Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển ở Chi nhánh

Một phần của tài liệu hoạt động đầu tư phát triển ở ngân hàng tmcp công thương việt nam, chi nhánh đống đa (Trang 40 - 45)

THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển ở Chi nhánh

Với những đánh giá về những thuận lợi và hạn chế đã phân tích ở trên , để có thể đạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi chi nhánh phải có những giải pháp hợp lý trong mọi hoạt động của mình. Đặc biệt công tác đầu tư phát triển càng phải được chú ý hàng đầu. Để công cuộc đầu tư phát triển đạt hiệu quả cao cần thực hiện những giải pháp sau:

2.5.1. Giải pháp nâng cao công tác quản lý:

Trong những năm qua, chi nhánh luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phần nào nói lên tính đúng đắn trong đường lối quản lí của bộ máy tổ chức của công ty.

Tuy nhiên để có thể mở rộng quy mô và nâng cao năng lục cạnh tranh của công ty thì chi nhánh phải có sự đổi mới, và củng cố cách thức quản lí hoạt động của tổ chức bộ máy:

- Thay đổi thái độ, nhận thức của cán bộ công nhân viên về các chính sách và phương thức hoạt động của chi nhánh, nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nhầm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

- Thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo tài chính định kỳ, tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh, đề ra mục tiêu, chiến lược kinh doanh trong tương lai, có chiến lược cụ thể cho kế hoạch ngắn hạn và dài hạn thống nhất mục tiêu của ngành và của nhà nước và xu hướng chung của nền kinh tế.

Cụ thể công tác quản lý đầu tư, chi nhánh cần ban hành những văn bản quy định rừ ràng cỏc điều lệ và khoản mục đầu tư, chức năng, nhiệm vụ cụ thể và những liên kết chặt chẽ trong nội bộ cỏc phũng ban.

Bên cạnh đó, công tác đầu tư là một công tác mà thường xuyên có thể phát sinh các tiêu cực do sự tha hoa đạo đức của cán bộ công nhân viên thực hiện công tác này. Vì vậy, chi nhánhcũng cần xây dựng chính sách khen thưởng và xử phạt một cỏch rừ ràng, cụ thể và hợp lớ nhằm kịp thời khen thưởng cỏc cỏ nhõn, đơn vị hoạt động tích cực, đem lại lợi nhuận cho chi nhánhvà xử lí thích đáng các cán bộ tha hoá, biến chất về đạo đức, làm trong sạch hàng ngũ cán bộ của chi nhánh, nâng cao uy tín của chi nhánh.

2.5.2. Giải pháp về đầu tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực

Trong kế hoạch đầu tư,chi nhỏnh luụn nhận thức tầm quan trọng cần đặt lên hàng đầu của là việc đầu tư nhằm nâng cao năng lực hoạt động của toàn thể cán bộ công nhân viên. Đây là việc làm đòi hỏi mang tính chất thường xuyên liên tục và đồng bộ.

Trong xu thế hội nhập mang tính cạnh tranh gay gắt ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực là việc làm cần kíp và cần có thái độ nghiêm túc như sau:

* Đầu tư phát triển đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo cho người lao động là công việc mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp bởi người lao động có thể chia làm hai bộ phận: người chưa có kinh nghiệm và người đã qua kinh nghiệm. Đối với người chưa qua kinh nghiệm phải hướng dẫn họ khi bắt đầu tiếp xúc với cụng việc.Cũn đối với người đã qua kinh nghiệm thì phải bổ túc tay nghề cho họ, nâng cao khả năng sáng kiến trong công việc.Việc đào tạo người lao động có thể tiến hành như sau:

- Tiếp tục đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

- Thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức nước ngoài, tạo môi trường đào tạo, hợp tác đào tạo cán bộ có kinh nghiệm làm việc và hiểu biết về chuyên môn.

- Tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học để nâng tầm hiểu biết, tăng khả năng nghiên cứu chế tạo sản phẩm của nhân viên trong công ty.

* Đầu tư cho điều kiện làm việc: Việc mua sắm các trang thiết bị, tạo điều kiện cho người lao động làm việc là một khoản chi phí lớn nhưng xét về lâu dài thì đó là cách đầu tư thông minh nhất vỡ nú tạo điều kiện cho người lao động làm việc lâu dài và nâng cao hiệu quả năng suất lao động.

- Chú trọng đầu tư cở sở hạ tầng, thiết bị làm việc cho cán bộ công nhân viên để hỗ trợ phương tiện làm việc tạo môi trường làm việc tiện nghi, thuận lợi cho mỗi nhân viên trong chi nhánh.

- Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng và xử phạt đích đáng tới từng đối tượng để tạo môi trường làm việc công bằng, nghiêm túc với mỗi nhân viên.

- Chăm lo, chú trọng tới đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, chi trả lương đỳng và đủ cho cỏn bộ cụng nhõn viờn tạo từm lớ yờn tõm cụng tỏc và gắn bó với chi nhánh.

* Đầu tư cho tiền lương, thưởng người lao động

- Thực hiện tốt những quy định của nhà nước cho các doanh nghiệp đối với người lao động như đảm bảo an toan lao động và có trách nhiệm chi trả các khoản

bảo hiểm xã hội cho mọi đối tượng, nhân viên chi nhánh.

- Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng và xử phạt đích đáng tới từng đối tượng để tạo môi trường làm việc công bằng, nghiêm túc với mỗi nhân viên.

- Không ngừng tuyên truyền, củng cố tinh thần, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, công nhân viên, khuyến khích tinh thần sáng tạo, học hỏi và nghiên cứu khoa học tới từng đối tượng, có chế độ khen thưởng xứng đáng.

