CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Bố trí lắp đặt hệ thống bể thí nghiệm
Bể ương cá thí nghiệm là bể composit hình tròn, màu đen, có thể tích 70 lít, đáy bể hình nón, bên trong sơn màu đen, bên ngoài màu xanh nước biển nhạt, có lỗ
• Không bổ sung vi sinh
• DIGES TÃO
• QM-BINDER+ QM-PROBIOTIC
• COMPOZYME
• LACTOBACILUS 1: 107CFU/g
• LACTOBACILUS 1: 109CFU/g
• LACTOBACILUS 2: 107CFU/g
• LACTOBACILUS 2: 109CFU/g
12L:2F 12L:4F 12L:6F 12L:8F 18L:2F 18L:4F 18L:6F 18L:8F
Các chỉ tiêu xác định :
• Sinh trưởng, phân đàn
• Tỉ lệ sống, hệ số FCR
Phân tích, kết luận và đề xuất ý kiến Thí nghiệm nghiên cứu
Men vi sinh bổ sung vào thức ăn
Số lần cho ăn trong ngày (2F;4F;6F;8F)
X
Thời gian chiếu sáng trong ngày
(12L;18L)
thoát nước phía dưới đáy bể. Số bể là 24 cái (với 8 nghiệm thức, 3 lần lặp) được nối với hệ thống lọc sinh học thể tích 2m3, nước được tuần hoàn với lưu lượng 5L/phút, che lưới chống cá nhảy ra ngoài. Bể thí nghiệm được xếp thành 2 dãy thẳng hàng, mỗi dãy 12 bể , 8 nghiệm thức, 3 lần lập được sắp xếp ngẫu nhiên.
Bể lọc sinh học tuần hoàn nước: thể tích 2m3, thể tích giá thể lọc là 1,2m3. Giá thể lọc là các mảnh vụn san hô, nhựa dẻo. Lượng nước lưu thông liên tục trong bể nuôi 1 – 3 phút/L, tùy vào giai đoạn cá mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Nguồn nước cấp vào bể được bơm từ biển đã qua quá trình xử lý bằng chlorine 5ppm và lọc cơ học. Trong mỗi bể đặt 1 viên đá sục khí để cung cấp oxy cho cá trong quá trình thí nghiệm.
Hình 2.2: Hệ thống bể thí nghiệm Hình 2.3: Bể lọc sinh học
Thức ăn: thức ăn tổng hợp NRD của công ty INVE – Thái Lan ( Protein 56%, Lipid 9%), cú kớch thước hạt từ 400 – 1200 àm tựy thuọc vào kớch thước cỏ.
Hình 2.4: Thức ăn tổng hợp NRD
2.4 Bố trí thí nghiệm
2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của men vi sinh bổ sung vào thức ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm Thí nghiệm được bố trí với 8 nghiệm thức với các loại men vi sinh bổ sung vào thức ăn tổng hợp nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng loại men vi sinh lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm.
Cá Chim vây vàng được ương trong bể xi măng hình vuông có thể tích 4,5m3. Khi cá ương được 35 ngày tuổi thì tiến hành phân cỡ cá có chiều dài kinh tế khoảng 3,0 cm, khối lượng từ 30 – 36g và đưa vào thí nghiệm với mật độ 50 con/bể.
Thức ăn sử dụng là NRD với cỡ hạt 800 - 1200 àm tựy vào cỡ cỏ, cho ăn 4 lần/ngày.
Các loại chế phẩm vi sinh được trộn vào thức ăn NRD:
DIGES TÃO:
Công dụng: bổ sung hệ vi sinh có lợi, khống chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, kích thích tiêu hóa tốt, ổn định đường ruột, phục hồi và giảm tổn thương trong hệ tiêu hóa, hấp thụ trực tiếp NH3 trong phân trước khi thải ra ngoài, làm giảm lượng NH3 trong ao nuôi.
