Giao thức định tuyến RIP

Một phần của tài liệu tìm hiểu về mạng ngn và định tuyến (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG III: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN

3.3 CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN CƠ BẢN

3.3.1 Giao thức định tuyến RIP

3.3.1.1 Khái niệm

RIP (Router Information Protocol – Giao thức thông tin định tuyến) là một giao thức định tuyến miền trong được sử dụng bên trong hệ thống tự trị. Đây là một giao thức rất đơn giản dựa trên định tuyến vectơ khoảng cách, sử dụng giải thuật Bellman-Ford để tính toán bảng định tuyến. Khi được sử dụng trong những mạng cùng loại nhỏ, RIP là một giao thức hiệu quả và sự vận hành của nó là khá đơn giản. RIP duy trì tất cả bảng định tuyến trong một mạng được cập nhật bởi truyền những bản tin cập nhật bảng định tuyến sau mỗi 30s. Sau một thiết bị RIP nhận một cập nhật, nó so sánh thông tin hiện tại của nó với những thông tin được chứa trong thông tin cập nhật.

3.3.1.2 Thuật toán và ví dụ minh họa

Mỗi router có một bảng định tuyến trong đó chứa các mục tương ứng cho mỗi mạng đích mà router biết. Mục này gồm địa chỉ IP của mạng đích, khoảng

SVTH: Vừ Thị Lan Hương http://www.ebook.edu.vn Trang 21 cách ngắn nhất để tới đích (tính theo số bước nhảy) và bước nhảy tiếp theo (router tiếp theo). Bước nhảy tiếp theo là nơi cần giửi gói dữ liệu đến để có thể tới được đích cuối cùng. Số bước nhảy là số mạng mà một gói dữ liệu phải đi qua để tới được mạng đích.

Hình 3.1 : Định tuyến trong mạng sử dụng RIP

Bảng của R2 Bảng của R3 Bảng của R4

Đích Node sau Hop Đích Node sau Hop Đích Node sau Hop

N1 R1 2 N1 R2 3 N1 R3 4

N2 Trực tiếp 1 N2 R2 2 N2 R3 3

N3 Trực tiếp 1 N3 Trực tiếp 1 N3 R3 2

N4 R3 2 N4 Trực tiếp 1 N4 Trực tiếp 1

N5 R3 3 N5 R4 2 N5 Trực tiếp 1

N6 R3 4 N6 R4 3 N6 R5 2 Bảng định tuyến RIP được cập nhật khi router nhận được các thông báo RIP.

Dưới đây chỉ ra giải thuật cập nhật định tuyến được RIP sử dụng.

Nhận một thông báo RIP trả lời

1. Cộng 1 vào số bước nhảy tiếp theo cho mỗi đích được quảng cáo 2. Lặp lại các bước tiếp theo cho mỗi đích được quảng cáo:

2.1 Nếu đích không có trong bảng định tuyến

Thêm thông tin được quảng cáo vào bảng định tuyến 2.2 Trái lại

2.2.1 -Nếu bước nhảy tiếp theo giống nhau

-Thay thế mục trong bảng bằng mục được quảng cáo 2.2.2 Trái lại

2.2.2.1 Nếu số bước nhảy được quảng cáo<số bước nhảy trong bảng Thay thế mục trong bảng bằng mục được quảng cáo

2.2.2.2 Trái lại không làm gì cả 3. Kết thúc

SVTH: Vừ Thị Lan Hương http://www.ebook.edu.vn Trang 22 3.3.1.3 Ưu & nhược điểm

RIP được thiết kế như là một giao thức IGP (Interior Gateway Protocol là giao thức định tuyến nội miền) dùng cho các hệ thống tự trị AS (AS–

Autonomouns system) có kích thước nhỏ, RIP chỉ áp dụng cho những mạng nhỏ, không sử dụng cho hệ thống mạng lớn và phức tạp. Bởi vì :

• RIP sử dụng giao thức định tuyến theo véctơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các bộ định tuyến lại chậm mà đối với 1 mạng lớn hay phức tạp thì lại gồm nhiều bộ định tuyến nên RIP không phù hợp với những hệ thống mạng lớp và phức tạp.

• RIP giới hạn số hop tối đa là 15 (bất kỳ mạng đích nào mà có số hop lớn hơn 15 thì xem như mạng đó không đến được). Số lượng 15 hop sẽ không đủ khi muốn xây dựng một mạng lớn.

• Bảng định tuyến được trao đổi với các bộ định tuyến khác khoảng 30giây/lần.

Nếu một bộ định tuyến không thông báo trong vòng 180 giây, đường đi qua bộ định tuyến này được xem như không dùng được. Các vấn đề có thể xảy ra trong lúc tạo lại bảng định tuyến nếu bộ định tuyến này được kết nối với một mạng diện rộng chạy chậm. Hơn nữa, trao đổi các bảng làm mạng thường xuyên quá tải, gây tắc nghẽn và các trì hoãn khác.

• Khi cấu trúc mạng thay đổi thì thông tin cập nhật phải được xử lý trong toàn bộ hệ thống, nên điều này sẽ thực hiện rất khó đối với mạng lớn vì sẽ rất rễ gây ra hiện tượng tắc nghẽn trong mạng. Các bộ định tuyến khi dùng RIP là chúng kết nối liên tục với các bộ định tuyến lân cận để cập nhật các bảng định tuyến của chúng, do đó tạo ra một lượng tải lớn trên mạng.

• Do sử dụng thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách nên có tốc độ hội tụ chậm (Trạng thái hội tụ là tất cả các bộ định tuyến trong hệ thống mạng đều có thông tin định tuyến về hệ thống mạng và chính xác) do vậy đối với mạng lớn hay phức tạp thì sẽ mất rất lâu mới hội tụ được.

• Do RIP là giao thức định tuyến theo véctơ khoảng cách nên mỗi bộ định tuyến nhận được bảng định tuyến của những bộ định tuyến lân cận kết nối trực tiếp với nó do vậy bộ định tuyến sẽ không biết được chính xác cấu trúc của toàn bộ hệ thống mạng.

SVTH: Vừ Thị Lan Hương http://www.ebook.edu.vn Trang 23

• RIP sử dụng thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách. Nếu có nhiều đường đến cùng một lúc tới đích thì RIP sẽ chọn đường có số hop ít nhất. Chính vì vậy dựa vào số lượng hop để chọn đường nên đôi khi còn đường mà RIP chọn không phải là đường ngắn nhất và nhanh nhất tới đích.

3.3.2 Giao thức định tuyến OSPF

Một phần của tài liệu tìm hiểu về mạng ngn và định tuyến (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)