2.5.3. Giải pháp tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị- công nghệ là một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Đầu tư cho máy móc, thiết bị- công nghệ của công ty trong thời gian tới cần tập trung theo những hướng sau:

-Việc đầu tư phải đồng bộ, đúng thủ tục, có hiệu quả. Việc mua sắm đầu tư thiết bị phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt qua để thống nhất đồng bộ toàn chi nhánh, tránh chồng chéo.

-Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin như:

+ Mạnh dạn ứng dụng các chương trình quản lý chuyên ngành.

+ Kết hợp xây dựng các phần mềm theo đặc thù (quản lý nhân sự, quản lý công văn, quản lý thiết bị, quản lý tiền lương...).

- Phải xỏcđịnh chiến lược đầu tư hợp lý. Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ là một bộ phận của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ đầu tư như thế nào, công nghệ ra sao? đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc cho phù hợp. Khi xây dựng chiến lược này phải căn cứ từ nhu cầu thị trường, phải nắm bắt được chiều hướng phát triển và dự đoán mức độ cạnh tranh trên thị trường để đưa ra được chiến lược cụ thể, đảm bảo hợp lý bước đi trong từng giai đoạn.

Tóm lại, để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của chi nhánh, vấn đề đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại, đổi mới công nghệ thi công là giải pháp vừa có tính cấp bách vì đòi hỏi của thực tế, vừa có tính chiến lược cho việc phát triển của chi nhánh.

2.5.4. Giải pháp về đầu tư cho hoạt động marketing

Chi nhánh cần xây dựng hệ thống thu nhập và xử lý thông tin thị trường một cách chuyên nghiệp và đầy đủ. Hệ thống cung cấp thông tin về thị trường sẽ giúp chi nhánh xác định được nhu cầu của thị trường về các sản phẩm dịch vụ, trên cơ sở đó sẽ xây dựng được chiến lược đầu tư đúng đắn đáp ứng nhu cầu của thị trường.Việc cung cấp thông tin liên quan của đối thủ cạnh tranh của hệ thống cung cấp thông tin của chi nhánh có vai trò quan trọng trong khâu lên kế hoạch và chiến lược dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư.

Ngoài ra cần phải chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của chi nhánh. Chi nhánh cần xây dựng chiến lược cụ thể trong việc phát triển và làm nổi bật thươnghiệu Vietinbank Đống Đa :tận dụng các phương tiện truyền thụng ,quảng cỏo về ngừn hàng.Xừy dựng hỡnh ảnh nhõn viờn Vietinbank cỳ trỏch nhiệm.thỏi độ tôn trọng.lễ độ với khách hàng…

Trong cơ cấu tổ chức nên thành lập một phòng chức năng chuyên biệt để thúc đẩy hoạt động Markting: nghiên cứu nhu cầu thị trường ,xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng nắm bắt kịp thời các thay đổi của môi trường kinh doanh, cũng như nhu cầu của khách hàng.Tuyển dụng các nhân viên có trình độ ,am hiểu về nghiệp vụ thị trường qua đó tăng hiệu quả của hoạt động Mareting.

Có chính sách đầu tư cho hoạt động Marketing hợp lý, tăng cường đầu tư vốn vào hoạt động Marketing trong cơ cấu vốn đầu tư .Chú ý đến khả năng đáp ứng vốn đầu tư cho hoạt động Marketing.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, cú cỏc chính sách phù hợp với từng loại khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng. Bằng các này, uy tín của ngân hàng sẽ được chớnh cỏc khách hàng của mình quảng bá thông qua các mối quan hệ cá nhân.

Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc đối với các cán bộ phòng marketing, đồng thời ban lãnh đạo cũng cần có các hoạt động nhằm động viên, khuyến khích đối với những cá nhân, tập thẻ có thành tích xuất sắc.Đối với bộ phận giao dịch viên, chăm sóc khách hàng cần nâng cao tinh thần cầu tiến, giảm thời gian tác nghiệp và các hoạt động giải quyết thắc mắc, khiếu nại từ khách hàng, tạo tâm lý tốt cho mọi khách hàng khi đến với Chi nhánh Vietinbank Đống Đa.

2.5.5. Giải pháp về đầu tư phát triển mạng lưới PGD và Quĩ tiết kiệm

Tiếp tục tiến hành mở rộng mạng lưới PGD và quĩ tiết kiệm tại các đia điểm đông dân và có mật độ đông đúc trên địa bàn. Nghiên cứu thêm về địa điểm, vị trí thuận lợi để đặt các PGD và quĩ tiết kiệm nhằm thu hút và có địa thế thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với ngân hàng.

Rà soát lại các PGD và quĩ tiết kiệm về tình hình hoạt động và đối chiếu với các chỉ tiêu được giao. Cần loại bỏ những nơi mang lại hiệu quả kém, thường xuyên không đạt được những nhiệm vụ được giao, cần tìm hiểu nguyên nhân (do đội ngũ nhân viên, do vị trí,..) để tiến hành các biện pháp xử lý. Xem xét để nâng cấp những PGD đủ điều kiện lên PDG loại I.

PGD và quĩ tiết kiệm là nơi thường xuyên tiếp xúc dễ dàng với khách hàng, do đó cần một đội ngũ quản lý giỏi nhàm điều hành hoạt động cảu PGD, đồng thời cú cỏc biện pháp hướng dẫn và chỉ đạo để quảng bá hình ảnh của Chi nhánh Đống Đa đến các khách hàng. Đống thời, cần tạo một không khí niềm nở, vui vẻ trong PGD và quĩ tiết kiệm để khách hàng có ấn tượng tốt với chi nhánh.

Một phần của tài liệu hoạt động đầu tư phát triển ở ngân hàng tmcp công thương việt nam, chi nhánh đống đa (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w