THIẾT KẾ VỎ HỘP VÀ CÁC CHI TIẾT PHỤ I. Thiết kế vỏ hộp giảm tốc đúc

Một phần của tài liệu Đồ án chi tiết máy hệ dẫn động băng tải (Trang 55 - 59)

1. Chọn bề mặt ghép nắp và thân:

Bề mặt ghép chọn song song với mặt đế.

2. Xác định các kích thước cơ bản của vỏ hộp:

Dựa vào bảng 18 – 1, [II] ta xác định các kích thước cơ bản của vỏ hộp:

 Chiều dày:

- Thân hộp: δ = 0,03a + 3 = 0,03.243 + 3 = 10,02 mm Với a = 237 mm – khoảng cách giữa trục II và III.

Lấy δ = 10 mm > 6 mm.

- Nắp hộp:δ1 = 0,9δ = 0,9.10 = 9 mm

 Gân tăng cứng:

- Chiều dày: e = (0,8 ÷ 1)δ = (8 ÷ 10) mm. Chọn e = 10 mm.

- Chiều cao: h < 58 mm. Chọn h = 50 mm.

- Độ dốc: 2o

 Đường kính:

- Bulông nền: d1 > 0,04a + 10 > 12 mm

⇒ d1 > 0,04.237 + 10 = 19,36 mm > 12 mm. Vậy chọn d1 = 20 mm.

- Bulông cạnh ổ: d2 = (0,7 ÷ 0,8)d1 = (0,7 ÷ 0,8).20 = (14 ÷ 16) mm.

Chọn d2 = 14 mm.

- Bulông ghép bích nắp và thân:

d3 = (0,8 ÷ 0,9)d2 = (0,8 ÷ 0,9).14 = (11,2 ÷ 12,6) mm Chọn d3 = 12 mm

- Vít ghép nắp ổ: d4 = (0,6 ÷ 0,7)d2 = (0,6 ÷ 0,7)14 = (6,4 ÷ 8,8) mm.

Chọn d4 = 7 mm.

- Vít ghép nắp cửa thăm:

d5 = (0,5 ÷ 0,6)d2 = (0,5 ÷ 0,6)14 = (7 ÷ 8,4) mm.

Chọn d5 = 8 mm.

 Kích thước gối trục:

- Đường kính ngoài và tâm lỗ vít: D3, D2

Tra bảng 18 – 2, [II], ta có:

Với đường kính lỗ lắp ổ lăn: D = 72 mm => D3 = 115 mm; D2 = 90 mm Với đường kính lỗ lắp ổ lăn: D = 80 mm => D3 = 125 mm; D2 = 100 mm - Tâm lỗ bulông cạnh ổ: E2 ≈ 1,6d2 = 1,6.15 = 24 mm. Chọn E2 = 25 mm.

R2 ≈ 1,3d2 = 1,3.15 = 19,5 mm. Chọn R2 = 20 mm.

- Bề rộng mặt ghép bulông cạnh ổ:

K2 = E2 + R2 + (3 ÷ 5) mm = 25 + 20 + (3 ÷ 5) = (48 ÷ 50) mm.

Chọn K2 = 50 mm.

- Khoảng cách từ tâm bulông tới mép ổ: k ≥ 1,2d2 = 1,2.15 = 18 mm.

Lấy k = 18 mm.

 Mặt bích ghép nắp và thân:

- Chiều dày bích thân hộp:

S3 = (1,4 ÷ 1,8)d3 = (1,4 ÷ 1,8).12 = (16,8 ÷ 21,6)mm Chọn S3 = 17 mm.

- Chiều dày bích nắp hộp:

S4 = (0,9 ÷ 1)S3 = (0,9 ÷ 1)18 = (16,2 ÷ 18) mm Chọn S4 = 17 mm.

- Bề rộng bích nắp và thân:

K3 = K2 - (3 ÷ 5) mm.

Lấy K3 = K2 – 4 = 50 – 4 = 46 mm.

 Mặt đế hộp:

- Chiều dày khi không có phần lồi: S1 ≈ (1,3 ÷ 1,5)d1 = (26 ÷ 30) mm.

Lấy S1 = 26 mm.

- Khi có phần lồi: S1 ≈ (1,4 ÷ 1,7)d1 = (1,4 ÷ 1,7).20 = (28 ÷ 34) mm.

Lấy S1 = 28 mm.

S2 ≈ (1 ÷ 1,1)d1 = (1 ÷ 1,1).20 = (20 ÷ 22) mm.

Lấy S2 = 22 mm.

- Bề rộng mặt đế hộp: K1 ≈ 3d1 = 3.20 = 60 mm.

q ≥ K1 + 2δ = 60 + 2.10 = 80 mm. Lấy q = 80 mm.

