Các loại kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở cấp Trung Học Phổ Thông. (Trang 28 - 31)

1.6. Định hướng các phương pháp dạy học áp dụng cho dạy học tích hợp (DHTH)

1.7.2. Các loại kiểm tra đánh giá

1.7.2.1. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình

- Đánh giá kết quả thường được sử dụng vào khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kỳ, một năm, một cấp học. Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình.

- Đánh giá quá trình được sử dụng trong suốt thời gian học của môn học. Cách đánh giá này là việc GV hoặc HS cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học của người học, giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn, giúp HS có được các thông tin về hoạt động học và từ đó cải thiện những tồn tại. Việc đánh giá quá trình có ý nghĩa hơn, nếu HS cùng tham gia đánh giá chính bản thân mình vì khi HS đảm nhận vai trò tích cực trong việc xây dựng tiêu chí chầm điểm, tự đánh giá và đề ra mục tiêu thì tức là HS đã sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của họ.

- Một số cách thức đánh giá quá trình + Cách đánh giá nhu cầu của người học

+ Cách khích lệ tự định hướng, tự đánh giá, thông tin phản hồi từ bạn bè và học tập hợp tác.

+ Cách giám sát sự tiến bộ.

+ Cách kiểm tra sự hiểu biết.

1.7.2.2. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí

- Đỏnh giỏ theo tiờu chớ, người học được đỏnh giỏ dựa trờn cỏc tiờu chớ đó định rừ về thành tích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra Thông thường, đánh giá theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ năng lực của một cá nhân.

- Đánh giá theo chuẩn là hình thức đánh đưa ra những nhận xét về mức độ cao thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt, một số rất kém, số còn lại nằm ở khoảng giữa được đánh giá trung bỡnh. Bài kiểm tra IQ là vớ dụ rừ nhất về đỏnh giỏ theo chuẩn, hay cỏch xếp loại học tập của HS ở nước ta hiện nay cũng là cách đánh giá theo chuẩn.

- Khác với đánh giá theo tiêu chí, đánh giá theo chuẩn thường tạo nên mối quan hệ căng thẳng giữa HS với nhau, làm giảm đi tính hợp tác trong học tập. Đánh giá theo chuẩn thường sử dụng các câu hỏi TNKQ vì thế khó có thể đánh giá được một số năng lực của học sinh ví dụ như:

+ Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

+ Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó

+ Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí

+Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí + Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.

+..v..v...

Mặt khác, việc đánh giá thông qua các kỳ thi đầu vào có tính tham chiếu chuẩn cho phép một tỷ lệ HS vượt qua thì đồng nghĩa với việc các tiêu chuẩn có thể khác nhau giữa các năm tùy thuộc chất lượng HS thi vào. Trong khi đó đánh giá theo tiêu chí không khác nhau giữa các năm, trừ phi chính các tiêu chí này được thay đổi.

1.7.2.3. Tự suy ngẫm – tự đánh giá

- Tự suy ngẫm và tự đánh giá là việc HS tự đưa ra các quyết định đánh giá về công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hai hình thức đánh giá này góp phần thúc đấy học tập suốt đời, bằng cách giúp HS đánh giá thành tích học tập của bản thân và của bạn một cách thực tế, không khuyến khích sự phụ thuộc vào đánh giá của GV. Tự đánh giá rất hữu ích trong việc giúp HS nhận thức sâu sắc về bản thân, nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời. Vì vậy, tự suy ngẫm, tự đánh giá cần được diễn ra trong suốt quá trình học tập và được sử dụng như một phần của đánh giá quá trình.

- Tự đánh giá khác với tự chấm điểm: Tự chấm điểm là cho điểm băng cách sử dụng các tiêu chí do người khác quy định. Trong khi đó tự đánh giá là quy trình xem xét, phản ánh, đồng thời là sự suy ngẫm về lựa chọn tiêu chí.

Như vậy, giáo viên cần cho học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của mình giúp học sinh rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, nhớ lâu hơn và phát huy khả năng mạnh dạn đứng nói trước lớp.

1.7.2.4. Đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá trong đó HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm cụng việc của cỏc bạn học. Khi đỏnh giỏ HS phải nắm rừ nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm của các bạn học.

Việc đánh giá đồng đẳng yêu cầu học sinh phải tập trung quan sát những cái được và chưa được của bạn, từ đó rút ra nhận xét đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân các em. Loại đánh giá này thường được sử dụng trong các bài tập nhóm về nhà, đảm bảo sự trung thực và sự đóng góp tích cực của các em trong nhóm.

Cuối cùng, sau khi các em đánh giá lẫn nhau thì giáo viên cần có những nhận xét và đánh giá riêng của mình và đưa ra kết luận cuối chính xác và công khai.

1.7.2.5. Đánh giá qua thực tiễn

- Đánh giá qua thực tiễn đưa ra cho HS những thách thức thực tế và thường được đánh giá thông qua năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn. Trong dạy học tích cực sử dụng hình thức đánh giá này đánh giá được một số năng lực của HS như:

+ Sử dụng được kiến thức, kĩ năng … để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá giải pháp …).

+ Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

+ Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

+ Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập.

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ + So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh chuyên môn- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.

+ Nhận ra được ảnh hưởng của vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.

- Đánh giá qua thực tiễn giúp đánh giá một tập hợp các kĩ năng. Đây là hình thức đánh giá khả năng học tập của HS đáng tin cậy bởi vì nó không phụ thuộc vào một phương pháp đánh giá duy nhất, mặt khác HS được đánh giá rất nhiều kĩ năng qua các tình huống khác nhau. Đánh giá qua thực tiễn cho thấy có điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân. Hình thức đánh giá này mang tính chất đánh giá quá trình nên thúc đẩy việc học của HS có động lực và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở cấp Trung Học Phổ Thông. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)