Sự thay đổi một số chỉ tiêu nông hóa đất trước và sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ humico cho giống lúa lai TH3 3 trên đất phù sa, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4. Sự thay đổi một số chỉ tiêu nông hóa đất trước và sau thí nghiệm

Để thấy được mức độ ảnh hưởng của việc bón các liều lượng đạm và phân hữu cơ Humico khác nhau đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất trước và sau thí nghiệm, chúng tôi tiến hành phân tích đất, kết quả thu được ở bảng 3.28.

Bảng 3.28. Sự thay đổi một số chỉ tiêu nông hóa đất trước và sau thí nghiệm

Số TT Công thức pHKCl Mùn (%) Đạm (%) Lân (%) Kali (%) Lân dễ tiêu (mg/100g đất) TTN 4,7 1,43 0,026 0,06 0,21 1,25 1 N0+H0 4,3 1,47 0,029 0,03 0,21 1,25 2 N60+H0 4,1 2,11 0,042 0,05 0,22 1,25 3 N80+H0 4,5 2,11 0,046 0,03 0,22 1,25 4 N100+H0 4,2 2,40 0,057 0,08 0,24 1,25 5 N0+H10 4,2 1,76 0,044 0,05 0,14 1,25 6 N60+H10 4,1 1,73 0,043 0,05 0,19 1,25 7 N80+H10 4,4 1,84 0,049 0,06 0,33 1,25 8 N100+H10 4,2 2,14 0,045 0,05 0,22 1,25 9 N0+H12 4,1 1,75 0,038 0,04 0,22 1,25 10 N60+H12 4,3 1,90 0,043 0,06 0,26 1,25 11 N80+H12 4,2 1,93 0,041 0,05 0,22 1,25 12 N100+H12 4,3 2,07 0,056 0,04 0,25 2,50 13 N0+H14 4,0 1,78 0,031 0,05 0,33 2,50 14 N60+H14 4,1 1,98 0,032 0,05 0,29 1,25 15 N80+H14 4,4 2,03 0,044 0,06 0,36 1,25 16 N100+H14 4,2 2,41 0,058 0,08 0,31 1,25

56

Đối chiếu với bảng phân cấp độ chua và phân cấp các chỉ tiêu nông hoá đất với số liệu phân tích được ở bảng 3.28, ta có thể nhận xét như sau:

3.4.1. Độ chua đất:

- Trước thí nghiệm đất thuộc loại chua, sau thí nghiệm đất cũng thuộc loại chua, ở hầu hết các công thức thí nghiệm.

- Sau thí nghiệm thì diễn biến pHKCl đất giảm đi khá rõ, những công thức bón ít phân hữu cơ Humico thì trị số pHKCl của đất giảm đi ít hơn. Điều này có thể là do bón càng nhiều phân hữu cơ Humico thì càng làm tăng lượng mùn trong đất và vì thế làm cho pHKCl của đất bị giảm đi.

3.4.2. Hàm lượng mùn trong đất

Trước thí nghiệm đất có hàm lượng mùn trung bình, sau thí nghiệm đất có hàm lượng mùn từ khá đến giàu ở hầu hết các công thức.

Các công thức tăng lượng bón đạm và phân hữu cơ Humico thì diễn biến hàm lượng mùn trong đất theo xu hướng được nâng cao hơn so với các công thức khác.

3.4.3. Hàm lượng đạm tổng số (N%)

Trước thí nghiệm hàm lượng đạm tổng số trong đất thuộc loại rất nghèo, sau thí nghiệm ở tất cả các công thức lượng đạm tổng số đều có xu hướng tăng lên, tuy nhiên lượng tăng không nhiều, vẫn còn nằm trong mức nghèo.

3.4.4. Hàm lượng lân tổng số (P2O5 %)

Trước thí nghiệm hàm lượng lân tổng số trong đất thuộc loại nghèo, sau thí nghiệm thì diễn biến lân tổng số trong đất ở nhiều công thức thí nghiệm lại có xu hướng giảm đi, trái lại một số ít công thức có tăng lên, không có quy luật.

3.4.5. Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất (mg/100g đất)

Trước thí nghiệm hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thuộc loại rất nghèo, sau thí nghiệm lượng lân dễ tiêu rất ít thay đổi ở tất cả các công thức. Chứng tỏ bón phân hữu cơ Humico không ảnh hưởng nhiều đến lượng lân trong đất.

3.4.6. Hàm lượng kali tổng số (%)

Trước thí nghiệm hàm lượng kali tổng số thuộc loại nghèo, sau thí nghiệm lượng kali tổng số rất ít thay đổi, nhưng có xu hướng tăng lên ở tất cả các công thức.

Tóm lại: Bón các liều lượng đạm và phân hữu cơ Humico khác nhau trong phạm vi thí nghiệm của chúng tôi, sau 1 vụ đã ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất trước và sau thí nghiệm chưa rõ rệt. Tuy vậy, số liệu phân tích đất đã cho thấy, nhiều chỉ tiêu hóa tính của đất đã có xu hướng được cải thiện theo chiều hướng tích cực rõ rệt.

57

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ humico cho giống lúa lai TH3 3 trên đất phù sa, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)