Ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm và phân hữu cơ Humico đến sinh trưởng, phát triển của lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ humico cho giống lúa lai TH3 3 trên đất phù sa, tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 70)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm và phân hữu cơ Humico đến sinh trưởng, phát triển của lúa

Theo dừi cỏc chỉ tiờu sinh trưởng: chiều cao cõy, số nhỏnh/m2, số lỏ cũn xanh trước khi gặt để đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân bón khác nhau đến sinh trưởng của lúa.

Chiều cao cây có ý nghĩa quan trọng, có quan hệ với quá trình quang hợp vì ảnh hưởng đến sự sắp xếp ở các tầng lá, từ đó ảnh hưởng đến năng suất. Tiềm năng phát triển chiều cao của một giống lúa do đặc tính di truyền quyết định. Trong thực tế sản xuất, chiều cao lúa chịu ảnh hưởng của các yêu tố mật độ sạ, mức đầu tư thâm canh, phõn bún. Quỏ trỡnh theo dừi chiều cao cõy giống lỳa TH3-3 ở cỏc cụng thức thớ nghiệm chúng tôi nhận thấy chiều cao cây tăng trưởng tương đối đều trong thời gian 63 ngày đầu sau sạ (tốc độ đạt bình quân 1,2 cm/ngày). Từ giai đoạn 63 ngày đến 77 ngày sau sạ là giai đoạn hình thành và phát triển đòng, tốc độ tăng trưởng chiều cao lúa tương đối chậm (tốc độ đạt bình quân 0,35cm/ngày). Trong 2 tuần tiếp theo lúa giai đoạn vươn đòng - trỗ, tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh (bình quân 1,5cm/ngày). Đến thời điểm sau sạ 91 ngày trở về sau lúa bước vào giai đoạn trỗ - chín, lúc này chiều cao cây lúa đã ổn định, không còn tăng nữa.

Số nhánh/m2 biểu hiện khả năng đẻ nhánh của lúa, khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, mật độ sạ, mực nước ruộng, chế độ bón phân, sâu bệnh hại. Qua quỏ trỡnh theo dừi động thỏi đẻ nhỏnh của lỳa chỳng tụi nhận thấy từ giai đoạn sạ đến 20 ngày sau sạ, cây lúa chủ yếu phát triển rễ và thân lá của dảnh chính, từ sau 20 ngày sau sạ lúa bắt đầu đẻ nhánh, tốc độ đẻ nhánh cao nhất trong gian đoạn 35 -40 ngày sau sạ, sau đó tốc độ đẻ nhánh đạt chậm dần. Tại thời điểm 56 ngày sau sạ số nhánh/m2 đạt cao nhất. Từ 56 ngày trở về sau do sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng số nhánh giảm dần do các nhánh vô hiệu bị triệt tiêu. Từ thời điểm 84 ngày sau sạ trở về sau, số nhánh ổn định, các nhánh còn lại là nhánh hữu hiệu phát triển thành bông.

Số lỏ cũn xanh khi gặt là một chỉ tiờu quan trọng trong cỏc chỉ tờu theo dừi, nghiên cứu về bộ lá của cây lúa. Nghiên cứu về chỉ tiêu này giúp cho chúng ta đánh giá đươc tuổi thọ của lá, khả năng duy trì sự sống, duy trì quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho các hoạt động sống đặc biệt là duy trì việc tích lũy chất khô về hạt. Đối với cây lúa việc duy trì được bộ lá còn xanh đến gặt ở mức độ thích hợp sẽ giúp gia tăng số hặt chắc/bông, tăng mật độ mẩy của hạt. Nếu số lá còn xanh khi gặt thấp quá thì khả năng quang hợp kém, không đủ để nuôi hạt, ngược lại số lá còn xanh khi gặt cao quá, màu lá xanh đậm quá cũng không tốt, chứng tỏ giai đoạn sinh thực

35

cây lúa vẫn còn ưu tiên trong việc phát triển than lá, dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng với việc hình thành hoa, tích trữ chất khô trong hạt làm cho số hạt chắc/bông giảm, hạt kém bóng mẩy, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

Để đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm và phân hữu cơ Humico đến sinh trưởng, phát triển của lúa, chúng tôi so sánh chiều cao của cây, số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, số lá còn xanh khi gặt của các công thức thí nghiệm.