 Khe hở giữa các chi tiết:

- Giữa bánh răng với thành trong hộp:

∆ ≥ (1 ÷ 1,2)δ = (1 ÷ 1,2).10 = (10 ÷ 12) mm. Lấy ∆ = 12 mm.

- Giữa đỉnh bánh răng lớn với đáy hộp:

∆1 ≥ (3 ÷ 5)δ = (3 ÷ 5).10 = (30 ÷ 50) mm. Lấy ∆1 = 40 mm.

- Giữa mặt bên các bánh với nhau: ∆ ≥ δ = 10 mm. Lấy ∆ = 12 mm.

II. Một số kết cấu khác liên quan đến cấu tạo vỏ hộp:

a) Vòng móc

Để nâng và vận chuyển hộp giảm tốc trên nắp và thân thường lắp thêm bulông vòng hoặc móc vòng. Kích thước vòng móc có thể được xác định như sau:

Chiều dày vòng móc: S = (2 ÷ 3).δ = (20 ÷ 30) mm. Chọn S = 25 mm.

Đường kính: d = (3 ÷ 4).δ = (30 ÷ 40) mm. Chọn d = 35 mm.

b) Chốt định vị

Để đảm bảo vị trí tương đối của nắp và thân trước và sau khi gia công cũng như khi lắp ghép, ta dùng 2 chốt định vị.

Chọn chốt định vị hình côn: d = 12 mm C = 1,6 mm l = 36 ÷ 220 mm c) Cửa thăm

Cửa thăm được đậy bằng nắp. Trên nắp có thể lắp thêm nút thông hơi. Kích thước cửa thăm chọn theo bảng 18 – 5, [II].

A B A1 B1 C k R Vít Số

lượng

100 75 150 100 125 87 12 4.M8ì22 4

d) Nút thông hơi

Khi làm việc, nhiệt độ trong hộp tăng lên. Để giảm áp suất và điều hòa không khí bên trong và bên ngoài hộp, người ta dùng nút thông hơi. Nút thông hơi thường được lắp trên nắp cửa thăm hoặc ở vị trí cao nhất của nắp hộp.

Hình dạng và kích thước nút thông hơi:

A B D E G H I K L M N O P Q R S

M27ì2 15 15 45 36 32 6 4 10 8 22 6 32 18 36 32

e) Nút tháo dầu

Để tháo dầu cũ, ở đáy hộp có lỗ tháo dầu. Lúc làm việc, lỗ được bịt kín bằng nút tháo dầu. Ta chọn nút tháo dầu trụ có kết cấu và kích thước như sau:

Do D

S L

m

d

b

d b m f L c q D S Do

M20ì2 15 9 3 28 2,5 17,8 30 22 25,4

f) Que thăm dầu

Có kích thước như hình vẽ:

L

6 1x45°

1x45°

30 3 3

ỉ5 ỉ18

ỉ6

M12

g) Vòng chắn dầu:

Vòng gồm 3 rãnh tiết diện tam giác có góc ở đỉnh là 600. Khoảng cách giữa các đỉnh là 3 mm. Vòng cách mép trong thành hộp khoảng (0,5÷1) mm. Khe hở giữa vỏ với mặt ngoài của vòng ren là 0,4 mm.

III. Bôi trơn ổ lăn và hộp giảm tốc:

1. Bôi trơn ổ lăn:

Khi ổ được bôi trơn đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được mài mòn bởi vì chất bôi trơn sẽ giúp tránh không để các chi tiết kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau, ma sát trong ổ sẽ giảm, khả năng chống mài mòn của ổ tăng lên, khả năng thoát nhiệt tốt hơn bảo vệ bề mặt không bị han gỉ, đồng thời giảm được tiếng ồn.

Dựa vào số vòng quay và nhiệt độ làm việc của ổ ta chọn loại mỡ tra vào ổ lăn. Ta thấy số vòng quay của ổ khi làm việc thuộc loại nhỏ và trung bình nên lượng mỡ cho vào chiếm 2/3 khoảng trống của ổ.

2. Bôi trơn hộp giảm tốc:

Để giảm mất mát công suất vì ma sát, giảm mài mòn răng, đảm bảo thoát nhiệt tốt và đề phòng các chi tiết máy bị hỏng, cần phải bôi trơn liên tục các bộ truyền trong hộp giảm tốc.

Ta chọn loại dầu bôi trơn trong hộp là loại AK15 độ nhớt của dầu ở 500C để bôi trơn bánh răng. Dựa vào vận tốc vòng và δh ta chọn loại dầu có độ nhớt là 80/11.

60

°

a

t a = 6..9

t = 2..3

b

PHẦN VI: CHỌN CẤP CHÍNH XÁC VÀ LẮP GHÉP

Một phần của tài liệu Đồ án chi tiết máy hệ dẫn động băng tải (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w