Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển ở Chi nhánh 1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu hoạt động đầu tư phát triển ở ngân hàng tmcp công thương việt nam, chi nhánh đống đa (Trang 28 - 37)

1.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư đã hoàn thành, bao gồm: chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, Chi phí cho công tác quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phớ khỏc theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt. Ở ngân hàng, hoạt động đầu tư phát triển không lớn, thường vốn đầu chủ yếu dùng để mua sắm trang thiết bị văn phòng, thuê văn phòng, đào tạo nhân lực,… cho nên bỏ ra bao nhiêu sẽ được tính vào VĐT thực hiện bấy nhiêu.

Như vậy, khối lượng VĐT thực hiện của chi nhánh từ 2009 đến 2011 lần lượt là:

Năm VĐT thực hiện (triệu đồng)

2009 4706.45

2010 5416.86

2011 7223.47

VĐT thực hiện của ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 do đa phần là sự phát triển mạng lưới giao dịch trong năm 2011 khá lớn. VĐT thực hiện tăng thể hiện nhu cầu sử dụng vốn để phát triển của Chi nhánh ngày càng tăng, phần nào khái quát khả năng phát triển và mở rộng của chi nhánh đang đi lên nhanh chóng.

1.3.1.2. Tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập, đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm lắp đặt, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng và có thể hoạt động được ngay. Một doanh nghiệp kinh doanh đặc thù như ngân hàng thì TSCĐ thường là máy móc, thiết bị được đem vào sử dụng luôn, do vậy, TSCĐ huy động chính là VĐT của ngân hàng vào TSCĐ, như hình 1. Cụ thể, kết quả tài sản cố định huy động được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 7: Chi tiết tài sản cố định huy động của chi nhánh (2009-2011)

Năm 2005 2006 2007

trđ % trđ % trđ %

Tổng đầu tư

423 100 695 100 664 100 Trong đó:

1.Máy vi tính 315 74.47 457 65.76 405 60.99

2.Máy photocopy 0.00 142.36 20.48 157.58 23.73

3.Máy in 47.8 11.30 34.89 5.02 42.47 6.40

5.Thiết bị viễn thông 14.6 3.45 25.8 3.71 21 3.13

6.T.B.Văn phòng khác 46 11 35 5 38 6

Phần lớn các công việc của công tác kế hoạch đầu tư và quản lý đều được thực hiện trờn cỏc máy tính và các máy in, máy photocopy, thông qua các phần mềm ứng dụng chuyên dụng, do đó để nâng cao năng lực đầu tư và quản lý đầu tư, chi nhánh cần có chiến lược cụ thể trong việc đầu tư các loại máy móc này. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật như hiện nay thì nếu chi nhánh không chọn lựa kĩ các loại máy móc này thì sẽ có thể đầu tư phải các loại máy móc quá lạc hậu hoặc máy móc qua hiện đại có giá trị cao nhưng không phù hợp với tình hình hoạt động của mình sẽ gây lãng phí.

1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển 1.3.2.1. Hiệu quả tài chính

1.3.2.1.1. Thu nhập tăng thêm so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh thu nhập tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh. Nó cho biết mức thu nhập tăng thêm tớnh trờn một đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh.

Bảng 8: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính tính theo thu nhập

Năm 2008 2009 2010 2011 Tổng thu nhập (trđ) 380,000 430,000 550,000 930,000 Mức gia tăng thu nhập từng năm (trđ) 50,000 120,000 380,000 VĐT phát huy tác dụng (trđ) 4,706.45 5,416.86 7,223.47 Thu nhập tăng thêm/ VĐT phát huy

tác dụng 10.62 22.15 52.61

Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn 2009, 2010, 2011 Chi nhánh Đống Đa, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011, đặc biệt trong năm 2011, chỉ tiêu này tăng đột biến, từ 22.15 năm 2010 lên đến 52.61 năm 2011, tăng gấp 2.4 lần. Điều này phản ánh lượng VĐT mà chi nhánh bỏ ra ngày càng phát huy tác dụng hiệu quả với 1 đồng vốn bỏ ra đã đem về nhiều lợi nhuận hơn cho chi nhánh.

