Tình hình hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Công trình Trường Thịnh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp hiệu quả sử dụng vốn ở công ty tnhh đầu tư và xây dựng công trình trường thịnh (Trang 20 - 32)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRƯỜNG THỊNH

2.2 Tình hình hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Công trình Trường Thịnh

2.2.1. Thực trạng huy động vốn của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Công trình Trường Thịnh

2.2.1.1. Quy mô vốn

Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh được thành lập ngày 20 tháng 03 năm 2000 với số vốn điều lệ là 45 tỷ VNĐ. Sau 11 năm hoạt động, nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính cho các kế hoạch kinh doanh, đồng thời thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình sở hữu

Tháng 12/2006 đánh dấu bước chuyển biến mới của Công ty với tổng vốn điều lệ tăng lên 60 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản ở mức trên 250 tỷ. Và dự kiến trong năm 2012, Công ty

tiếp tục thực hiện việc tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 65 tỷ đồng.

2.2.1.2. Cơ cấu vốn

Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0700187240 ngày 20 tháng 03 năm 2000 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hà Nam cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 45.000.000.000đ (Bốn mươi lăm tỷ đồng chẵn). Mọi hoạt động sử dụng vốn của công ty đều phải sử dụng đúng mục đích, trên nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Đặc biệt chịu sự quản lý và khiểm soát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt với đặc thù là công ty xây dựng kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh chịu sự chi phối rất nhiều của nguồn vốn kinh doanh, nhất là nguồn vốn lưu động luôn thiếu hụt, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển quá nhanh của Công ty. Là công ty xây dựng nên luôn đòi hỏi phải có nguồn vốn bổ sung lớn, nhưng do tốc độ quay vòng vốn là khá lâu nên tình trạng thiếu vốn cho các dự án mới là không tránh khỏi. Bên cạnh đó là nhu cầu về trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực thiết bị của công ty cũng đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Trang thiết bị của Công ty do khai thác tối đa công suất nên hỏng hóc nhiều, làm giảm số lượng thiết bị gây chậm tiến độ công trình.

Vì vậy bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu Công ty còn tiến hành huy động từ nhiều hình thức khác nhau.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh giai đoạn 2009-2011

Năm 2009 2010 2011

Các chỉ tiêu Giá trị

(tỷ.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ.đ)

Tỷ trọng (%) 1.Nợ phải trả 134,244 83,06 155,45 70,48 155,378 59,97 Nợ ngắn hạn 71,097 52,96 128,133 82,43 134,568 86,61

Nợ dài hạn 26,796 19,96 27,32 17,57 20,809 13,39

Nợ phải trả khác 36,35 27,08 - - - -

2.Nguồn vốn chủ sở hữu 27,38 16,94 65,11 29,52 103,689 40,02 Vốn đầu tư của chủ SH 24,8 90,57 36,8 56,52 55,117 53,16

Lợi nhuận để lại 2,58 9,43 8,37 12,86 8,692 8,33

Vốn huy động từ CP - - 19,94 30,62 39,932 38,51

3.Tổng nguồn vốn 161,864 100 220,56 100 259,12 100

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm

Qua cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy, tổng nguồn vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh tăng nhanh qua các năm. Năm 2009, tổng nguồn vốn mới là 161,864 tỷ đồng thì sau 1 năm giá trị này tăng lên 220,56 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 36,26%. Sang năm 2011, quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng lên 259,12 tỷ đồng, tăng 17,48% so với năm trước, nhưng tốc độ tăng tổng nguồn vốn năm 2011 đã chậm hơn năm 2010. Như vậy bình quân tăng 20%/năm. Vậy nếu so sánh với các doanh nghiệp trong ngành thì nguồn vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh còn nhiều hạn chế.

Nguồn vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh được hình thành tử hai nguồn chủ yếu là ngồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng một cách đáng kể từ 16,94% năm 2009 lên 29,52% năm 2010 và trong năm 2011 đã lên 40.02%. Còn nợ phải trả mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Sau đây là thực trạng về hai nguồn vốn này của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh.

* Vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn qua, các năm liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu là 27,38 tỷ đồng chiềm 16,94% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2010 đã tăng lên 65,11 tỷ đồng và chiếm 29,52% . Năm 2011 nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng lên 103,689 tỷ đồng chiếm 40.02% trong tổng nguồn vốn, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2009. Đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng không chỉ đáp ứng một phần nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp mà còn khẳng định khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế rủi ro về lãi suất, lạm phát trên thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được hình thành từ các nguồn sau:

Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu:

Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh là một công ty cổ phần trong đó mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Tình hình sở hữu tài sản của Công ty của các cổ đông trong giai đoạn 2009-2011 như sau:

Năm 2009: giá trị vốn chủ sở hữu là 24,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 90,57% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó Nhà nước nắm giữ 49,8% tổng nguồn vốn chủ sở hữu của TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh, còn lại là do các cá nhân trong và ngoài công ty năn giữ chiếm 50.2% cổ phần.

Năm 2010: Vốn đầu tư của chủ sở hữu đã lên 36,8 tỷ chiếm 56,52% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó Nhà nước chiếm 39,13% cổ phần của công ty, ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội là cổ đông lớn thứ hai với quyền sở hữu 3,26% cổ phần

Năm 2011: Vốn đầu tư của Công ty đã lên 55,117 tỷ đồng chiếm 53,16% trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn lợi nhuận không chia

Nguồn lợi nhuận không chia là một nguồn vốn quan trọng góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Nó không những góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn của Công ty mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh có lãi của Công ty. Thực tế, qua 3 năm qua nguồn vốn từ lợi nhuận không chia liên tục tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2009, giá trị của phần lợi nhuận để lại còn bé nhỏ là 2,58 tỷ đồng chiếm 9,43% trong tổng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2010 đã tăng lên 8,37 tỷ đồng tương ứng 12,86%. Tuy nhiên đến năm 2011 Công ty đã điều chỉnh lại chính sách phân phối lợi nhuận để phù hợp với tình hính tài chính của Công ty, khiến cho tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 8,33% tương đương 8,92 tỷ đồng.

* Nợ phải trả:

Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu ,có vai trò quan trọng đối với Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh, đáp ứng hầu hết các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả được hình thành chủ yếu từ: Nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, tử các tổ chức tín dụng, chiếm dụng từ khách hàng, từ nhà cung cấp…Qua bảng số liệu ta có thể thấy, giá trị của vốn nợ phải trả tăng từ 134,224 tỷ đồng năm 2009 đến 155,45 tỷ đồng năm 2010, nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống còn 155,378 tỷ đồng. Đặc biệt tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm đáng kể chứng tỏ tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ hơn nhiều sao với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Năm 2009 tỷ trọng nợ phải trả chiểm 83,06%

trong tổng vốn của Công ty chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh, của Công ty phụ thuộc nhiều vào bên ngoài vì thế khả năng rủi ro tài chính là khá cao. Nhưng đến hai năm 2010 và 2011 tỷ lệ này đã giảm đáng kể xuống còn 70,48% và 59,97 % chứng tỏ Công ty đã giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và nâng cao khả năng tự chủ về tài chính.Trong cơ cầu nguồn vốn nợ phải trả thì nợ dài ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thường khoảng 80% còn lại là nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng dần nhưng với tốc độ tăng ngày càng chậm, còn nợ dài hạn co xu hướng giảm đều.

2.2.1.3. Kết quả huy động vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh qua một số kênh huy động

Qua phân tích ở trên ta thấy, trong giai đoạn 2009-2011 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh tăng khá nhanh. Đây là một

thuận lợi rất lớn đối với Công ty vì đó là nguồn vốn có thời gian sử dụng lâu dài, ổn định và đặc biệt là chi phí thấp hơn so với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nguồn vốn vay. Hằng năm Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh phải tiến hành vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay cán bộ công nhân viên và chiếm dụng từ khách hàng và nhà cung cấp.

