Chất lượng nước giếng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã Hòa Nhơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng (Trang 29 - 36)

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.1. Chất lượng nước giếng

Qua khảo sát chất lượng nước ngầm từ 19 giếng thuộc 8 thôn với kết quả được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 3.2: Kết quả các chỉ tiêu của nước ngầm

Ghi chú: “-”: Không có đối chiếu trong QCVN “*”: Không phát hiện

Nhìn chung, có 4 chỉ tiêu: độ đục, pH, Đồng và Crom ở các điểm thu mẫu thuộc xã Hòa Nhơn vượt giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong khoảng cho phép theo QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất, QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống và QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt. Từ kết quả phân tích trên cho thấy:

3.1.1. Độ cứng

Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện độ cứng của nước giếng

Giá trị độ cứng cao nhất là 170 mg/l (TL1), thấp nhất là 32.5 mg/l (HKT1, PH2), trung bình là 80.26 mg/l và giá trị độ cứng tại các giếng nằm trong khoảng từ 40 – 100 mg/l. Độ cứng tại các giếng của 8 thôn đều không vượt giới hạn QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (500 mg/l), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (300 mg/l) và QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt (350 mg/l). Qua số liệu cho thấy độ cứng của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị không quá cao, vì thế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

3.1.2. pH

Giá trị pH cao nhất là 6.94 (PT1), thấp nhất là 4.42 (TD1), pH tại các giếng của 8 thôn đều không vượt giới hạn QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (5.5 – 8.5) ngoại trừ mẫu TD1, QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (6.5 – 8.5) và QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt (6 – 8.5). Qua số liệu cho thấy pH của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị không quá cao, vì thế không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

0 100 200 300 400 500 600

PH1 PH2 TL1 TL2 NA1 NA2 NA3 TD1 TD2 TD3 HKT1 HKT2 TNT1 TNT2 TNT3 HKD1 HKD2 PT1 PT2

Độ cứng

ĐỘ CỨNG QCVN 09:2015 QCVN 01:2009 QCVN 02:2009

3.1.3. TDS

Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện TDS của nước giếng

Giá trị TDS cao nhất là 536 mg/l (PT1), thấp nhất là 51 mg/l (HKT1), trung bình là 178.74 mg/l và giá trị TDS tại các giếng nằm trong khoảng từ 100 – 379 mg/l.

TDS tại các giếng của 8 thôn đều không vượt giới hạn QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (1500 mg/l), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (1000 mg/l). Qua số liệu cho thấy TDS của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị không quá cao, vì thế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

3.1.4. Độ đục

Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện độ đục của nước giếng

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

PH1 PH2 TL1 TL2 NA1 NA2 NA3 TD1 TD2 TD3 HKT1 HKT2 TNT1 TNT2 TNT3 HKD1 HKD2 PT1 PT2

TDS

TDS

QCVN 09:2015 QCVN 01:2009

0 12 34 56 7 89 10

PH1 PH2 TL1 TL2 NA1 NA2 NA3 TD1 TD2 TD3 HKT1 HKT2 TNT1 TNT2 TNT3 HKD1 HKD2 PT1 PT2

Độ đục

ĐỘ ĐỤC QCVN 01:2009 QCVN 02:2009

Giá trị độ đục cao nhất là 8.7 NTU (NA2), thấp nhất là 0.8 NTU (HKT1), trung bình là 3.81 NTU và giá trị độ đục tại các giếng nằm trong khoảng từ 2 – 5.5 NTU. Độ đục tại các giếng của 8 thôn vượt QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (2 NTU) ngoại trừ mẫu TD3 và HKT1 và vượt QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt (5 NTU) gồm các mẫu HKD1, NA1, NA2, TNT3. Qua số liệu cho thấy độ đục của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị cao, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

3.1.5. Nồng độ Amoni

Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện Amoni trong nước giếng

Kết quả phân tích cho thấy nồng độ Amoni trong mẫu nước giếng tại 8 thôn khá nhỏ và không chênh lệch nhau nhiều tại các giếng. Hầu hết các mẫu đều không phát hiện có chứa nồng độ Amoni, nồng độ cao nhất là 0.02 mg/l (HKD1, HKD2). Tất cả mẫu nước đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (1mg/l), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (3 mg/l) và QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt (3 mg/l). Qua số liệu cho thấy nồng độ Amoni của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị rất thấp, vì thế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

