Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CƠ SỞ PHÁP LÝ-THỰC TRẠNG-GIẢI PHÁP (Trang 30 - 38)

trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

Xét về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS), bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã qui định có tính chất giảm nhẹ hơn so với BLHS năm 1985. Tuy nhiên điều luật qui định tuổi chịu TNHS trong BLHS hiện hành vẫn còn có điểm chưa hợp lý. BLHS qui định người vừa từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tộ phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt quan trọng. Có nghĩa là người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi này có thể bị truy cứu TNHS về bất kỳ tội phạm nào nếu đó là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điểm bất hợp lý nầy thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Về mặt lý luận, vì đế có được mục đích chống chính quyền nhân dân đòi hỏi người phạm tội hình thành ý thức giai cấp, ý thức chính trị rõ ràng. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có năng lực nhận thức hạn chế, kinh nghiệm sống ít thì không thể đáp ứng được yêu cầu trên.

Về thực tiễn:

Thực hiện quyền đấu tranh chống các tội phản cách mạng trước đây, và nay là các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, đòi hỏi người phạm tội phải có ý thức chính trị rõ ràng. Vì vậy, việc cân nhắc điều kiện tuổi của họ phải rất thận trọng. Có trường hợp người thực hiện tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm hại an ninh quốc gia, đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi, chưa có ý thức chính trị rõ ràng không bị xử lý về hình sự.

Hơn nữa, đối với một số tội phạm, do tính chất đặc biệt của chủ thể như: Chủ thể là người có chức vụ quyền hạn, là quân nhân, là người đã thành niên…thì người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không thể có những đặc điểm này.

Từ những căn cứ phân tích trên, ta chỉ nên qui định buộc người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS đối với những hành vi mà họ có khả năng thực hiện được.

Một vấn đề nữa liên quan đến tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên phạm tội đó là việc xác định tuổi của người phạm tội. Việc xác định một cách chính xác tuổi của người phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định tội phạm và TNHS của họ. Trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định có phạm tội hay không phạm tội cũng như có phải chịu TNHS hay không phải chịu TNHS.

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, qua trình vận dụng qui định về tuổi chịu TNHS có những vướng mắc nhất định đòi hỏi phải được giải quyết về mặt lý luận.

Theo qui định tại Điều 12 BLHS năm 1999, tuổi chịu TNHS là tuổi tính tròn. Nhưng vấn đề đặt ra là đột tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hay 16 tuổi đó được tính từ thời điểm nào?

Trường hợp chúng ta có đủ điều kiện xác định chính xác ngày tháng năm sinh (thông thường qua giấy khai sinh) thì việc tính tuổi không có điều gì cần bàn. Nhưng thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay cho thấy, có rất nhiều trường hợp không có căn cứ xác định chính xác ngày sinh, tháng sinh thậm chí cả năm sinh của người chưa thành niên có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Giải quyết những tình trạng này, nghị quyết số 02 ngày 5-1-1986 của Hội đồng thẩm vấn tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã khẳng định “

Trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng, và nếu cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định là ngày cuối cùng của năm sinh”. Có

thể nói việc đưa ra cách tính tuổi nêu trên hoàn toàn là sự áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.

Quán triệt nguyên tắc này tại công văn số 81 ngày 10 tháng 6 năm 2002, TANDTC lại một lần nữa cụ thể hóa cách xác định tuổi trong từng trường hợp cụ thể.

Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được cụ thể ngày nào, tháng nào của quí đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối

cùng của quí đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xngười chưa thành niên xét TNHS đối với bị can bị cáo.

Nếu xác định được cụ thể nửa năm đầu hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì lấy ngày 30 tháng 6 hay 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xngười chưa thành niên xét TNHS đối với bị can, bị cáo.

Tuy vậy các văn bản hướng dẫn này mới chỉ nêu ra cách xác định mốc thời gian để tính tuổi chịu TNHS khi không có đủ điều kiện xác định được chính xác ngày sinh hoặc tháng sinh, quí sinh mà chưa đề cập đến trường hợp có sự tranh chấp chính năm sinh của người chưa thành niên phạm tội. Thông thường đối với trường hợp này, người ta thường căn cứ vào kết quả giám định. Theo các cơ quan giám định Việt Nam thì đa số các trường hợp có thể xác định chính xác năm sinh, những trường hợp phức tạp thì xác định trong khoảng thời gian và độ sai số từ 1 đến 2 năm. Còn việc giám định để xác định tháng sinh, có trường hợp cho kết quả chính xác tới tháng, nhưng đa số trường hợp chỉ xác định trong một khoảng thời gian nhất định với mức sai số từ 3 đến 6 tháng. Như vậy việc xác định tuổi chịu TNHS trong trường hợp căn cứ vào kết quả giám định với mức sai số như trên chưa được pháp luật qui định. Trong những trường hợp như vậy, việc vận dụng để giải quyết thường chỉ mang tính tùy nghi.