Bảng 3.1. Chiều cao, số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, số lá còn xanh khi gặt ở các công thức thí nghiệm.

Số

TT Công thức

Chiều cao cây

(cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

1 N0+H0 94,4 cd 536,67 gh 280,33 c 51,84 1,83 d 2 N60+H0 95,47 abc 547,83 efg 289,67 bc 52,87 1,86 d 3 N80+H0 96,53 abc 575,83 ab 301,83 abc 52,42 2,02 abcd 4 N100+H0 95,76 ab 574,83 abc 303,00 abc 52,71 1,86 d 5 N0+H10 94,17 d 543,33 fgh 287,17 bc 52,85 1,97 bcd 6 N60+H10 95,47 abc 544,22 fgh 287,00 bc 52,74 2,01 abcd 7 N80+H10 95,83 b 563,50 cd 297,50 bc 52,79 2,03 abcd 8 N100+H10 95,77 ab 561,17 de 296,33 bc 52,80 2,08 abcd 9 N0+H12 94,60 bcd 533,50 h 280,00 c 52,48 1,97 bcd 10 N60+H12 95,7 ab 554,83 def 324,33 a 58,46 1,94 cd 11 N80+H12 96,20 a 568,17 abcd 297,83 bc 52,42 1,97 bcd 12 N100+H12 95,43 abc 564,50 bcd 297,83 bc 52,75 2,08 abcd 13 N0+H14 95,50 abc 564,67 bcd 298,33 bc 51,87 1,89 cd 14 N60+H14 95,60 ab 564,33 bcd 296,83 bc 52,59 2,13 abc 15 N80+H14 95,67 ab 580,33 a 304,80 abc 52,52 2,22 ab 16 N100+H14 95,90 a 580,83 a 306,17 ab 53,31 2,25 a

CV(%) 0,76 1,20 5,02 7,82

LSD0.05 1,20 14,22 25,39 0,27

(Ghi chú: Các số liệu trong cùng một cột có ít nhất 01 ký tự giống nhau thì không khác nhau về mặt thống kê).

36

Phân tích Anova và so sánh LSD0,05 về các chỉ tiêu chiều cao cuối cùng của cây, số nhánh tối đa/m2, số nhánh hữu hiệu/m2, số lá còn xanh trước khi gặt ở các công thức cho thấy:

Chiều cao cuối cùng của cây được chia làm 7 nhóm, trong đó trung bình các công thức không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh tối đa được chia làm 12 nhóm, trong đó trung bình các công thức không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh hữu hiệu ở các công thức được chia làm 6 nhóm, trong đó trung bình các công thức không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Để xét ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến sinh trưởng của lúa một cách trực quan hơn ta quan sát biểu đồ so sánh chiều cao, số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu ở các công thức thí nghiệm:

Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây cuối cùng

Biểu đồ 3.2. Số nhánh tối đa/m2, số nhánh hữu hiệu/m2 của các công thức

37

Để xem xét ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm và phân hữu cơ Humico đến sinh trưởng của lúa. Từ bảng số liệu 3.2 ta có thể trình bày dưới dạng các bảng mà có 1 yếu tố cố định và 1 yếu tố thay đổi.

3.1.1. Ảnh hưởng của đạm đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ Humico H0 và tăng liều lượng đạm.

Số

TT Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

1 N0+H0 94,4 cd 536,67 gh 280,33 c 51,84 1,86 d 2 N60+H0 95,47 abc 547,83 efg 289,67 bc 52,87 1,86 d 3 N80+H0 96,53 abc 575,83 ab 301,83 abc 52,42 2,02 abcd 4 N100+H0 95,76 ab 574,83 abc 303,00 abc 52,71 1,83 d

Trên đất bón phân hữu cơ Humico H0, khi tăng liều lượng đạm từ mức bón N0 lên N60, N80, N100 kết quả thu được cho thấy các chỉ tiêu số nhánh tối đa/m2, số nhánh hữu hiệu/m2, số lá còn xanh trước khi gặt có chiều hướng tăng theo mức độ tăng của đạm.

