Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Công trình Trường Thịnh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp hiệu quả sử dụng vốn ở công ty tnhh đầu tư và xây dựng công trình trường thịnh (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRƯỜNG THỊNH

3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Công trình Trường Thịnh

3.1.1. Tăng cường huy động vốn

Như đã trình bày ở trên, hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở tính kịp thời, hiệu quả, đảm bảo số lượng và có chi phí thấp. Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán ,những trung gian tài chính như ngân

hàng thương mại… Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh nói riêng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn huy động bên trong và bên ngoài góp phần quan trọng cho sự phát triển của công ty . Bên cạnh việc huy động vốn đã khó khăn, sử dụng vốn sao cho tiết kiệm, đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao lại càng khó hơn. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh trong giai đoạn 2009-2011 vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Từ đó tôi xin đưa ra một số các giải pháp cho công tác huy động và sử dụng vốn cho Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh như sau:

3.1.1.1 Xây dựng kế hoạch huy động vốn chủ động, xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh

Một kế hoạch rừ ràng, chi tiết gồm mục tiờu, chi tiờu cũng như giải phỏp thực hiện trong tương lai là một trong nhưng nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Trên thực tế Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh mới chỉ dừng lại ở việc lập các kế hoạch trung hạn và dài hạn, trong đó mới chỉ đề ra các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận, doanh thu, và một số các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh chứ chưa quan tâm đến việc huy động một kế hoạch huy động và sử dụng vốn cụ thể. Đặc biệt chưa đề cập tới việc xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh cụ thể của Công ty, để trao quyền chủ động trong sử dụng cho các bộ phận.

Kế hoạch huy động vốn và định mức vốn phải dựa trên kế hoạch kinh doanh dự kiến hằng năm và các kế hoạch liên quan đến các hạng mục đấu thầu, tài chính, tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Trên cơ sở đó xác định được nhu cầu vốn cần có cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và dựa trên tổng nguồn vốn có thể tự đáp ứng như nguồn vốn chủ sở hữu, các quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp, nguồn lợi nhuận để lại...mà đưa ra số vốn cần huy động.

Việc xác định các kênh huy động vốn hợp lý còn giúp doanh nghiệp có một sơ cấu vốn tối ưu và linh hoạt. Gúp phần nõng cao hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần lập rừ kế hoạch yêu cầu về vốn trong ngắn hạn , dài hạn của mình, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường tài chính như thị trường vốn, thị trường tiền tệ cũng như các trung gian tài chính.. để

dưa ra quyết định huy động hợp lý, hiệu quả.

Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng các báo cáo tài chính tương lại, trong các trường hợp không sử dụng nguồn vốn dự kiến và khi sử dụng nguồn vốn dự kiến. Để từ đó đưa ra lựa chọn tối ưu cho việc lựa chọn nguồn huy động vốn hợp lý , phương pháp kinh doanh hiệu quả nhất.

3.1.1.2. Hoàn thiện phương pháp sản xuất kinh doanh

Cùng với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng các hoạt động sản xuất này ra nhiều lĩnh vực, thì nhu cầu về vốn để duy trì các hoạt động sản xuất truyền thống vẫn không ngừng tăng lên. Để tăng khả năng tiếp cận đối với các nhà tài trợ

thì việc xây dựng một phương pháp sản xuất kinh doanh hoàn thiện là vô cùng cần thiết.

Một phương án sản xuất kinh doanh khả thi sẽ đảm bảo được mục tiêu của phương án sản xuất kinh doanh đó, doanh thu dự kiến và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần đề ra các mục tiêu, các hạng mục sản xuất kinh doanh cụ thể, cũng như các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến dựa trên tiềm lực thực tế của doanh nghiệp và qua phân tích nhu cầu của thị trường, để tính đến và loại bỏ những phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả, xây dựng các phương án hợp lý và thuyêt phục hơn đối với người chủ nguồn vốn.

3.1.1.3. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và lưa chọn hình thức huy động vốn phù hợp Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ , đa dạng của thị trường tài chính, ngày càng có nhiều hình thức huy động và các kênh huy động vốn hơn. Tuy nhiên đi kèm với mỗi hình thức huy động vốn đều chứa đựng những khó khăn và thuận lợi khác nhau, vì vây doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn huy động vốn phù hợp trong những điều kiện nhất định của doanh nghiệp.

* Huy động từ nội bộ doanh nghiệp:

Nguồn vốn nội bộ doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, vốn từ đi vay cán bộ công nhân viên, vốn từ phần lợi nhuận để lại, từ các quỹ khấu hao... kênh huy động vốn này có các ưu điểm như: Chi phí thấp, dễ huy động, doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng...). Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Giúp doanh

nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông. Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Ngoài ra khi huy động vốn theo cách này còn tăng thêm tính bền vững và gắn bó giữa các thành viên trong công ty.

Nhưng lại có một nhược điểm rất lớn là khối lượng vốn huy động khá nhỏ thường không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy để huy động vốn theo kênh này doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần làm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho việc bổ sung nguồn lợi nhuận không chia vào tổng nguồn vốn kinh doanh.