Hình 2.5: Chế phẩm DIGES TÃO
Thành phần: Sacharomyces boulardii, Lactobacillus acudophilus, Bacillus subtilis. Hệ enzyme đường ruột: Protease, Amylase, Lipase, Glucanase, Cellulase, Hemicelluase, tas dược vừa đủ (đường Lactose ).
Liều dùng và cách sử dụng: 2gr cho 1kg thức ăn, dùng liên tục trong suốt quá trình nuôi, dùng dầu mực áo lại để tránh thất thoát thuốc tăng hiệu quả sử dụng.
QM-BINDER:
Hình 2.6: Chế phẩm QM-BINDER
Công dụng: bổ sung acid amin thiết yếu vào thức ăn, bọc viên thức ăn.
Thành phần: Lysin, Methionine, tinh bột lúa mì, chất mang (tinh bột lúa mì) vừa đủ.
Liều dùng và cách sử dụng: 100g QM-BINDER trong 1 lít nước sạch, sau đó tưới và trộn đều cho 10kg thức ăn, để yên 10 phút rồi cho ăn.
QM-PROBIOTIC:
Hình 2.7: Chế phẩm QM-PROBIOTIC Công dụng: kích thích tiêu hóa
Thành phần: Lactobacillus acudophilus, Bacillus subtilis, Sacharomyces boulardii, Sacharomyces cerevisiae, tá dược (Lactose) vừa đủ.
Liều dùng và cách sử dụng: trộn 50g QM-PROBIOTIC với 150g QM- BINDER trong 0,5 lít nước rồi áo lên viên thức ăn.Dùng 3g cho 1kg thức ăn.
COMPOZYME:
Hình 2.8: Chế phẩm COMPOZYME
Công dụng: Phân giải Protein thành acid amin, tinh bột thành đường đơn và đường đa, mỡ thành Glycerin và acid béo, Cellulose thành đường 5 Carbon
Thành phần: các men Protease, Amylase, Lactose, Lipase, Hemicellulose và các vi khuẩn có lợi: Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter, Aerobacter, Cellulomona.
Liều dùng và cách sử dụng: 2g/kg thức ăn
Chế phẩm vi sinh lactobacilus: gồm thành phần chủ yếu là vi khuẩn có lợi Bacillus do viện công nghệ sinh học Trường đại học Nha Trang sản xuất gồm 2 loại:lactobacilus 1(107CFU/g;109CFU/g) và lactobacilus 2(107CFU/g; 109CFU/g ).
Các nghiệm thức thí nghiệm: ( Thời gian thí nghiệm 21 ngày, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần)
- Nghiệm thức 1 (CT): không bổ sung vi sinh.
- Nghiệm thức 2 (DI):bổ sung chế phẩm DIGES TÃO ( 2g/kg thức ăn ).
- Nghiệm thức 3 (QM): bổ sung chế phẩm QM-BINDER ( 10g/kg thức ăn ) + QM-PROBIOTIC ( 3g/kg thức ăn ).
- Nghiệm thức 4 (CP): bổ sung chế phẩm COMPOZYME ( 2g/kg thức ăn ).
- Nghiệm thức 5 (P1.107) : bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 1: 107CFU/g ( 1ml/6g thức ăn ).
- Nghiệm thức 6 (P1.109): bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 1: 109CFU/g (1ml/6g thức ăn ).
- Nghiệm thức 7 (P2.107): bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 2: 107CFU/g (1ml/6g thức ăn ).
- Nghiệm thức 8 (P2.109): bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 2: 109CFU/g (1ml/6g thức ăn ).
Quản lý chăm súc, theo dừi tốc độ sinh trưởng, phỏt triển và tỉ lệ sống cỏ chim vây vàng giống:
Hàng ngày thay nước và siphon vào buổi chiều, lượng nước thay tùy thuộc vào mức độ dơ của nước, cân thức ăn vào buổi tối với khẩu phần ăn là 8% khối lượng thân ( sau đó mỗi ngày tăng 10% lượng thức ăn của ngày hôm trước và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo nhu cầu của cá).