Sai khác về chiều cao cây của các công thức trên chưa đến mức có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh tối đa đạt cao nhất ở công thức bón N80, kế đến là công thức bón N100, thấp nhất công thức bón N0. Tuy nhiên, số nhánh hữu hiệu ơ công thức bón N100 là cao nhất và không khác biệt so vói công thức bón N80. Ở công thúc bón N80 và N100 có sai khác so với 2 công thức bón N0 và N60.

Số lá còn xanh trước khi gặt ở công thức bón N80 là cao nhất, kế đến là 2 công thức N0 và N60 có cùng chỉ số và thấp nhất là công thức bón N100.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ Humico H10 tăng liều lượng đạm.

Số TT

Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

5 N0+H10 94,17 d 543,33 fgh 287,17 bc 52,85 1,97 bcd 6 N60+H10 95,47 abc 544,22 fgh 287,00 bc 52,74 2,01 abcd 7 N80+H10 95,83 b 563,50 cd 297,50 bc 52,79 2,03 abcd 8 N100+H10 95,77 ab 561,17 de 296,33 bc 52,80 2,08 abcd

38

Khi bón phân hữu cơ Humico H10 và tăng liều lượng đạm từ N0 lên N100 kết quả thu được cho thấy:

Chiều cao cây ở công thức N0 là thấp nhất và cao nhất là công thức bón N80. Số nhánh tối đa ở công thức bón N80 cao nhất và cao hơn so với công thức bón N100.

Số nhánh hữu hiệu ở các công thức trên không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Số lá còn xanh trước khi gặt ở công thức bón N100 là cao nhất và thấp nhất là công thức bón N0, nhìn chung các công thức trên không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ Humico H12 tăng liều lượng đạm.

Số

TT Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

9 N0+H12 94,60 bcd 533,50 h 280,00 c 52,48 1,97 bcd 10 N60+H12 95,7 ab 554,83 def 324,33 a 58,46 1,94 cd 11 N80+H12 96,20 a 568,17 abcd 297,83 bc 52,42 1,97 bcd 12 N100+H12 95,43 abc 564,50 bcd 297,83 bc 52,75 2,08 abcd

Khi bón phân hữu cơ Humico H12 và tăng liều lượng đạm từ N0 lên N100 ta thấy chỉ tiêu chiều cao cây và số lá còn xanh khi gặt không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh tối đa ở công thức N80 là cao nhất và thấp nhất là công thức N0, trong đó ở 2 công thức N80 và N100.

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ Humico H14 tăng liều lượng đạm.

Số TT Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

13 N0+H14 95,50 abc 564,67 bcd 298,33 bc 51,87 1,89 cd 14 N60+H14 95,60 ab 564,33 bcd 296,83 bc 52,59 2,13 abc 15 N80+H14 95,67 ab 580,33 a 304,80 ab 52,52 2,22 ab 16 N100+H14 95,90 a 580,83 a 306,17 ab 53,31 2,25 a

39

Khi bón ở mức H14 và tăng liều lượng đạm từ N0 lên N100 ta thấy các chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu giữa các công thức không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh tối đa đạt cao nhất ở 2 công thức bón đạm N80 và N100. Giữa hai công thức 13 và 14 không kkhác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

Qua các phân tích trên chúng tôi nhận thấy khi bón phân hữu cơ Humico H0, việc tăng mức bón đạm từ N0 lên N100 có ảnh hưởng làm tăng các chỉ tiêu số nhánh tối đa/m2, số nhánh hữu hiệu/m2, số lá còn xanh trên cây trước khi gặt của lúa. Còn trên nền bón phân hữu cơ Humico H10, H12, H14 việc tăng mức bón đạm từ N0 lên N100 có ảnh hưởng không lớn đến chiều cao cây nhưng có ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh và số lá còn xanh khi gặt lúa. Các công thức bón đạm N80 và N100 có số nhánh tối đa và nhánh hữu hiệu nhiều hơn các công thức còn lại; tuy nhiên, ở 2 công thức này không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

3.1.2. Ảnh hưởng của các liều lượng phân hữu cơ Humico đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa

Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N0 và tăng lượng bón phân hữu cơ Humico.

