Phương tiện phóng:
- Dùng tàu con thoi: loại này đƣợc dùng lại nhiều lần, độ tin cậy cao, giá thành đắt. Nhƣ tàu con thoi Mỹ, Colombia...
- Dùng tên lửa đẩy nhiều tầng: loại này không sử dụng lại đƣợc, giá thành phóng rẻ, ngày nay dùng tên lửa đẩy nhiều tầng đang đƣợc sử dụng rộng rãi.
Nhƣ tên lửa Proton (Nga), Delta (Mỹ), Long March (Trung Quốc).
Quá trình phóng vệ tinh lên quỹ đạo phụ thuộc vào loại tên lửa đẩy, vị trí địa lý của bãi phóng và các vấn đề liên quan đến phân hệ thông tin. Song phương pháp phóng kinh tế và quy chuẩn nhất là dựa trên quỹ đạo chuyển tiếp Hohmann.
Phương pháp phóng dựa trên quỹ đạo Hohmann:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Linh 33 Hình 1.9. Quỹ đạo Hohman
- Giai đoạn 1: dùng tên lửa đẩy nhiều tầng để đƣa vệ tinh lên quỹ đạo LEO có độ cao 200Km, V=7784 m/s.
- Giai đoạn 2: tại điểm nâng của quỹ đạo LEO, dùng tên lửa đẩy nhiều tầng thực hiện tăng tốc với Vphóng =10234 m/s để đƣa vệ tinh sang quỹ đạo chuyển tiếp Elip có viễn điểm thuộc quỹ đạo địa tĩnh (h=35.786km) và cận điểm thuộc quỹ đạo LEO (h=200km), còn đƣợc gọi là quỹ đạo Huhmann.
- Giai đoạn 3: khi vệ tinh chuyển động qua viễn điểm của quỹ đạo Hohmann thì sử dụng động cơ đẩy viễn điểm đặt trong vệ tinh để đƣa vệ tinh về quỹ đạo địa tĩnh và về vị trí của nó.
b. Đƣa vệ tinh vào quỹ đạo đĩa tĩnh
Quá trình định vị vệ tinh bắt đầu khi vệ tinh đƣợc đƣa vào quỹ đạo chuyển tiếp bao gồm quá trình đƣa vệ tinh vào quỹ đạo xích đạo và sau đó từ từ đƣa vệ tinh vào vị trí địa tĩnh của nó. Để thực hiện đƣợc quá trình này, các động cơ đẩy viễn điểm APM, các động cơ phản lực của vệ tinh đƣợc điều khiển bằng các trung tâm và các trạm điều khiển đặt tại các vị trí khác nhau của trái đất. Các trung tâm điều khiển thực hiện các chức năng sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Linh 34 - Xác định tƣ thế của vệ tinh
- Tính toán các thông số tối ƣu cho quá trình điều khiển vệ tinh từ quỹ đạo Hohmann sang quỹ đạo tròn
- Xác định các thông số của động cơ hiệu chỉnh hướng của vệ tinh
- Giám sát và đo các thông số quỹ đạo của vệ tinh so sánh với trạng thái cuối cùng của vệ tinh nhƣ dự kiến
c. Duy trì vệ tinh trên quỹ đạo
Các công việc chính đƣợc thực hiện trong quá trình duy trì vệ tinh trên quỹ đạo là:
- Các dao động của vệ tinh xung quanh vị trí quỹ đạo theo hướng Đông Tây, Nam Bắc phải đƣợc duy trì trong khoảng 0,1 độ.
- Tƣ thế vệ tinh phải đƣợc giám sát và hiệu chỉnh để đảm bảo anten vệ tinh luôn luôn hướng về các vùng mong muốn của trái đất.
* Kết luận:
Chương này đã xét tổng quan các quỹ đạo vệ tinh được sử dụng trong các hệ thống thông tin vệ tinh. Phân bổ tần số cho các hệ thống thông tin di động cũng đƣợc xét trong chương này. Các tần số đường lên và đường xuống của hệ thống thông tin vệ tinh không giống nhau. Trong hai đầu thông tin phía nào có công suất phát lớn hơn sẽ sử dụng tần số cao hơn để có thể bù trừ tốt hơn suy hao đường truyền. Các quỹ đạo địa tĩnh cũng có thể sử dụng để cung cấp dịch vụ thông tin di động, tuy nhiên anten trên vệ tinh phải có kích thước lớn (anten dù mở) để được EIRP cao và hệ số phẩm chất trạm vệ tinh (G/Ts) cũng phải cao. Các quỹ đạo LEO và MEO thường đƣợc sử dụng cho các dịch vụ di động cá nhân vì khoảng cách của các vệ tinh không xa mặt đất. Thực tế vệ tinh VINASAT và những vệ tinh mới những năm gần đây đều sử dụng phương pháp đa truy nhập theo tần số FDMA.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Linh 35