Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 11 (Trang 129 - 133)

Chương IV. SINH SẢN A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Bài 19. Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn

Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, đây cũng là kiến thức cơ bản để hiểu về hoạt động tuần hoàn của động vật.

- Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch (mục I):

Đây là nội dung trọng tâm của bài.

+ Hoạt động của tim (mục I.1).

GV giúp HS hiểu được quy luật hoạt động của cơ tim: “Tất cả hoặc không có gì”, giới thiệu cho HS biết được tính tự động của tim và nguyên nhân tính tự động của tim.

GV cho HS quan sát hình 19.2 và giúp HS biết được tim hoạt động mang tính chu kì và mô tả được một chu kì tim.

+ Hoạt động của hệ mạch (mục I.2):

Mục I.2.a. Huyết áp:

GV giúp HS biết được thế nào là huyết áp? (áp lực máu tác dụng lên thành mạch). Biết và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch (vì lực đẩy do sự co bóp của tim giảm dần, do ma sát trong mạch máu…).

HS biết và giải thích được huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.

Nếu có thời gian GV có thể cho HS liên hệ với một số bệnh liên quan đến cấu trúc không bình thường của tim, mạch. Ví dụ, bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp…

Mục I.2.b. Vận tốc máu

GV có thể yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc của hệ mạch, có thể đưa hình vẽ và cho HS tự mô tả cấu trúc của hệ mạch, từ đó có thể yêu cầu HS liên hệ với tổng diện tích thiết diện các phần mạch (tăng dần từ động mạch chủ đến mao mạch, lớn nhất ở mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ).

Trên cơ sở đó cho HS hiểu được vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến mao mạch, thấp nhất ở mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng diện tích thiết diện các phần mạch.

GV có thể yêu cầu HS cho biết vận tốc máu nhỏ nhất ở phần mạch nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

- Điều hoà hoạt động tim – mạch (mục II):

GV có thể cho HS nghiên cứu điều hoà hoạt động của tim (mục II.1) và điều hoà hoạt động của hệ mạch (mục II.2). Nhưng cần lưu ý HS rằng các hoạt động của tim và mạch bao giờ cũng gắn liền với nhau. Vì vậy GV nên tập trung cho HS nghiên cứu và hiểu được phản xạ điều hoà tim – mạch (mục II.3).

+ Cơ chế điều hoà tim – mạch:

* Điều hoà hoạt động tim: Tim được điều hoà bởi trung ương giao cảm và đối giao cảm với các dây thần kinh:

Dây giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.

Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

* Điều hoà hoạt động hệ mạch:

Dây giao cảm gây co mạch.

Dây đối giao cảm gây giãn mạch.

+ Phản xạ điều hoà tim – mạch:

Kích thích (thay đổi huyết áp, nồng độ CO2...) → cơ quan thụ cảm (áp thụ quan và hoá thụ quan) → dây thần kinh hướng tâm → trung ương thần kinh → dây li tâm → tim – mạch (tăng nhịp tim, co mạch hoặc giảm nhịp tim, giãn mạch).

Có thể giới thiệu HS sơ đồ tổng quát như sau:

Môi trường thay đổi Thụ quan Trung khu điều hoà tim – mạch (hành tuỷ)

(1) (2)

Tim Trung khu giao cảm Trung khu đối giao cảm (gây co bóp nhanh)

Mạch Tim Mạch

(gây dãn mạch) (gây co bóp chậm) (gây dãn mạch)

Lưu ý, tuỳ tác động mà xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo con đường (1) hoặc (2).

Sau đó GV lấy một ví dụ thực tế và yêu cầu HS giải thích.

Bài 20. Cân bằng nội môi

Trọng tâm của bài này là khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi, cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

- Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi (mục I):

Trước hết GV có thể yêu cầu HS nhắc lại thành phần của môi trường trong (nội môi). Sau đó hỏi thêm: Nếu các thành phần đó bị thay đổi có ảnh hưởng gì đến sinh vật không? Cho ví dụ. Từ đó có thể đi đến khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi: Nội cân

bằng (cân bằng nội môi) là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể (duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt...), đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào → đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật.

- Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi (mục II):

Trước hết GV giúp HS giải thích được các bộ phận tham gia cơ chế duy trì cân bằng nội môi (hình 20).

Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận đáp ứng kích thích. Trong cơ chế này quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng.

Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi có sự tham gia của các hệ cơ quan như bài tiết, tuần hoàn, hô hấp, nội tiết.

Sau đú cú thể lấy một vớ dụ thực tế để minh hoạ cho cơ chế duy trỡ cõn bằng nội mụi để HS hiểu rừ hơn.

Tuy nhiên cần lưu ý HS rằng, mặc dù cơ thể có cơ chế tự duy trì cân bằng nội môi nhưng chỉ trong một giới hạn nhất định. Nếu điều kiện môi trường thay đổi quá lớn (ví dụ, quá nóng hoặc quá lạnh), hoặc cơ thể bị tổn thương nặng (ví dụ mất máu quá nhiều)…thì có thể dẫn đến mất khả năng tự điều hoà dẫn đến bệnh tật, thậm chí tử vong. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng bệnh khi điều kiện môi trường thay đổi.

Trong mục này, GV nờn tập trung giỳp HS hiểu rừ cơ chế điều hoà ỏp suất thẩm thấu (mục II.1) trong đú làm rừ vai trũ của gan và thận.

+ Cân bằng áp suất thẩm thấu (II.1):

Mục này GV nờn tập trung phõn tớch vai trũ của thận (mục II.1.a) và vai trũ của gan (mục II.1.b). GV nờn làm rừ vai trũ của thận trong điều hoà lượng nước và điều hoà muối khoáng trong duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu.

* Vai trò của thận:

Điều hoà lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, hoặc thể tích máu giảm → vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước → giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu, tăng thể tích máu → tăng bài tiết nước tiểu.

Điều hoà muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm → tuyến trên thận tăng tiết anđostêron → tăng tái hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại, khi thừa Na+ → tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát → uống nước nhiều → muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu.

Ngoài ra thận cũng tham gia điều hoà pH qua thải H+ và HCO3-.

* Vai trò của gan:

Điều hoà glucô huyết: GV có thể giới thiệu sơ đồ điều hoà hàm lượng đường trong máu của gan.

Đường huyết tăng Đường huyết giảm (sau bữa ăn) (xa bữa ăn)

Insulin Glucagon

Đường huyết giảm Đường huyết tăng

(xuống mức bình thường) (lên mức bình thường)

Điều hoà prôtêin huyết tương: Khi prôtêin huyết tương giảm → gan tăng sản xuất prôtêin huyết tương và ngược lại.

+ Cân bằng PH nội môi (II.2):

Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, nhưng đây cũng là vấn đề cơ bản cần thiết. GV nên giới thiệu một hệ đệm (ví dụ bicacbonat) và cơ chế điều hoà pH của hệ đệm trong trường hợp pH tăng hoặc giảm.

+ Cân bằng nhiệt (II.3):

Khi trời nóng, hoạt động mạnh: Giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt.

Khi trời lạnh: Tăng sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt.

Bài 21. Thực hành : Tìm hiểu hoat động của tim ếch

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 11 (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w