* Vay vốn ngân hàng:

Hiện nay đối với Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều coi vay ngân hàng là hình thức huy động chủ yếu, đáp ứng khối lượng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Trong những năm qua Công ty luôn duy trì và giữ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Bắc Hà Nội, ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nộ. Kết quả hoạt động huy động vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2009-2011 như sau:

Bảng 2.3: Tình hình vay vốn ngân hàng của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh giai đoạn 2009-2011

Năm 2009 2010 2011

Các chỉ tiêu Giá trị (tỷ.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ.đ)

Tỷ trọng (%) 1. Vay ngân hàng 88,228 54,59 98,098 44,48 61,291 23,35

Vay ngắn hạn 61,644 69,87 71,283 72,67 39,888 65,94

Vay dài hạn 26,583 30,13 26,815 27,33 20,602 34,06

2. Nợ phải trả khác 46,01 28,47 57,355 26 94,887 36,63

3. Vốn chủ sở hữu 27,382 16,94 65,112 29,52 103,689 40,02

Tổng nguồn vốn 161,626 100 220,565 100 259,068 100

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm

Qua bảng trên ta thấy, giá trị vốn vay ngân hàng năm 2010 tăng 9,87 tỷ so với năm 2009 tương ứng 11,18%, sang năm 2011 giá trị của khoản vay này đã giảm xuống còn 61,291 tỷ. Tỷ trọng của vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn cũng giảm đáng kể từ 54,59% năm 2009 xuống 44,48% năm 2010 đến năm 2011 chỉ còn 23,35%. Về cơ cấu vay ngân hàng gồm hai hình thức là vay ngắn hạn và vay dài hạn, trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vay dài hạn. Đây là một điểm cần lưu ý trong công tác huy động vốn của doanh nghiệp với đặc tính là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có chu kỳ sản xuất tương đối dài, thu hồi vốn lâu và yêu cầu khối lượng vốn kinh doanh lớn. Nhưng những khoản vay dài hạn của Công ty lại chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn so với vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao ( trên 65%) Công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao uy tín, cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo lập mối liên kết chặt chẽ bền vững với các ngân hàng hơn nữa nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và huy động vốn từ kênh huy động này.

* Chiếm dụng thương mại

Bên cạnh hình thức vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, thì chiếm dụng thương mại từ khách hàng và người cung cấp cũng là một trong những kênh huy động vốn tối ưu nhằm đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bảng 2.4: Tình hình chiếm dụng thương mại của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh giai đoạn 2009-2011

Năm 2009 2010 2011

Các chỉ tiêu Giá trị

(tỷ.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ.đ)

Tỷ trọng (%)

1. Chiếm dụng thương mại 22,356 13,83 22,787 10,33 82,464 31,83 Phải trả người bán 17,842 79,77 14,444 63,379 29,975 36,35 Người mua ứng trước 0,01 0,046 4,384 19,240 48,019 58,23

Trả công nhân viên 4,513 20,18 3,96 17,381 4,47 5,42

2. Vay ngân hàng 88,228 54,59 98,098 44,48 60,49 23,35 3. Nợ phải trả khác 23,66 14,64 34,568 15,67 12,42 4,80 4. Vốn chủ sở hữu 27,382 16,94 65,112 29,52 103,689 40,02

Tổng nguồn vốn 161,626 100 220,565 100 259,068 100

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn chiếm dụng thương mại của Công ty tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011. Đặc biệt vào năm 2011 nguồn vốn này tăng gấp 3,6 lần năm 2010. Mặc dù giá trị nguồn vốn chiếm dụng thương mại tăng nhưng tỷ trọng của nó trong năm 2010 lại giảm so với năm 2009 từ 13,83% xuồng còn 10,33%, nhưng đến năm 2011 lại tăng mạnh lên 31,83%. Giá trị nguồn vốn này chứng tỏ uy tín Công ty trước nhà cung cấp, nhà đầu tư, khách hàng… ngày càng cao.