1.3.2.1.2. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh với tổng số VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh đã tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh.

Bảng 9: Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VĐT

Năm 2008 2009 2010 2011

Lợi nhuận (trđ) 40,000 55,000 100,000 360,000 Mức gia tăng lợi nhuận (trđ) 15,000 45,000 260,000 VĐT phát huy tác dụng (trđ) 4,706.45 5,416.86 7,223.47

Tỷ suất sinh lời VĐT 3.19 8.31 35.99

Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn 2009, 2010, 2011 Chi nhánh Đống Đa, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trong giai đoạn năm 2009-2011, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VĐT không ngừng

tăng lên. Năm 2011 lại tiếp tục là năm có chỉ số này lớn nhất (35.99) gấp hơn 4 lần sú với năm 2010 và hơn 10 lần so với năm 2009. Điều này mang lại cho một cái nhỡn khỏ tích cực về hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại chi nhánh, một đồng VĐT bỏ ra đó đó làm tăng thêm 36 đồng lợi nhuận trong năm 2011 và con số này đang có xu hướng tăng lên, hiệu quả đầu tư ngày càng được khẳng định.

1.3.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội

1.3.2.2.1. Số chỗ làm việc tăng thêm so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tỏng số chỗ làm việc tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh đã tạo ra số chỗ việc làm tăng thêm là bao nhiêu.

Trước hết, có thể thấy tình hình lao động của Chi nhánh Vietinbank Đống Đa qua bảng số liệu sau

Bảng 10: Tình hình lao động ở Chi nhánh (2009-2011)

Đơn vị tính: người

Năm 2009 2010 2011

Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ %

Tổng số lao động 298 100 311 100 338 100

Trình độ thạc sĩ trở lên 58 19.46 72 23.15 89 26.33

Trình độ đại học 205 68.79 216 69.45 229 67.75

Trình độ cao đẳng, trung

cấp 35 11.74 23 7.40 20 5.92

Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn 2009, 2010, 2011 Chi nhánh Đống Đa, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Qua 3 năm, số lao động của chi nhánh vẫn đang tăng lên từ 298 người năm 2009 lên 311 người năm 2011, tăng 13 người tương đương tăng 4.36%. Mặt khác, cơ cấu lao động của chi nhánh cũng đang thay đổi. Với yêu cầu ngày càng cao của

công việc thì trình độ cao đẳng, trung cấp đang giảm dần, bộ phận này tập trung vào nhân viên bảo vệ, tạp vụ ở ngân hàng, trong khi số lao động trình dộ đại học trở lên đang tăng lên, từ 88.25% năm 2009 lên 94.08% năm 2011. Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực như gửi đi đào tạo, đào tạo tại chỗ đồng thời với đó là môi trường làm việc chuyên nghiệp đã là làm cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng phải tăng cường trình độ của mỡnh. Chớnh việc mở rộng mạng lưới giao dich đã góp phần lớn trong việc tạo thêm cơ hội việc làm gia tăng.

Bảng 11: Chỉ tiêu số việc làm gia tăng trên VĐT phát huy tác dụng và Mức tiền lương tăng thêm trên VĐT phát huy tác dụng (2009-2011)

Năm 2008 2009 2010 2011

Số lao động (người) 293 298 311 338

Số chỗ làm việc tăng thêm (chỗ) 5 13 27

VĐT phát huy tác dụng (trđ) 4706.45 5416.86 7223.47 Số chỗ làm việc tăng thêm/VĐT phát huy

tác dụng 0.0011 0.0024 0.0037

Mức tiền lương/ năm/ người (trđ) 208.8 216 234 260 Mức tiền lương tăng thêm/ năm/ người (trđ) 7.2 18 26 VĐT phát huy tác dụng (trđ) 4706.45 5416.86 7223.47 Mức tiền lương tăng thêm/ VĐT phát huy

tác dung 0.0015 0.0033 0.0036

Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn 2009, 2010, 2011 Chi nhánh Đống Đa, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Chỉ tiêu số chỗ làm việc tăng thêm trên VĐT phát huy tác dụng trong kỳ ở giai đoạn 2009-2011 đã tăng lên theo từng năm, cho thấy hiệu quả của 1 đồng VĐT phát triển bỏ ra của chi nhánh. 1 đông VĐT bỏ ra ngày càng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm hơn cho xã hội.

