng hành cùng với chủ nghĩa xã hội, yêu cầu phải có cách ứng xử với tôn giáo phù hợp, phải nhìn nhận tôn giáo như một thực tại xã hội, có những nhân tố khách quan trong sự tồn tại của nó, có yếu tố tích cực và tiêu cực. Từ nhận thức mới này cần từng bước khắc phục nhận thức thiển cận về tôn giáo, xóa bỏ mặc cảm, phân biệt đối xử với tôn giáo, chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của dân tộc; phát huy truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội; tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của công dân; không xúc phạm tới tình cảm tôn giáo;

giải quyết kịp thời những nhu cầu tôn giáo chính đáng của đồng bào có đạo.

Chú trọng tới công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, đôc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng.

Đồng thời, cần nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, toàn diện các hoạt động của tụn giỏo, phõn biệt rừ đõu là hoạt động tụn giỏo thuần tỳy, đõu là việc lợi dụng tôn giáo.

Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động quần chúng xây dựng lực lượng chính trị cơ sở ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định Thường xuyên chăm lo củng cố và xây dựng hệ thống chính trị ở vùng Công giáo tập trung là việc làm cần thiết đối với thực hiện chính sách tôn giáo. Cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm

chất cách mạng, trình độ chuyên môn, năng lực công tác cho cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ đảng viên là người Công giáo; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt cơ sở ở vùng giáo đáp ứng nhu cầu công tác trước mắt và lâu dài. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác để họ yên tâm và nhiệt tình công tác.

Đồng thời việc xây dựng lực lượng tiên phong, gương mẫu trong giáo dân làm nòng cốt cho công tác vận động là một việc làm hết sức quan trọng và cần được duy trì thường xuyên hơn. Lực lượng này là những giáo dân tích cực, có giác ngộ chính trị, có nhận thức, trình độ nhất định; có tâm huyết với phong trào chung, lực lượng này là chỗ dựa khá vững chắc cho các cấp ủy các cấp ở địa phương khi tiến hành thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng giáo.

Lực lượng nòng cốt thực hiện tốt thì đồng bào giáo dân sẽ thực hiện theo.

Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để xây dựng được lực lượng tiên phong gương mẫu. Muốn xây dựng được lực lượng này cần lựa chọn giáo dân tiến bộ, có tri thức có điều kiện về thời gian nhất định và phải tin tưởng họ. Mặt khác phải thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của tất cả những người làm công việc đó nhằm tạo ra niềm tin của lực lượng này đối với cấp ủy đảng cơ sở, với cán bộ đảng viên, cao hơn là đối với Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt khi xây dựng lực lượng tiên phong, gương mẫu làm nòng cót cho công tác vận động đồng bào công giáo cần lưu ý: tuyệt đối tránh sự mặc cảm, đố kỵ, phân biệt đối xử với họ (kể cả khi họ chưa hoàn thành nhiệm vụ), ngược lại phải thường xuyên gần gũi, động viên, kiên trì khích lệ họ.

Thứ tư, phát triển kinh tế xã hội ở vùng Công giáo tỉnh

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng bộ tỉnh xác định nếu không chăm lo, đảm bảo được đời sống vật chất cho nhân dân nói chung và tín đồ Công giáo nói riêng thì sẽ khó có được sự ủng hộ, đoàn kết của đồng bào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Để công tác tuyên

truyền vận động đồng bào Công giáo thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả thì trước tiên cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm, giúp đỡ quần chúng nhân dân nói chung, đồng bào Công giáo nói riêng phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân được nâng lên sẽ là tiền để quan trọng cho sự ổn định chính trị ở địa phương. Đồng bào Công giáo sẽ hiểu có được điều đó là do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chứ không phải là từ một thế lực siêu nhiên nào khác. Từ đó niềm tin của giáo dân với Đảng, với chế độ sẽ được củng cố, giáo dân sẽ tích cực tham gia các phong trào cách mạng của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Từ nay với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui, việc đấu tranh giành thống nhất thống nhất Tổ quốc, giữ hòa bình càng chóng thắng lợi như bài hát "Sáng danh Thiên Chúa trên các tầng trời, hòa bình cho người lành dưới thế”.

