XÂY LẮP HƯNG YÊN
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện
3.1.3. Một số ý kiến hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên với sự
giúp đỡ tận tình của phòng kế toán, em đã có điều kiện tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Dưới góc độ là một kế toán thực tập em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Công tác luân chuyển chứng từ: Công ty nên có các biện pháp, đôn đốc, giám sát việc luân chuyển chứng từ tại các đội xây dựng. Mà biện pháp tốt nhất là biện pháp tài chính, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của họ do đó công tác luân chuyển sẽ tốt hơn. Có như vậy thì phòng kế toán của công ty mới có số liệu kế toán kịp thời cho các kỳ kế toán.
+ Công tác kế toán NVL: Trong thực tế việc hao hụt NVL tại các công trường khá lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm cũng như chất lượng cụng trỡnh. Do đó cụng ty cần theo dừi chặt chẽ việc quản lý NVL tại cỏc cụng trỡnh. Việc theo dừi CP NVLTT trờn tài khoản cấp 2 của TK 152 như chế độ kế toán quy định. Cần phải kiểm kê thường xuyên và kiểm tra bất thường kho nguyên vật liệu tại công ty. Phải thực hiện các biện pháp thưởng phạt phân minh để hạn chế mất mát, khuyến khích nhân viên giảm chi phí NVL để hạ giá thành sản phẩm.
+ Kế toán nhân công trực tiếp: Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trong việc tuyển dụng lao động tại các công trường thi công ở các tỉnh, theo đúng yêu cầu kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những công nhân lành nghề thì cần được thuê và sử dụng lâu dài, giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí nhân công để hạ giá thành sản phẩm. Công ty nên điều chỉnh lại các khoản trích trên lương theo quy định từ các đội thi công nhằm hạch toán đúng, đủ chi phí phát sinh đồng thời thu, nộp đủ, đúng hạn với các cơ quan nhà nước theo quy định.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Kế toán sử dụng TK 623 "CP SDMTC".
Kế toán nên chi tiết TK 623 theo chế độ quy định để tránh hạch toán sai các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản 622,627 như sau:
- TK 6231: Chi phí nhân công điều khiển máy thi công.
- TK 6232: Chi phí vật liệu sử dụng máy thi công.
- TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất.
- TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công.
- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6238: Chi chí khác bằng tiền.
Khi hạch toán cần phải lưu ý, máy thi công thuê ngoài thì không hạch toán vào TK 623 "CP SDMTC" mà phải hạch toán vào TK 627 "CP SXC".
+ Chi phí sản xuất chung: Công ty cần phải tiến hành thường xuyên kiểm tra công tác kế toán. Kế toán trưởng hàng tháng cần phải kiểm tra công việc kế toán của các kế toán viên xem làm có chính xác không. Khi phân bổ công cụ dụng cụ sai cho một kỳ như vậy thì kế toán nên sửa lại theo 3 cách sửa sai của bút toán theo chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên việc hạch toán như vậy không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
+ Tập hợp chi phí và các khoản điều chỉnh giảm giá thành:
Kế toán bỏ sót phần tập hợp chi phí thiệt hại trong sản xuất và các khoản thiệt hại khi ngừng sản xuất (do đội thi công báo cáo thấp hoặc không báo số liệu) nên ảnh hưởng đến giá thành. Để khắc phục cần phải lập hệ thống theo dừi chớnh xỏc vật liệu hư, hỏng ... và đặt ra định mức hàng thỏng. Sau đó phải tổng hợp và định khoản các nghiệp vụ để tính giá thành.
+ Phương pháp tính giá thành:
Trước hết phải xây dựng được giá thành kế hoạch cho từng khoản mục chi phí sản xuất và so sánh với giá thành thực tế sẽ thấy được công ty có hoàn thành tốt nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm hay không. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì khoản mục chi phí nào là nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng ra sao? Từ đó sẽ tập trung phân tích, điều chỉnh, kiểm tra các nhân tố ấy để hoàn thiện hơn.
Áp dụng các phương pháp phân tích giá thành sản phẩm để phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm, đi sâu vào phân tích giá thành đơn vị để so sánh với giá thành kế hoạch và có các biện pháp để điều chỉnh, khắc phục tốt hơn trong tương lai. Để thực hiện việc này có hiệu quả, công ty cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Đánh giá khái quát và toàn diện tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm cũng như giá thành toàn bộ và các khoản mục giá thành.
Xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên.
Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, khai thác tốt các nguồn lực trong sản xuất một cách tối đa.
Công ty cần lập bảng giá thành đơn vị theo các hướng phân tích, so sánh, đánh giá: Giá thành thực tế so với giá thành kỳ trước; giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch của kỳ này để xác định chiến lược kinh doanh trong thời gian tới.