3.2.1. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của các cấp ủy đảng tới thực hiện chính sách tôn giáo nói chung và thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng Công giáo nói riêng.
Hai là, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách tôn giáo từ bộ máy chính quyền đến khối Dân vận, Mặt trận đoàn thể. Thường xuyên cử cán bộ đi học, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm. Trong công tác cán bộ tôn giáo cần có chủ trương tuyển chọn cán bộ chuyên viên đã
qua chuyên ngành đào tạo xã hội nhân văn, các ngành luật,... để tạo nền móng cơ bản, thuận lợi trong công tác cũng như trong quá trình đào tạo lâu dài.
Trước hết đối với cán bộ thuộc các ban tôn giáo, phòng tôn giáo cần quan tâm hơn đến việc cử cán bộ đi học tại Học viện chuyên ngành thực hiện chính sách tôn giáo sau đó mở rộng ra các ban ngành khác như Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội, các ngành có liên quan đến tôn giáo. Vì so đến nay, với tình hình tôn giáo, so với yêu cầu, nhiệm vụ của thực hiện chính sách tôn giáo tỉnh và địa phương thì công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ba là, thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ, đảng viên vùng có đông đồng bào có đạo hiểu biết và thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về thực hiện chính sách tôn giáo;
Bốn là, tái lập lại ban Tôn giáo chính quyền tỉnh Nam Định (cơ quan ngang sở) để tham mưu công tác quản lý Nhà nước cho UBND tỉnh một cách trực tiếp, chuyên sâu. Cần thành lập phòng làm thực hiện chính sách tôn giáo trước hết tại các huyện trọng điểm về Công giáo (Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Nam Trực);
Năm là, tuyển dụng sinh viên là người Công giáo về làm thực hiện chính sách tôn giáo. Tuyển dụng một số lãnh đạo cấp xã là người Công giáo để làm thực hiện chính sách tôn giáo ở các cơ quan tôn giáo cấp trên.
Sáu là, tình hình tôn giáo trên địa bàn Tỉnh luôn diễn ra nhanh chóng và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy việc kịp thời nắm bắt thông tin để chủ động tiến hành công tác vận động là hết sức cần thiết. Đề nghị định kỳ hàng tháng Tỉnh ủy tổ chức giao ban giữa các ngành có liên quan gồm Ban Dân vận Tỉnh ủy, MTTQ, Công an tỉnh và Sở Nội vụ để định hướng, phối hợp, cung cấp thông tin nhằm làm tốt hơn công tác vận động đồng bào có đạo.
Hàng năm cần tổng kết, rút kinh nghiệm, dự báo đánh giá tình hình về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở với sự tham gia đầy đủ của các ban ngành chức năng.
Bảy là, chú trọng công tác phối hợp trong xây dựng quy chế làm việc, trong đó có thực hiện chính sách tôn giáo. Phát huy đảm bảo vai trò trách nhiệm của các ban, ngành trong công tác tham mưu, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo theo chức năng của ngành mình; chỉ đạo công tác phối hợp với các ngành chức năng để trao đổi thông tin, chủ động triển khai đồng bộ mọi lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp trong mọi hoạt động của thực hiện chính sách tôn giáo; thường xuyên chỉ đạo rút kinh nghiệm về việc quản lý đảng viên tham gia sinh hoạt tôn giáo và phát triển đảng viên gốc giáo.
UBND dân tỉnh cần kiến nghị với trung ương chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác đối ngoại trên lĩnh tôn giáo để có biện pháp tích cực ngăn chặn việc hình thành các hoạt động cấu kết chống phá của nhóm tôn giáo người Việt Nam ở nước ngoài đối với nước ta.
Tám là, hàng năm trong kế hoạch ngân sách phải xây dựng nguồn kinh phí bảo đảm để phục vụ thực hiện chính sách tôn giáo. Tăng cường bổ sung, bố trí trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho lực lượng làm thực hiện chính sách tôn giáo từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.
Chín là, tôn giáo là vấn đề mang tính xã hội rộng lớn, cần phải thường xuyên nghiên cứu một cách khoa học, từ đó mới có thể đề ra được các giải pháp mang tính khả thi. Hiện nay chưa có một đề tài, công trình khoa học nào nghiên cứu về công tác vận động đồng bào Công giáo tỉnh Nam Định một cách bài bản, công phu. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở KHCN tỉnh giành một nguồn kinh phí nhất định cho công tác nghiên cứu khoa học về thực hiện chính sách tôn giáo của tỉnh Nam Định.