Định kì 3 ngày kiểm tra các thông số môi trường (pH, độ mặn, độ kiềm, NH3-N, NO3, nhiệt độ, oxy hòa tan ) mỗi nghiệm thức lấy 1 bể làm đại diện.
Xác định tốc độ tăng trưởng: Đo chiều dài của cá giống bằng giấy đo kỹ thuật có độ chính xác 1mm, cân khối lượng của cá bằng cân điện tử, chính xác đến 0,1 mg.
Tỷ lệ sống : Đếm số cá còn lại trong bể sau khi kết thúc thí nghiệm.
Điều kiện môi trường : vì thí nghiệm sử dụng hệ thống tuần hoàn nước qua bể lọc sinh học, nên các yếu tố môi trường trong tất cả các bể là như nhau và tương đối ổn định.
Nhiệt độ: 23 – 27oC.
pH: 7,9 – 8,6.
DO: 4,2 – 5,3 ppm.
NH3-N: 0,5 – 2 mg/L.
Độ mặn: 32 – 33 ‰
Thu mẫu , xử lý số liệu: định kì hoặc 7 ngày kiểm tra sinh trưởng 1 lần, mỗi lần lấy mẫu mỗi bể 40 con để đo chiều dài và cân khối lượng toàn bộ mẫu rồi lấy giá trị trung bình. Khi kết thúc thí nghiệm lấy mỗi bể lấy 40 cá thể để đo và cân toàn bộ khối lượng cá rồi lấy giá trị trung bình.
2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần cho ăn, thời gian chiếu sáng trong ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 1,0 đến 3,5 cm
Thí nghiệm được bố trí với 8 nghiệm thức với các số lần cho ăn lần lượt là 2 lần/ngày, 4 lần/ngày, 6 lần/ngày, 8 lần/ngày kết hợp với 2 chế độ thời gian chiếu
sáng trong ngày lần lượt là 12h/ngày và 18h/ngày nhằm đánh giá ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 1,0 đến 3,5 cm.
Cá Chim vây vàng được ương trong bể xi măng hình vuông có thể tích 4,5m3. Khi cá ương tiến hành phân cỡ cá có chiều dài kinh tế khoảng 1 – 1,5 cm, khối lượng khoảng 1g và đưa vào thí nghiệm với mật độ 105 con/bể. Thức ăn sử dụng là NRD với cỡ hạt 400 - 800 àm tựy vào cỡ cỏ, cho ăn 4 lần/ngày.
Các nghiệm thức thí nghiệm: ( Thời gian thí nghiệm 28 ngày, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần)
- Nghiệm thức 1 (12L:8F): cho ăn 8 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 12h, tối 12h.
- Nghiệm thức 2 (12L:6F): cho ăn 6 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 12h, tối 12h.
- Nghiệm thức 3 (12L:4F): cho ăn 4 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 12h, tối 12h.
- Nghiệm thức 4 (12L:2F): cho ăn 2 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 12h, tối 12h.
- Nghiệm thức 5 (18L:8F): cho ăn 8 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 18h, tối 6h.
- Nghiệm thức 6 (18L:6F): cho ăn 6 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 18h, tối 6h.
- Nghiệm thức 7 (18L:4F): cho ăn 4 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 18h, tối 6h.
- Nghiệm thức 8 (18L:2F): cho ăn 2 lần/ngày với thời gian chiếu sáng 18h, tối 6h.
Ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm là ánh sáng từ đèn neon (40 W). Cường độ chiếu sáng giao động khoảng từ 350 – 450 lux. Để điều khiển chu kì quang, công tắc điện của hệ thống chiếu sáng được đóng mở hàng ngày vào những thời điểm xác định.
Quản lý chăm súc, theo dừi tốc độ sinh trưởng, phỏt triển và tỉ lệ sống cỏ chim vây vàng giống như ở thí nghiệm 1.