Nhằm tăng cường nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính khoa học hợp lý trong việc xác định tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời nhằm tránh những qui định không phù hợp với thực tiễn như hiện nay, chúng tôi đề nghị cần qui định trực tiếp trong BLHS những tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể thực hiện được và thực tiễn chứng minh những tội phạm đó là những tội phạm mà người ở độ tuổi này thường hay thực hiện. Hơn nữa, TANDTC cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp không xác định được chính xác năm sinh mà phải căn cứ vào kết quả giám định theo hướng việc xác định đó dựa trên nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.

Chưa giải quyết được nguyên nhân, điều kiện phạm tội

Trong một số hình phạt không tước tự do áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, cũng như nhu cầu giáo dục của đối tượng này. Hình phạt cảnh cáo (khoản 1 Điều 72 BLHS) là một ví dụ. Hình phạt này thể hiện sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội. Khi hội đồng xét xử tuyên án xong, cũng có nghĩa rằng hình phạt được thi hành xong. Vì không có cơ chế theo dõi, hỗ trợ người chưa thành niên phạm tội thực sự nhận thức được lỗi lầm mình

gây ra, cho nên không phải lúc nào hình phạt cảnh cáo cũng phát huy hiệu quả. Hay như hình phạt tiền (Khoản 2 Điều 71 BLHS) cũng là vấn đề phải suy nghĩ. Hình phạt này đánh vào lợi ích vật chất của người phạm tội. Thế nhưng phần lớn người chưa thành niên phạm tội đều không có tài sản và chưa nhận thức đầy đủ giá trị đồng tiền. Do vậy, việc áp dụng hình phạt tiền đối với đối tượng này xngười chưa thành niên ra không hợp lý.

Nhiều chuyên gia pháp lý nhận xét, những chế tài pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội còn nặng về giam giữ. Cụ thể, trong số 6 chế tài áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội , chỉ có 2 chế tài có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đó là đưa vào trường giáo dưỡng hoặc tù có thời hạn. Cả hai chế tài này đều tước tự do của người phạm tội. Đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên, mặc dù 2/3 trên tổng số 6 chế tài luật quy định là chế tài không tước tự do (giáo dục tại xã phường, thị trấn và hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ), thực tế việc áp dụng các chế tài này có nhiều hạn chế. Một quan chức của Bộ Tư pháp cho biết, chính hiệu quả giáo dục, phục hồi thấp của một số hình phạt không tước tự do như đã phân tích ở trên có thể là một trong những nguyên nhân khiến toà án ngần ngại áp dụng những hình phạt này.

Ở khía cạnh khác, một số tội phạm và ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính (bảo kê mại dâm, môi giới mại dâm người chưa thành niên người chưa thành niên...) chưa rõ ràng. Ngoài ra, BLHS chưa quy định một tội danh riêng, cụ thể về sản xuất, tàng trữ, lưu hành những văn hoá phẩm có sử dụng hình ảnh người chưa thành niên người chưa thành niên để khiêu dâm, mà chỉ có một tội danh chung về truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy. Theo đó, việc xử lý hình sự chỉ đặt ra khi số lượng tang vật phạm pháp lớn, phổ biến cho nhiều người, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị kết án mà còn vi phạm. Như vậy, những hành vi sản xuất, tàng trữ, lưu hành văn hoá phẩm có sử dụng hình ảnh người chưa thành niên người chưa thành niên để khiêu dâm sẽ bị xử lý hình sự muộn hơn so với yêu cầu của Nghị định thư không bắt buộc về mua bán người chưa thành niên người chưa thành niên, mại dâm người chưa thành niên người chưa thành niên và văn hoá phẩm khiêu dâm người chưa thành niên người chưa thành niên, bổ sung Công ước Quyền người chưa thành niên người chưa thành niên.

Đại diện Bộ Tư pháp cho biết: mặc dù người chưa thành niên phạm tội dành hẳn một chương quy định về người chưa thành niên phạm tội , nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và bảo vệ người chưa

thành niên người chưa thành niên. Khi người chưa thành niên tham gia tố tụng với tư cách bị can, bị cáo, bị hại... dù ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề bảo vệ bí mật đời tư của người chưa thành niên, đặc biệt là người chưa thành niên người chưa thành niên là nạn nhân trong các vụ án hình sự chưa được quy định đầy đủ, gây tổn thương cho các người chưa thành niên trong quá trình tố tụng.