Cơ cấu ngồn vốn chiếm dụng thương mại bao gồm chiếm dụng từ người bán bằng hình thức thanh toán chậm, chiếm dụng từ người mua thông qua hình thức người mua trả trước, và huy động từ nguồn vốn nhần rỗi của cán bộ công nhân viên. Ta có thể thấy trong nguồn chiếm dụng thương mại của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh thì nguồn chiếm dụng từ nhà cung cấp chiếm tỷ trọng cao, nhưng đang có xu hướng giảm dần. Trong khi đó nguồn chiếm dụng từ khách hàng có xu hướng tăng một cách nhanh chóng từ con số khiêm tốn 0,046% năm 2009 lên 19,24% năm 2010 và đến năm 2011 đã là 58,23% chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn chiếm dụng thương mại. Chứng tỏ trong giai đoạn vừa qua Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh đã thu hút và nhận được nhiều gói thầu xây dựng , khai thác trong đó chủ đầu tư phải ứng trước một phần giá trị công trình cho Công ty.

* Vay cán bộ công nhân viên

Vay cán bộ công nhân viên là một nguồn huy động vốn khá phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam. Vì đây là nguồn vốn dễ huy động, chi phí thấp, hoàn toàn dựa trên mối quan hệ đã được thiết lập từ trước giữa cán bộ công nhân viên và Công ty.

Qua phân tích toàn bộ cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần cơ giói và xây dựng Thăng Long trong giai đoạn 2009-2011 ta có thể rút ra những hình thức huy động vốn chủ yếu của

Công ty như sau:

- Huy động từ các nguồn vay bên ngoài bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng trong nước. Đây là nguồn huy động chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng trong tổng nguồn vốn của Công ty.

- Huy động từ nội bộ doanh nghiệp như vay từ cán bộ công nhân viên, từ lợi nhuận để lại hay từ quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn khá quan trọng vì nó thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

2.2.1.4. Đánh giá huy động vốn thông qua chỉ tiêu chi phí lãi vay

Hằng năm tuy theo lượng vốn vay mà Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh phải chi một lượng tiền để thanh toán gọi là chi phí vốn vay. Tuy nhiên do hạn chế về mặt số liệu nên sau đay tôi chỉ xin đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty thông qua chi phí lãi vay.

Bảng 2.5: Tình hình trả lãi vay ngân hàng của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh giai đoạn 2009-2011

Các chỉ tiêu ĐV 2009 2010 2011

Tổng vay ngân hàng Tỷ.đ 88,228 98,098 60,491

Tổng chi phí lãi vay Tỷ.đ 2,004 5,2832 5,444

Chi phí/1 đvị tiền vay Đ 0.022714 0.05386 0.089997

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến 31/12 hằng năm

Qua bảng số liệu ta thấy, quy mô vay vốn ngân hàng tăng lên qua các năm dẫn đến tổng chi phí lãi vay phải trả cũng tăng lên qua các năm. Năm 2009 với chi phí 2,004 tỷ đồng, thì năm 2010 tăng lên 5,2832 tỷ đồng tăng 2,64 lần so với năm trước, năm 2011 giá trị chi phí lãi vay tăng nhẹ lên 5,444 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nếu xét về chi phí lãi vay tính trên mỗi đồng tiền vay thì chi phí này có xu hướng tăng nhanh qua các năm, cho thấy chi phí doanh nghiệp phải trả cho mỗi đồng tiền vay ngày càng đắt đỏ. Qua đây ta thấy Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh chưa đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua tiết kiệm chi phí. Chi phí lãi vay tăng lên là một trong những nguyên nhân khiến cho giá thành phẩm tăng làm giảm tính cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.2.2. Đánh giá kết quả sử dụng vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh

2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh Qua nghiên cứu về tình hình sử dụng vốn của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp hiệu quả sử dụng vốn ở công ty tnhh đầu tư và xây dựng công trình trường thịnh (Trang 20 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w