PH1 PH2 TL1 TL2 NA1 NA2 NA3 TD1 TD2 TD3 HKT1 HKT2 TNT1 TNT2 TNT3 HKD1 HKD2 PT1 PT2

Amoni

NH4

QCVN 09:2015 QCVN 01:2009 QCVN 02:2009

3.1.6. Nồng độ Nitrit

Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện Nitrit trong nước giếng

Kết quả phân tích cho thấy nồng độ Nitrit trong mẫu nước giếng tại 8 thôn khá nhỏ và không chênh lệch nhau nhiều tại các giếng, nồng độ cao nhất là 0.18 mg/l (PT2), nồng độ thấp nhất là 0.05 mg/l (TNT1) và nồng độ Nitrit trong các mẫu tập trung vào khoảng 0.07 – 0.11 mg/l. Tất cả mẫu nước đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (1 mg/l), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (3 mg/l). Qua số liệu cho thấy nồng độ Nitrit của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị thấp, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

3.1.7. Nồng độ Nitrat

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

PH1 PH2 TL1 TL2 NA1 NA2 NA3 TD1 TD2 TD3 HKT1 HKT2 TNT1 TNT2 TNT3 HKD1 HKD2 PT1 PT2

Nitrit

NO2

QCVN 09:2015 QCVN 01:2009

Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện Nitrat trong nước giếng

Kết quả phân tích cho thấy nồng độ Nitrat trong nước giếng tại 8 thôn vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (15 mg/l), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (50 mg/l). Nồng độ Nitrat cao nhất là 3.03 mg/l (PH2) và thấp nhất là 0.09 mg/l (PT1) và giá trị nồng độ tập trung nhiều vào khoảng 0.2 – 0.8 mg/l. Nồng độ trung bình của thôn Phước Hưng là 2.09 mg/l; thôn Thái Lai là 0.64 mg/l; thôn Ninh An là 0.29 mg/l, thôn Trước Đông là 0.3 mg/l, thôn Hòa Khương Tây là 0.5 mg/l, thôn Thạch Nham Tây là 0.25 mg/l, thôn Hòa Khương Đông là 1.3 mg/l và thôn Phước Thuận là 0.19 mg/l, có thể thấy các giếng tại thôn Phước Hưng có nồng độ trung bình cao nhất.

3.1.8. Hàm lượng Đồng

Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong nước giếng

0 10 20 30 40 50 60

PH1 PH2 TL1 TL2 NA1 NA2 NA3 TD1 TD2 TD3 HKT1 HKT2 TNT1 TNT2 TNT3 HKD1 HKD2 PT1 PT2

Nitrat

NO3

QCVN 09:2015 QCVN 01:2009

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

TD1 TD2 TD3 PT1 PT2 TNT1 TNT2 TNT3 HKD1 HKD2 TL1 TL2 PH1 PH2

Đồng

Nồng độ Cu QCVN 09:2015 QCVN 01:2009

Từ kết quả trên, có thể thấy rằng, trong tổng số 14 mẫu nước giếng tại 6 thôn có 18 giếng không nhiễm Đồng và 1 giếng còn lại phát hiện Đồng trong nước với nồng độ cao nhất là 2.09 mg/l (PT2) và thấp nhất là 0,042 mg/l (PH2) và khoảng nồng độ tập trung của nhiều mẫu từ 0.35 – 0.7 mg/l. Tất cả mẫu nước giếng đều không vượt giới hạn cho phép đối với QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (1 mg/l), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (1 mg/l) ngoại trừ mẫu PT2.

Qua số liệu cho thấy nồng độ Đồng của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị thấp, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân trừ mẫu PT2.

3.1.9. Hàm lượng Crom

Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cr trong nước giếng

Từ kết quả trên có thể thấy rằng, trong tổng số 14 mẫu nước giếng tại 6 thôn đều phát hiện Crom trong nước với nồng độ cao nhất là 86.9 mg/l (PT2) và thấp nhất là 1.1 mg/l (PT1) và khoảng nồng độ tập trung của nhiều mẫu từ 2 – 6 mg/l. Tất cả mẫu nước giếng đều vượt giới hạn cho phép đối với QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất (0.05 mg/l), QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (0.05 mg/l). Nồng độ trung bình của thôn Phước Hưng là 10.33 mg/l; thôn Thái Lai là 2.19 mg/l; thôn Trước Đông là 3.39 mg/l; thôn Thạch Nham Tây là 22.5 mg/l; thôn Hòa Khương Đông là 2.2 mg/l và thôn Phước Thuận là 43.9 mg/l, có thể thấy các giếng tại thôn Phước Thuận có nồng độ trung bình cao nhất. Một số mẫu như PT2 (86.9 mg/l), TNT1(25.06 mg/l), TNT3 (40.47 mg/l) hay PH1(19.36 mg/l) hàm lượng Crom rất cao. Qua số liệu cho thấy nồng độ Crom của nước giếng tại các vị trí khảo sát trên địa bàn xã Hòa Nhơn có giá trị cao, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

0 20 40 60 80 100

TD1 TD2 TD3 PT1 PT2 TNT1 TNT2 TNT3HKD1HKD2 TL1 TL2 PH1 PH2

Crom

Nồng độ Cr QCVN 09:2015 QCVN 01:2009

3.2. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của kim loại nặng (Cu, Cr) gây ra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã Hòa Nhơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)