Số

TT Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

1 N0+H0 94,4 cd 536,67 gh 280,33 c 51,84 1,86 d 5 N0+H10 94,17 d 543,33 fgh 287,17 bc 52,85 1,97 bcd 9 N0+H12 94,60 bcd 533,50 h 280,00 c 52,48 1,97 bcd 13 N0+H14 95,50 abc 564,67 bcd 298,33 bc 51,87 1,89 cd

Khi bón phân đạm N0 và tăng liều lượng bón phân hữu cơ Humico từ H0 đến H14

thu được kết quả cho thấy chiều cao cây cuối cùng đạt tối đa ở công thuc bón H14 và thấp nhất ở công thức bón H10. Trong đó ta thấy công thức bón H14 sai khác với công thức bón H0 và H10 ở mức có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh tối đa đạt cao nhất ở công thức bón H14 và thấp nhất ở công thức bón H12.

Số nhánh hữu hiệu và số lá còn xanh trước khi gặt ở các công thức không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

40

Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N60 và tăng lượng bón phân hữu cơ Humico.

Số

TT Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

2 N60+H0 95,47 abc 547,83 efg 289,67 bc 52,87 1,86 d 6 N60+H10 95,47 abc 544,22 fgh 287,00 bc 52,74 2,01 abcd 10 N60+H12 95,7 ab 554,83 def 324,33 a 58,46 1,94 cd 14 N60+H14 95,60 ab 564,33 bcd 296,83 bc 52,59 2,13 abc Khi bón phân đạm N60 và tăng liều lượng bón phân hữu cơ Humico từ H0 đến H14 thu được kết quả cho thấy chiều cao cây, số lá còn xanh khi gặt ở các công thức trên khác nhau ở mức không có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh tối đa đạt cao nhất ở công thức bón H14 và thấp nhất ở công thức bón H10.

Số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở công thức bón H12. Trong đó ở công thức H12

có sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê với các công thức bón H0, H10, H14.

Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N80 và tăng lượng bón phân hữu cơ Humico.

Số

TT Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

3 N80+H0 96,53 abc 575,83 ab 301,83 abc 52,42 2,02 abcd 7 N80+H10 95,83 ab 563,50 cd 297,50 bc 52,79 2,03 abcd 11 N80+H12 96,20 a 568,17 abcd 297,83 bc 52,42 1,97 bcd 15 N80+H14 95,67 ab 580,33 a 304,80 abc 52,52 2,22 ab

Khi bón phân đạm N80 và tăng liều lượng bón phân hữu cơ Humico từ H0 đến H14 thu được kết quả cho thấy chiều cao cây, số nhanh hữu hiệu, số lá còn xanh khi gặt ở các công thức trên khác nhau ở mức không có ý nghĩa thống kê.

41

Ta thấy được khi bón phân hữu cơ Humico ở mức H14 có số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, số lá xanh trước khi gặt cao hơn các công thức bón còn lại.

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N100 và tăng lượng bón phân hữu cơ Humico.

Số TT Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số nhánh Số lá còn

xanh khi gặt (lá/cây) Tối đa

(nhánh/m2)

Hữu hiệu (nhánh/m2)

% nhánh hữu hiệu

4 N100+H0 95,76 ab 574,83 abc 303,00 abc 52,71 1,83 d 8 N100+H10 95,77 ab 561,17 de 296,33 bc 52,80 2,08 abcd 12 N100+H12 95,43 abc 564,50 bcd 297,83 bc 52,75 2,08 abcd 16 N100+H14 95,90 ab 580,83 a 306,17 ab 53,31 2,25 a

Khi bón phân đạm N100 và tăng liều lượng bón phân hữu cơ Humico từ H0 đến H14 thu được kết quả cho thấy chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, ở các công thức trên khác nhau ở mức không có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh tối đa đạt cao nhất ở công thức bón H14 và thấp nhất ở công thức bón H10.