Đối với quần chúng, tín đồ cần có các giải pháp khơi dậy truyền thống yêu nước, cách mạng để từ đó phát huy tinh thần tự lực tự cường, vươn lên làm giàu, không cam chịu thân phận khó nghèo. Thông qua các các chương trình xóa đói giảm nghèo, “đền ơn đáp nghĩa”, các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “dân số kế hoạch hóa gia đình”, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện,... Qua đó làm quần chúng tín đò gắn bó với cộng đồng, quê hương đát nước, tích cực lao động sản xuất nâng cao đời sống.

Các ban ngành, chính quyền cần quan tâm đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình muc tiêu quốc gia, giúp đồng bào đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân địa phương. Khi đã có dự án đầu tư cần tổ chức chu đáo và chặt chẽ để không bị thất thoát, giảm sút chất lượng đầu tư, đặc biệt là không để làm mất

lòng tin của giáo dân. Có như vậy thì thực hiện chính sách tôn giáo mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ năm, tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng Công giáo

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo cần đòi hỏi nhanh chóng xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên trách; hình thành mạng lưới quản lý Nhà nước đến tận cấp cơ sở.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức của cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về tôn giáo, ở cấp cơ sở cần bố trí cán bộ chuyên trách, không nên bố trí kiêm nhiệm nhiều công tác như hiện nay.

Đối với cán bộ chuyên trách đang làm công tác tôn giáo, cần có sự rà soát và bố trí cho phù hợp với mỗi công việc cụ thể. Trong việc tuyển chọn, điều động cán bộ làm làm công tác tôn giáo cần phải xuất phát từ tính chất, yêu cầu của công tác này. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nhạy cảm và phức tạp nên cán bộ làm công tác này phải là những người có trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề. Mạnh dạn thay thế cán bộ năng lực yếu, uy tín thấp, có quan điểm không đúng trong thực hiện chính sách tôn giáo.

Đội ngũ làm làm công tác tôn giáo không chỉ cần có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo mà còn có phương pháp vận động quần chúng, được trang bị tri thức của nhiều ngành khoa học khác. Đồng thời họ phải am hiểu đến mức sâu sắc giáo lý, giáo luật của các tôn giáo nói chung và của Công giáo nói riêng. Do đó cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên kiến thức về tôn giáo cho cán bộ chuyên trách thực hiện chính sách tôn giáo như mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn tại tỉnh cho những cán bộ làm công tác này ở các cấp, các ngành, các địa phương. Bên cạnh đó cần có kế hoạch đào tạo cơ bản, chuyên sâu đối với cán

bộ thực hiện chính sách tôn giáo. Để họ có kiến thức sâu về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo, Tỉnh cần có quy hoạch cụ thể và cử cán bộ đi tham gia các khóa đào tạo cử nhân, cao học, nghiên cứu sinh về chuyên ngành tôn giáo và tín ngưỡng.

Cần có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Thực hiện chính sách tôn giáo là loại hình công tác khá phức tạp và vất vả, song thu nhập của đội ngũ làm công tác này hiện nay lại rất thấp, vì vậy phải lưu ý quan tâm đến đời sống của họ. Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên họ chưa yên tâm công tác. Để động viên kịp thời tới đội ngũ này, Tỉnh cần có sự quan tâm và giành khoản ưu đãi đặc biệt cho đội ngũ này.

Thứ sáu, tiếp tục tạo điều kiện cho các tín đồ Công giáo sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật và nghi lễ của hội thánh ở vùng Công giáo.

Mở rộng việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo điểm, nhóm, hội đoàn tại vùng giáo. Đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm theo pháp luật hoạt động truyền đạo trái phép và các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo phá hoại đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tới an ninh khu vực và cả nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)