1.3.2.2.2. Mức tiền lương của người lao động tăng thêm so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này được xác dịnh bằng cách so sánh mức tiền lương của người lao động tăng thêm trong kỳ nghiên cứu với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của chi nhánh. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức tiền lương của người lao động tăng thêm bao nhiêu.

Theo bảng 10, tuy chỉ tiêu mức tiền lương tăng thêm/ VĐT phát huy tác dụng có tăng dần qua các năm nhưng lại tăng chậm. Năm 2011, số VĐT phát triển khá lớn song hiệu quả thu nhập nó tạo ra trung bình cho 1 người lao động tại không tăng nhiều so với năm 2010. Chứng tỏ hiệu quả đầu tư phát triển đến thu nhập người lao động tuy có khả quan nhưng lại không được hiệu quả thực sự.

1.3.3. Những mặt hạn chế trong công tác đầu tư phát triển ở Chi nhánh

Về việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua rất chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quá trình hoạt động của chi nhánh. Điều đó thể hiờn rừ qua bảng 5, nó cho thấy vốn đầu tư vào phát triển mạng lưới giao dịch, mà cụ thể là việc thuờ thờm địa điểm để lập nên các PGD hay quĩ tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho cơ sở vật chất của chi nhánh. Tuy nhiên, vẫn còn một số những hạn chế như: phải tốn khá nhiều VĐT vào thuê địa điểm; Máy móc, thiết bị dùng trong ngân hàng không phải những dây chuyền sản xuất đồ sộ mà chỉ là những thiết bị đơn giản (máy tính, máy điện thoai,…) song nó đòi hỏi sự cập nhật, nâng cao thường xuyên nhằm phù hợp với sự đổi mới của công nghệ, tăng năng suất làm việc nhưng tuy đã đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị nhưng vẫn chưa đủ, tình trạng máy hỏng, lạc hậu vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến tốc độ làm việc cảu cán bộ nhân viên.

Đầu tư về nguồn nhân lực.

Mặc dù chi nhánh luụn cú chủ trương chú trọng đến việcđào tạo nguồn nhân lực với tỷ trọng vốn đầu tư là 4.25% so với tổng vốn đầu tư cả trung bình giai đoạn 2009-2011, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề này, vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi về nhu cầu nhân lực hiện nay. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ được tuyển chọn khắt khe, có trình độ cao song vẫn còn tương đối trẻ, thiếu kinh nghiệm làm việc. Tại các quĩ tiết kiệm sức ỳ của cán bộ vẫn còn lớn, còn thụ động trong công việc, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, học hỏi nâng cao nghiệp vụ do đó năng suất lao động cũng như hiệu quả lao động chưa cao. Bộ phận giao dịch

viên và cán bộ phòng khách hàng chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới do đó đã không làm tốt công tác tư vấn tiếp thị khách hàng.

Nhiều quĩ tiết kiệm có mặt bằng hẹp, chưa khang trang, hiện đại do đó đòi hỏi công tác tìm kiếm, phát triển mạng lưới hoạt động và tiếp thị để thay thế các quĩ tiết kiệm này cần làm mạnh mẽ hơn. Chất lượng cán bộ tín dụng chưa đồng đều, vẫn còn xảy ra tình trạng xử lý và kiểm soát các khoản vay chưa đúng quy trình, chất lượng thẩm định của một số cán bộ chưa cao. Vẫn còn tồn tại tình trạng cán bộ tín dụng chưa hướng dẫn khách hàng chu đáo dẫn tới hiện tượng khách hàng muốn đi giao dịch tại ngân hàng thương mại khách hoặc đề xuất xin thay cán bộ tín dụng.

Hoạt động đào tạo mới cũng gặp khó khăn, hàng năm có những cán bộ nghỉ việc vỡ khụng đáp ứng được nhu cầu của công ty. Và việc đào tạo chủ yếuchỉ thông qua sự truyền đạt kinh nghiệm.

