CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not defined.24 3.1Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của men vi sinh bổ sung vào thức ăn lên sinh trưởng và phân đàn của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm
3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần cho ăn, thời gian chiếu sáng trong ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 1,0 đến 3,5 cm
cm
3.2.1 Sinh trưởng và phân đàn
Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự ảnh hưởng tương tác giữa thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn lên sinh trưởng và sự phân đàn của cá (P>0,05).
Chiều dài, khối lượng và tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) không ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng (P>0,05), trong đó chiều dài, khối lượng, SGR của thời gian chiếu sáng 12 giờ và 18 giờ lần lượt là 28,97 – 28,06 mm, 1,08 – 1,11 g, 7,99 – 8,10%/ngày (bảng 2). Tuy nhiên, số lần cho ăn từ 2 – 8 lần/ngày lại ảnh hưởng lên sinh trưởng của cá (P<0,05), trong đó chiều dài (28,13 mm), khối lượng (1,00 g) và SGR (7,71%/ngày) thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức còn lại (bảng 2). Theo thời gian nuôi, sinh trưởng chiều dài và khối lượng cá tương đối đều và nhóm cho ăn từ 4 – 8 lần/ngày có xu hướng lớn nhanh hơn nhóm cho ăn 2 lần/ngày bắt đầu từ tuần thứ 2 (hình 1, 2).
Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả của Tucker và CTV (2006) nghiên cứu trên cá tráp đỏ (Pagrus auratus) giai đoạn giống cho rằng, thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn ảnh hưởng tương tác lên sinh trưởng của cá và việc tăng số lần cho ăn, cũng như kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ góp phần tăng tốc độ sinh trưởng của cá. Trong khi kết quả nghiên cứu lại trùng với kết quả của Ngô Văn Mạnh và Hoàng Tùng (2009), khi nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) giống trong mương nổi cho ăn từ 2 – 8 lần/ngày. Điều này có thể do tập tích hoạt động của mỗi loài cá là khác nhau, ở các loài cá chẽm và cá tráp ít hoạt động hơn, trong khi cá chim vây vàng lại hoạt động nhiều trong điều kiện có ánh sáng. Do vậy, việc kéo dài thời gian chiếu sáng và cho ăn quá nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến tiêu hao năng lượng của cá nhiều hơn làm cá chậm lớn.
12L:12D
0 5 10 15 20 25 30 35
1 8 15 22 29
Thời gian nuôi (ngày)
Chiều dài cá (mm)
12L:2F 12L:4F 12L:6F 12L:8F
18L:6D
0 5 10 15 20 25 30 35
1 8 15 22 29
Thời gian nuôi (ngày)
Chiều dài cá (mm)
18L:2F 18L:4F 18L:6F 18L:8F
Hình 3.5: Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18 giờ
(18L:6D).
12L:12D
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4
1 8 15 22 29
Thời gian nuôi (ngày)
Khối lượng cá (g)
12L:2F 12L:4F 12L:6F 12L:8F
18L:6D
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4
1 8 15 22 29
Thời gian nuôi (ngày)
Khối lượng cá (g)
18L:2F 18L:4F 18L:6F 18L:8F
Hình 3.6: Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18 giờ
(18L:6D).
Không có sự giao động lớn về chiều dài của cá chim vây vàng giống trong suốt quá trình nuôi.Tuy nhiên, sinh trưởng về khối lượng của cá chim vây vàng giống ở nghiệm thức 2F từ ngày thứ 22 trở đi có sự khác biệt so với 3 nghiệm thức còn lại và đạt thấp nhất.
Hệ số CV (%) thể hiện mức độ đồng đều về kích cỡ giữa các cá thể trong quần đàn. Hệ số CV không ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng (P>0,05). Tuy nhiên, số lần cho ăn/ngày lại ảnh hưởng lên hệ số này (P<0,05), nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày có hệ số CV (9.23%) cao nhất và CV có xu hương giảm khi tăng số lần
cho ăn.Trong suốt quá trình nuôi từ ngày thứ 8 ở các lô nghiệm thức 12L và ngày thứ 15 ở các lô nghiệm thức 18L trở đi có sự giao động lớn về hệ số phân đàn CV (bảng 2, hình 3).
Ở cá chim vây vàng, hệ số CV thường thấp hơn so với các loài cá dữ (có tính cạnh tranh cao), hệ số CV cao chỉ ảnh hưởng lên khả năng cạnh tranh thức ăn giữa cá thể lớn và nhỏ trong quần đàn, nhưng lại không ảnh hưởng lên tỷ lệ hao hụt do ăn thịt lẫn nhau như nhiều loài cá dữ khác.
Bảng 3.2: Sinh trưởng, phân đàn của cá chim vây vàng giống khi nuôi với thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn khác nhau.