Số lá còn xanh trước khi gặt đạt cao nhất ở công thức bón H14 và thấp nhất ở

công thức bón H10. Trong đó, có sự sai khác rỏ rệt ở công thức bon H14 so với công thức bón H0.

Theo chúng tôi, khi tăng liều lượng bón phân hữu cơ Humico thì số nhánh tối đa/m2, số nhánh hữu hiệu/m2, số lá xanh trước khi gặt có chiều hướng tăng lên. Nhưng ở các công thức có cùng lượng bón phân hữu cơ Humico nhu nhau thì không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê. Khi bón phân hữu cơ Humico ở lượng bón H14 cho ta được số nhánh tối đa/m2, số nhánh hữu hiệu/m2, số lá xanh trước khi gặt là cao nhất.

3.2. Tình hình sau bệnh hại

Phân tích ảnh hưởng của các liều lượng bón phân đạm và phân hữu cơ Humico đến tình hình gây hại của rầy nâu là đối tượng sâu hại lúa chính có khả năng ảnh hưởng đến năng suất lúa ở cuối vụ, chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.10:

42

Bảng 3.10. Tổng hợp bệnh rầy nâu ở lúa trên các công thức thí nghiệm.

Số TT Công thức Mật độ rầy nâu (con/m2)

1 N0+H0 295,17 e

2 N60+H0 306,50 bcde

3 N80+H0 314,50 abc

4 N100+H0 319,17 abc

5 N0+H10 303,67 cde

6 N60+H10 303,83 cde

7 N80+H10 312,17 bcde

8 N100+H10 314,00 abcd

9 N0+H12 297,17 de

10 N60+H12 323,33 ab

11 N80+H12 330,33 a

12 N100+H12 313,83 abcd

13 N0+H14 315,50 abc

14 N60+H14 312,67 bcd

15 N80+H14 319,33 abc

16 N100+H14 321,83 ab

CV (%) 3,27

LSD0.05 17,10

(Ghi chú: Các số liệu trong cùng một cột có ít nhất 01 ký tự giống nhau thì không khác nhau về mặt thống kê).

Phân tích Anova và so sánh LSD0.05 về mật độ rầy nâu ở các công thúc thí nghiệm cho thấy: Mật độ rầy nâu được chia thành 7 nhóm, trong đó trung bình các công thức không khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê.

43

Biểu đồ 3.3. Mật độ rầy nâu (con/m2) tại cao điểm gây hại ở các công thức Để phân tích ảnh hưởng của các liều lượng đạm và phân hữu cơ Humico đến mật độ rầy nâu. Từ bảng số liệu 3.11 ta có thể biểu diễn thành các bảng mà trong đó 1 yếu tố được cố định, 1 yếu tố dùng để so sánh.

3.2.1. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân đạm đến tình hình gây hại của rầy nâu Bảng 3.11. Mật độ rầy nâu khi bón H0 và tăng dần lượng đạm

Số TT Công thức Mật độ rầy nâu (con/m2)

1 N0+H0 295,17 e

2 N60+H0 306,50 bcde

3 N80+H0 314,50 abc

4 N100+H0 319,17 abc

Trên nền bón phân hũu cơ Humico H0 khi tăng liều lượng đạm ở các mức N0, N60, N80, N100 mật độ rầy nâu có chiều hướng tăng theo liều lượng phân đạm. Mật độ rầy nâu đạt cao nhất ở công thức bón đạm N100, kế đến là công thức bón N80, thấp nhất là công thức bón N0.