Công ty cần xây dựng các chính sách cụ thể để huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên, với mức lãi suất hợp lý, các ưu đãi mà họ được hưởng khi đầu tư trở lại công ty để khuyến khích họ đầu tư cho Công ty cũng nhu tăng niềm tin và tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa công nhân viên và Công ty.

* Huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp:

Huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp là kênh huy động vốn chủ yếu , hiệu quả.

Bao gồm nguồn huy động từ ngân hàng, huy động thông qua thuê mua tài chính , huy động thông qua thị trường cổ phiếu, huy động thông qua chiếm dụng thương mại... Các hình thức huy động vốn này có ưu điểm là đáp ứng số lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chi phí huy động cao, thủ tục vay vốn đòi hỏi nhũng điều kiện nhất định, và doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả nợ đúng hạn. Để khai thác tối đa và hiệu quả nguồn vốn này Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh cần có những biện pháp sau đây:

- Công ty cần không ngừng phát triển mở rộng thị phần trên thị trường, phát triển thương hiệu, nầng cao uy tín công ty, tạo độ tin cậy trước các nhà tài trợ vốn. Uy tín của Công ty trên thị trường càng cao thì cơ hội tiếp cận những nguồn huy động này của Công ty càng lớn.

- Công ty cần tích cực tiếp cận nhiều hơn tới hình thức thuê mua tài chính bởi hình thức này giúp các doanh nghiệp giải quyết được một vấn đề lớn về vốn dựng để trang trải cho đầu tư tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng. Trong thời gian qua tỷ trọng về thuê tài chính của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh còn

tương đối nhỏ vì vậy trong giai đoạn tới Công ty cần tích cực tiếp cận nguồn huy động này, tìm tới các đối tác là các công ty cho thuê tài chính uy tín, thỏa thuận về mức lãi suất, cũng như thời hạn cho thuê... giúp Công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình Trường Thịnh tiết kiệm được khoản vốn đầu tư này.

3.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

3.1.2.1. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn một cách chủ động

Song song với kế hoạch huy động vốn, lập kế hoạch sử dụng vốn cũng là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty. Việc sử dụng vốn phải dựa trờn kế hoạch đó lập sẵn, Cụng ty cần phõn bổ một cỏch rừ ràng, chớnh xỏc cỏc khoản vốn cho cỏc đơn vị kinh doanh, quy định rừ cỏc hạn mức sử dụng vốn cho từng bộ phận. Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước kết hợp với những dự đoán, dự báo về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

Bên cạnh đó cần dự toán chi phí của từng hoạt động, trong đó có dự báo sự biến động của giá cả các đầu vào, cho hoạt động sản xuất kinh doanh đấy, để chống thất thoát lãng phí nguồn vốn của Công ty.

3.1.2.2. Tiết kiệm các khoản chi phí

Trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng, ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì Công ty cần sử dụng mọi biện pháp, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra cần tiết kiệm các khoản chi phí có thể cắt giảm nhằm đạt hiệu quả cao nhất như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý chung. Sử dụng các biện pháp tăng năng suất lao động cũng như khen thưởng cho công nhân có ý thức sử dụng tiết kiệm nguyên liệu. Gây dựng phong trào tiết kiệm trong công ty, khuyến khích cán bộ công nhân viên sử dụng hiệu quả giờ công với chi phí thấp nhất bằng các hình thức thưởng phạt. Bên cạnh đó chi phí do duy trì kho bãi cho hàng tồn cũng là một khoản chi phí đáng kể cần giảm bớt. Công ty cần lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng

theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. Thường xuyờn theo dừi sự biến động của thị trường hàng húa. Từ đú dự đoỏn và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.

Bên cạnh đó công tác quản lý cũng cần được hoàn thiện để bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả hơn giảm chi phí

3.1.2.3. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

Trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hỡnh thức phạt khi vi phạm hợp đồng.Mở sổ theo dừi chi tiết cỏc khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.

Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc

“giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.

3.1.2.4. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra

Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đỗi phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra

bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên,… mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, biện pháp mà công ty có thể áp dụng là: Mua bảo hiểm hàng hóa đỗi với những hàng hóa nằm trong kho. Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động. Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.

3.1.2.5. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các hao mòn vô hình, nâng cao năng suất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.

Giảm giá thành nâng cao khả năng canh tranh cho doanh nghiệp

Phát huy thế mạnh của mảng cơ giới, mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới như: Trước mắt, nghiên cứu ngay công nghệ mới và có thể liên doanh với tập đoàn làm cầu của Trung Quốc để triển khai ngay làm cầu vòm nhồi bê tông ở thị trấn Trới (Quảng Ninh), mà Công ty cùng công ty cổ phần xây dựng số 9 Thăng Long đã thắng thầu. Đây là công trình mới đầu tiên được triển khai ở miền Bắc, tương tự như cầu Đông Trù (Hà Nội) mà công ty sẽ làm trong nay mai.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp hiệu quả sử dụng vốn ở công ty tnhh đầu tư và xây dựng công trình trường thịnh (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w