Vì vậy, việc tái hoà nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật phải được xngười chưa thành niên là khâu cuối cùng trong hệ thống tư pháp người chưa thành niên. Hiện nay, thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là sự thể hiện tính nhân đạo trong chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là biện pháp để góp phần ổn định an ninh và phòng chống tội phạm hữu hiệu.

Báo cáo tổng kết Ngành năm 2008, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) có quan điểm về vấn đề này như sau:

“Đối với bị cáo là người chưa thành niên, theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTHS) thì họ có người đại diện nhưng lại không ghi rõ ai là người đai diện cho họ nên thực tiễn xét xử có Tòa án xác định anh, chị, cô, dì, chú, bác....là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Có trường hợp người đại diện hợp pháp không tham gia phiên tòa mà ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa . Để việc xác định người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên được thống nhất, Tòa hình sự có ý kiến như sau:

“Trước hết, cần khẳng định người đại diện hợp pháp của bị cáo là

người đại diện đương nhiên chứ không phải là người đại diện theo ủy quyền. Nếu bị cáo còn bố mẹ, thì bố mẹ là người đại diện hợp pháp của bị cáo; nếu bị cáo không còn bố mẹ, thì Tòa án có thể xác định những người thân của bị cáo như: Ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh chị ruột của bị cáo là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Nếu bị cáo không còn người thân thích thì đại diện nhà trường Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức khác tham gia phiên tòa với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo”.

Trong thực tế, Cơ quan điều tra đều chấp hành những người khác ngoài cha mẹ như anh, chị, cô, dì, chú, bác của bị cáo là người đại diện gia đình. Nếu chấp nhận như trên, thì trái với quan điểm của Tòa Hình sự.

Việc chấp nhận như trên là không rõ ràng về mặt pháp luật, nên vẫn có nhiều quan điểm không đồng tình.

Vấn đề khi xét xử người chưa thành niên phải có đại diện gia đình,là vấn đề đang rất vướng mắc hiện nay. Tại mục 16 phần II Công văn

trường hợp không xác minh được lý lịch của bị cáo thì tại phiên tòa xét xử không nhất thiết phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường hoặc tổ chức xã hội...”.

Công văn trên chỉ hướng dẫn trong trường hợp không xác định được lí lịch của bị cáo, còn trong trường hợp xác định được lí lịch của bị cáo, nhưng gia đình bị cáo ở quá xa, không thể gửi giấy triệu tập được thì sẽ giải quyết thế nào? Thực tế, có những vụ án cơ quan chức năng không thể triệu tập được bất cứ người đại diện gia đình nào vì họ ở quá xa. Hồ sơ chuyển sang Tòa án, Tòa án cũng không triệu tập được. Trong những trường hợp này, Toàn án thường gửi giấy triệu tập thông qua bưu điện (vì không có điều kiện đi trực tiếp). Đến ngày xử không có mặt của đại diện gia đình, nên phải hoãn phiên tòa. Có nhiều vụ án phải hoãn phiên tòa nhiều lần mới xét xử được. Những trường hợp cán bộ Tòa án trực tiếp đi đến tận nơi để gửi giấy triệu tập, thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Trong trường hợp Toàn án không thể đi đến tận nơi trực tiếp được, thì Tòa án thường vận dụng linh hoạt bằng cách yêu cầu Đoàn thanh niên cử người tham gia tố tụng đại diện cho gia đình bị cáo và Tòa án tiến hành xét xử luôn. Nhưng việc Đoàn thanh niên tham gia như trên là không đúng với qui định của BLTTHS, bởi lẽ Đoàn thanh niên chỉ tham gia khi không có đại diện của gia đình bị cáo, chứ không tham gia trong trường hợp có đại diện của gia đình bị cáo là có, nhưng

không thể triệu tập họ được.

Khó khăn nhiều nhất là việc gửi văn bản tố tụng cho đại diện gia đình bị cáo trong trường hợp gia đình của bị cáo ở quá xa. Vấn đề này, luật chưa qui định hướng mở cho cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết như thế nào, nên thực tiễn áp dụng còn nhiều khó khăn. Vì vậy TANDTC cần đưa ra những qui định cụ thể cho Tòa án các nơi dễ và thống nhất thực hiện.

Về hiểu biết và đánh giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử:

Vấn đề đánh giá tâm lý, ý chí tội phạm của người chưa thành niên khi quyết định hình phạt, là vấn đề vô cùng khó khăn của Hội đồng xét xử. Mỗi

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CƠ SỞ PHÁP LÝ-THỰC TRẠNG-GIẢI PHÁP (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w