44

Bảng 3.12. Mật độ rầy nâu khi bón H10 và tăng dần lượng đạm Số TT Công thức Mật độ rầy nâu (con/m2)

5 N0+H10 303,67 cde

6 N60+H10 303,83 cde

7 N80+H10 312,17 bcde

8 N100+H10 314,00 abcd

Trên nền bón phân hũu cơ Humico H10 khi tăng liều lượng đạm ở các mức N0, N60, N80, N100 mật độ rầy nâu có chiều hướng tăng theo liều lượng phân đạm. Sai khác về mật độ rầy nâu ở 4 công thức thí nghiệm là sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.13. Mật độ rầy nâu khi bón H12 và tăng dần lượng đạm Số TT Công thức Mật độ rầy nâu (con/m2)

9 N0+H12 297,17 de

10 N60+H12 323,33 ab

11 N80+H12 330,33 a

12 N100+H12 313,83 abcd

Trên nền bón phân hũu cơ Humico H12 khi tăng liều lượng đạm ở các mức N0, N60, N80, N100 mật độ rầy nâu có chiều hướng tăng theo liều lượng phân đạm. Mật độ rầy nâu ở mức bón đạm N80 là cao nhất có sai khác với mật độ rầy nâu ở mức bón N0

có mật độ rầy nâu thấp nhất.

Bảng 3.14. Mật độ rầy nâu khi bón H14 và tăng dần lượng đạm Số TT Công thức Mật độ rầy nâu (con/m2)

13 N0+H14 315,50 abc

14 N60+H14 312,67 bcd

15 N80+H14 319,33 abc

16 N100+H14 321,83 ab

45

Trên nền bón phân hũu cơ Humico H14 khi tăng liều lượng đạm ở các mức N0, N60, N80, N100 mật độ rầy nâu có chiều hướng tăng theo liều lượng phân đạm. Mật độ rầy nâu ở mức bón đạm N100 là cao nhất, nhưng ở đây mật độ rầy nâu thấp nhất là ở

công thức bón N60. Sai khác về mật độ rầy nâu ở 4 công thức thí nghiệm là sai khác ở

mức có ý nghĩa thống kê.

Việc tăng liều lượng bón đạm từ N0 lên N100 sẽ làm cho cây tăng cường hút đạm.

Hàm lượng đạm cao trong thân, lá sẽ làm cho thành tế bào mỏng, mô tế bào mềm yếu, mọng nước tạo điều kiện cho rầy nây nâu dễ dàng hơn trong việc dùng vòi đẻ trứng chích vào bẹ lúa và gân lá lúa để đẻ trứng đồng thời việc tăng liều lượng đạm còn có tác dụng làm tăng hàm lượng axit amin trong tế bào, làm ảnh hưởng đến chế độ thức ăn của rầy nâu giúp cho rầy tăng tỉ lệ sống, rút ngắn vòng đời, tăng tính mắn đẻ.

3.2.2. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân hữu cơ Humico đến tình hình gây hại của rầy nâu

Bảng 3.15. Mật độ rầy nâu khi bón N0 và tăng dần lượng phân hữu cơ Humico Số TT Công thức Mật độ rầy nâu (con/m2)

1 N0+H0 295,17 e

5 N0+H10 303,67 cde

9 N0+H12 297,17 de

13 N0+H14 315,50 abc

Trên nền bón N0 khi tăng liều lượng bón phân hữu cơ Humico ở các mức H0, H10, H12, H14 mật độ rầu nâu có chiều hướng tăng lên. Ở công thức bón H14 có mật độ rầy nâu cao nhất. Tuy nhiên ở mức bón H10 lại có mật độ rầy nâu cao hơn mức bón H12. Sai khác về mật độ rầy nâu ở công thức H14 có sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê so với công thức bón H0.

Bảng 3.16. Mật độ rầy nâu khi bón N60 và tăng dần lượng phân hữu cơ Humico Số TT Công thức Mật độ rầy nâu (con/m2)

2 N60+H0 306,50 bcde

6 N60+H10 303,83 cde

10 N60+H12 323,33 ab

14 N60+H14 312,67 bcd

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ humico cho giống lúa lai TH3 3 trên đất phù sa, tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)