Bảng 2.1: Thời điểm cho ăn với các chế độ chiếu sáng và số lần cho ăn khác nhau Thời gian cho ăn
Chế độ chiếu sáng 12 giờ sáng: 12 giờ tối – 12L:12D (từ 06h00 – 18h00) 2F 08h00 17h00
4F 07h00 10h30 14h00 17h30
6F 07h00 09h00 11h00 13h30 15h30 17h30
8F 07h00 08h30 10h00 11h30 13h30 15h00 16h30 18h00 Chế độ chiếu sáng 18 giờ sáng: 6 giờ tối – 18L:6D (từ 06h00 – 24h00)
2F 08h00 20h00
4F 07h00 12h00 17h00 22h00
6F 07h30 10h30 14h00 17h00 20h00 23h00
8F 07h00 09h20 11h40 14h00 16h20 18h40 21h00 23h20
Ghi chú: 12L:12D: chiếu sáng 12 giờ/ngày; 18L:6D: chiếu sáng 18 giờ/ngày; 2F, 4F, 6F và 8F lần lượt là số lần cho ăn 2, 4, 6 và 8 lần/ngày
Điều kiện môi trường :
Nhiệt độ: 23 – 27oC.
pH: 7,9 – 8,6.
DO: 4,2 – 5,3 ppm.
NH3-N: 0,5 – 2 mg/L.
Độ mặn: 32 – 33 ‰
Thu mẫu , xử lý số liệu: định kì 7 ngày kiểm tra sinh trưởng 1 lần, mỗi lần lấy mẫu mỗi bể 10 con để đo chiều dài và cân khối lượng một mẫu (khoảng 30 – 40 con/mẫu) rồi lấy giá trị trung bình. Khi kết thúc thí nghiệm lấy mỗi bể lấy 20 cá thể để đo và cân toàn bộ khối lượng cá rồi lấy giá trị trung bình.
2.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu
2.5.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Định kì 3 ngày kiểm tra các thông số môi trường (pH, độ mặn, độ kiềm, NH3-N, nhiệt độ, oxy hòa tan ) mỗi nghiệm thức lấy 1 bể làm đại diện.
Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, chính xác đến 1 oC.
Oxy hòa tan đo bằng máy Oxy Guard Handy Gamma, chính xác đến 0,01mg/L.
Độ kiềm đo bằng test độ kiềm, chính xác đến 17 mgCaCO3/L.
Độ mặn của nước đo bằng tỷ trọng kế, chính xác đến 1‰.
pH được đo bằng test pH, chính xác đến 0,3.
2.5.2 Theo dừi xỏc định tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cỏ Định kì 7 ngày kiểm tra sinh trưởng 1 lần
Cân khối lượng cơ thể cá bằng cân điện tử, chính xác đến 0,1g.Cân lấy ngẫu nhiên trong bể 30 – 40 con/mẫu rồi lấy giá trị khối lượng trung bình.
Đo chiều dài cơ thể cá bằng giấy kẻ ô ly kỹ thuật, chính xác đến 1mm.
Cân thức ăn bằng cân điện tử, chính xác đến 0,1g.
2.5.3 Các công thức tính toán
a) Tỷ lệ sống (%) được xác định theo công thức :
b) Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng SGRW (%/ngày) được xác định theo công thức :
Trong đó:
SGRw : Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng SGRW (%/ngày)
c) Sự phân đàn CV (%) của cá được tính theo công thức:
Trong đó:
CV : Hệ số phân đàn.
S : Độ lệch chuẩn của khối lượng và chiều dài toàn thân.
d) Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá được xác định:
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 12.01 for window. Sử dụng hàm phân tích phương sai một nhân tố (oneway – ANOVA) và hai nhân tố (twoway – ANOVA) và Ducan test được sử dụng để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) của các thông số giữa các nghiệm thức trong từng thí nghiêm. Để đảm bảo giả định của phân tích phương sai về phân phối chuẩn và tính đồng nhất của phương sai, số liệu về tỷ lệ phần trăm (%) được chuyển sang dạng Arcsin trước khi tiến hành phân tích. Số liệu được trình bày trong báo cáo là giá trị trung bình (TB) ± sai số chuẩn (SE).