Nghiệm thức SL (mm) CVSL (%) BW (g) SGRW (%/ngày) Nghiệm thức (n=3)
12L:2F 28,18 ± 0,148 8,79 ± 1,044 1,00 ± 0,007 7,72 ± 0,027 12L:4F 29,53 ± 0,242 7,57 ± 0,529 1,15 ± 0,038 8,26 ± 0,121 12L:6F 29,17 ± 0,109 7,25 ± 0,744 1,15 ± 0,023 8,26 ± 0,068 12L:8F 29,35 ± 0,318 7,43 ± 0,675 1,12 ± 0,009 8,14 ± 0,032 18L:2F 28,08 ± 0,117 9,66 ± 1,281 1,00 ± 0,042 7,71 ± 0,152 18L:4F 29,12 ± 0,142 7,40 ± 1,012 1,05 ± 0,022 7,90 ± 0,078 18L:6F 28,90 ± 0,115 7,60 ± 0,149 1,12 ± 0,030 8,15 ± 0,105 18L:8F 29,78 ± 0,260 6,53 ± 0,358 1,14 ± 0,028 8,22 ± 0,087 Thời gian chiếu sáng
(n=12)
12L:12D 29,06 a ± 0,098 7,76 a ± 0,403 1,11 a ± 0,014 8,10 a ± 0,046 18L:6D 28,97 a ± 0,098 7,80 a ± 0,403 1,08 a ± 0,014 7,99 a ± 0,046 Số lần cho ăn (n=6)
2F 28,13 a ± 0,139 9,23 b ± 0,570 1,00 a ± 0,019 7,71 a ± 0,065 4F 29,33 bc ± 0,139 7,49 a ± 0,570 1,10 b ± 0,019 8,08 b ± 0,065 6F 29,03 b ± 0,139 7,43 a ± 0,570 1,14 b ± 0,019 8,21 b ± 0,065 8F 29,57 c ± 0,139 6,98 a ± 0,570 1,13 b ± 0,019 8,18 b ± 0,065 Thời gian chiếu sáng *
số lần cho ăn (giá trị P) 0,191 0,730 0,129 0,140
Ghi chú:Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05);
12L:12D: chiếu sáng 12 giờ/ngày; 18L:6D: chiếu sáng 18 giờ/ngày; 2F, 4F, 6F và 8F lần lượt là số lần cho ăn 2, 4, 6 và 8 lần/ngày; SL: chiều dài kinh tế; CVSL: hệ số phân đàn; BW: khối lượng trung bình; SGRW: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng.
12L:12D
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0
1 8 15 22 29
Thời gian nuôi (ngày)
Hệ số CV (%)
12L:2F 12L:4F
12L:6F 12L:8F
18L:6D
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0
1 8 15 22 29
Thời gian nuôi (ngày)
Hệ số CV (%)
18L:2F 18L:4F
18L:6F 18L:8F
Hình 3.7: Hệ số phân đàn về chiều dài (CVSL) của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và
18 giờ (18L:6D).
3.2.2 Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số FCR
Thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn không ảnh hưởng lên tỷ lệ sống và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) cúa cá chim vây vàng giống (P>0,05), tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức chiếu sáng khác nhau từ 96,35 – 97,15%, FCR từ 0,94 – 0,96. Tỷ lệ sống của số lần cho ăn từ 2 – 8 lần/ngày từ 96,19 – 97,62%, FCR từ 0,94 – 0,97 và tỷ lệ sống có xu hướng tăng và FCR có xu hướng giảm khi tăng số lần cho ăn (bảng 3). Tuy nhiên, số lần cho ăn lại ảnh hưởng lên sinh khối cá nuôi, có sự ảnh hưởng tương tác giữa thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn lên sinh khối của cá (P<0,05), sinh khối thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày, và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức còn lại (bảng 3).
Từ kết quả của thí nghiệm trên cho thấy, việc kéo dài thời gian chiếu sáng không góp phần cải thiện tốc độ sinh trưởng, nâng cao tỷ lệ sống và giảm hệ số FCR của cá, chệ độ cho ăn từ 4 – 8 lần/ngày có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với cho ăn 2 lần/ngày. Do vậy, ương cá chim vây vàng giống từ giai đoạn mới sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp ở cỡ 28 - 34 mm chiều dài kinh tế (hoặc 35 – 40 mm chiều dài toàn thân) nên cho ăn 4 lần/ngày với chế độ chiếu sáng 12 giờ/ngày là hợp lý.
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chim vây vàng giống khi nuôi với thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn khác nhau.
Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Sinh khối (g/bể) FCR Nghiệm thức (n=3)
12L:2F 97,46 ± 1,145 101,83 ± 0,441 0,97 ± 0,007
12L:4F 97,78 ± 0,320 118,57 ± 4,167 0,92 ± 0,037
12L:6F 97,15 ± 1,454 117,83 ± 3,263 0,92 ± 0,026
12L:8F 96,19 ± 1,454 112,83 ± 0,736 0,96 ± 0,007
18L:2F 95,24 ± 2,519 99,33 ± 1,790 0,96 ± 0,020
18L:4F 94,60 ± 2,769 103,80 ± 1,114 1,01 ± 0,013
18L:6F 96,51 ± 1,144 113,60 ± 4,212 0,95 ± 0,039
18L:8F 99,05 ± 0,548 118,63 ± 3,503 0,94 ± 0,031
Thời gian chiếu sáng (n=12)
12L:12D 97,15 a ± 0,815 112,77 a ± 0,141 0,94 a ± 0,013 18L:6D 96,35 a ± 0,815 108,84 a ± 0,141 0,96 a ± 0,013 Số lần cho ăn (n=6)
2F 96,35 a ± 1,153 100,58 a ± 1,988 0,96 a ± 1,988 4F 96,19 a ± 1,153 111,18 b ± 1,988 0,97 a ± 1,988 6F 96,83 a ± 1,153 115,72 b ± 1,988 0,94 a ± 1,988 8F 97,62 a ± 1,153 115,73 b ± 1,988 0,95 a ± 1,988 Thời gian chiếu sáng * số lần
cho ăn (giá trị P) 0,302 0,018 0,198
Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05);
12L:12D: chiếu sáng 12 giờ/ngày; 18L:6D: chiếu sáng 18 giờ/ngày; 2F, 4F, 6F và 8F lần lượt là số lần cho ăn 2, 4, 6 và 8 lần/ngà; FCR: hệ số tiêu tốn thức ăn.