3.2.2. Đối với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các ban ngành chức năng có liên quan
Một là, qua các nhiệm kỳ Đại hội, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội cần quan tõm theo dừi rốn luyện, giới thiệu cỏc thành viờn cú năng lực,
đặc biệt chú trọng về cơ cấu độ tuổi hợp lý, phẩm chất đạo đức, có uy tín cá nhân, có tác phong quần chúng làm thực hiện chính sách tôn giáo.
Hai là, xây dựng kế hoạch để thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm thực hiện chính sách tôn giáo của Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở.
Tuyển chọn những cán bộ trẻ đã được đào tạo cơ bản về tôn giáo, có tâm huyết với nghề nghiệp về làm việc tại Ban Tôn giáo Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Nên sử dụng người Công giáo làm thực hiện chính sách tôn giáo. Bố trí để cán bộ đương nhiệm tại Ban Tôn giáo được đi đào tạo chuyên ngành tôn giáo sau đại học tại Học viên Chính trị, Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ba là, có kế hoạch để xây dựng mạng lưới cốt cán của Mặt trận tại vùng đồng bào có đạo. Các đoàn thể cần quan tâm đến hội viên là tín đồ có đạo, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ, phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở làm nòng cốt ở vùng đồng bào Công giáo tập trung;
Bốn là, các đoàn thể cấp huyện, thành phố tiếp tục công tác phối hợp với phòng tôn giáo chính quyền cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, về tình hình thực hiện chính sách tôn giáo trong tình hình mới.
Những giải pháp và kiên nghị trên chủ yếu đề cập đến vai trò, chức năng làm thực hiện chính sách tôn giáo của cả hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạng đến nhân tố lãnh đạo, công tác quản lý nhà nước và đến đội ngũ trực tiếp làm công tác này. Để thực hiện các giải pháp đó cần có sự chỉ đạo phân công cụ thể, như thế mới tạo ra sức mạnh tổng hợp. Quá trình tổ chức thực hiện cần tăng cường công tác kiểm tra và nghiêm túc lắng nghe ý kiến của quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Có thế mới tạo ra sự đồng tình từ phía nhân dân, mới làm cho thực hiện chính sách tôn giáo nói chung và đối với vùng giáo trên địa bàn tỉnh nói riêng đạt hiệu quả cao
3.2.3. Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương
Một là, phối hợp với Ban dân vận trung ương và các cơ quan hữu quan tăng cường chỉ đạo công tác tổng kết thực tiễn về thực hiện chính sách đối với tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng; biên soạn tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Công giáo.
Hai là, định kỳ tổ chức tập huấn chuyên đề về thực hiện chính sách tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm thực hiện chính sách tôn giáo
Ba là, đề xuất các cơ quan hữu quan về tăng cường chế độ đãi ngộ, thù lao cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng ở các cấp cơ sở;
Bốn là, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, quan điểm của Đảng ta là “các tôn giáo đều bình đẳng”, đề nghị Ban Tôn giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương cân đối việc tuyên truyền hoạt động của củc tôn giáo. Tránh như những năm qua các cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, thị hiếu dẫn đến tuyên truyền quá nhiều cho ngày lễ Noel của Công giáo, từ đó chú ý sự thu hút của công luận quá sức cần thiết.
3.2.4. Đối với Chính phủ
Một là, nghiên cứu tiến tới xây dựng hệ thống pháp luật về các hoạt động tôn giáo. Cần sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, cần một số điều khoản riêng cho từng tôn giáo. Cần sửa đổi bổ sung luật đất đai trong đó có nhiều điểm riêng để điều chỉnh đất đai tôn giáo và liên quan đến tôn giáo
Hai là, tăng cường công tác đối ngoại trong lĩnh vực tôn giáo để thế giới hiểu đúng về tình hình tôn giáo, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và nhân quyền để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Ba là, có chính sách quan tâm, đầu tư, đào tạo cán bộ làm thực hiện chính sách tôn giáo đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Bốn là, tăng cường ngân sách, điều kiện vật chất cho các phong trào, ban phụ trách thực hiện chính sách tôn giáo.
Năm là, Nhà nước cần phõn cấp rừ ràng thực hiện chớnh sỏch tụn giỏo cho chính quyền, nhất là cấp cơ sở; sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự, các sinh hoạt tôn giáo bình thường và bất thường, hội đoàn, từ thiện xã hội, tổ chức bộ máy, Hội đồng giáo xứ trong việc chia, tách, thành lập giáo xứ.