Công tác quản lý lao động còn chưa thực sự tốt, vẫn có tình trạng cỏn bộcụng nhân viên chưa chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của ngân hàng. Bộ phậnquản lý đôi khi còn tắc trách, chưa kiểm tra thường xuyên, chưa kiên quyết xử lýnghiờm khắc các trường hợp vi phạm nội quy.

Về công tác nghiêm cứu mở rộng thị trường và hoạt động Marketing.

Việc đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường của Vietinbank Đống Đa đó cúnhững kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề như :

- Mới chỉ khai thác được một phần nhu cầu thị trường trong nước và chưakhai thác được thị trường nước ngoài.

- Việc nhận định đối thủ cạnh tranh và năng lực bản thân chưa chớnh xỏcnờn cũn nhiều khó khăn cho công tác xác định chiến lược đầu tư phỏttriển mở rộng thị trường của chi nhánh.

Để mở rộng thị trường thì công ty cũng không thể quên được vai trò của hoạt động Marketing. Mặc dù đó cú những chủ trương quan tâm đến hoạt động này nhưng chi nhánh vẫn còn có những hạn chế về hoạt động này như:

- Chưa có bộ phận chuyên trách hoạch định chiến lược về hoạt động marketing, mà chỉ thông qua cán bộ quan hệ khách hàng để giới thiệu sản phẩm.

- Chưa cú các hoạt động quảng cáo trên những phương tiện phát thanh như

truyền hình, đài báo mà mới chỉ cho in ấn những Catalogue giới thiệu sản phẩm gửi đi cho những khách hàng quen thuộc và tiềm năng.

1.3.4. Nguyên nhân của hạn chế 1.3.4.1. Nguyên nhân khách quan

 Tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang không ổn định, nền kinh tế trong nước cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp hoạt động không tốt, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài hạn chế, giá cả chung tăng lên, giá vàng biến động mạnh, bất động sản đóng băng,… cả nền kinh tế đang lâm vào tình trạng không ổn định. Vì thế, lượng vốn huy động được rất hạn chế, các doanh nghiệp thường xuyển trong tình trạng “khỏt” vốn nhưng do hoạt động không tốt nên lại vướng mắc trong khả năng trả nợ, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát trển trong ngân hàng.

 Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

Hà Nội là thủ đô của cả nước, có đầy đủ điều kiện cho phát triển kinh tế, song thực chất, vẫn còn chứa đựng rất nhiều khó khăn. Được liệt vào một trong những thành phố đắt đỏ trên thế giới, Hà Nội đem lại những khó khăn về giá cả tăng cao cho người tiêu dùng, do đó, tiền thuê mặt bằng, tiền mua sắm thiết bị máy móc thường đắt hơn các nơi khác. Là một thành phố lớn nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thành phố là rất lớn, tạo áp lực cho các ngân hàng làm sao cho hoạt động kinh doanh của mình phải có hiệu quả. Từ đây, tạo áp lực cho những quyết định về đầu tư phát triển sao cho hợp lý và có được hiệu quả tốt nhất.

1.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

+ Công tác tuyển dụng chưa chặt chẽ, số cán bộ mới tuyển dụng lại lớn, làm cho đội ngũ nhân viên trẻ, ít kinh nghiệm, phải đưa đi đào tạo và đào tạo lại nhiều.

Cán bộ tuyển dụng lại chủ yếu thuộc khối ngành tài chính ngân hàng, còn thiếu năng lực trong lĩnh vức marketing, làm cho hoạt động marketing còn thiếu và yếu.

+ Công tác điều tra, nghiên cứu và dự báo thị trường chưa được quan tâm đúng mức: thiếu phòng nghiên cứu thị trường chuyên biệt – công tác nghiên cứu thị trường chưa chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao. Dẫn đến chất lượng, số lượng các thông tin được đưa lên cho ban Giám đốc cũn ớt và chưa đầy đủ - chưa có tính cập

nhật tình hình. Ảnh hưởng đến độ chớnh xỏc,tớnh kịp thời của các quyết định đầu tư.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT

Một phần của tài liệu hoạt động đầu tư phát triển ở ngân hàng tmcp công thương việt nam, chi nhánh đống đa (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w