1. Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư 1.1. Lãi suất tác động đến qui mô vốn đầu tư
quan sát mức lãi suất tiết kiệm thực VND từ năm 1995 - 2006, nhìn chung có xu hướng giảm từ mức 7,5%/năm của năm 1999 xuống còn 4,9%/năm của năm 2000 và -1,2% của năm 2005.
Theo lý thuyết về mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư:
I(r)= a- br
Xu hướng giảm của lãi suất tiết kiệm thực VND trong hơn mười lăm năm từ 1995-2009 đã có tác động tới quy mô vốn đầu tư theo hướng gia tăng lượng vốn đầu tư. Trong mối quan hệ giữa quy mô vốn đầu tư và lãi suất, khu vực tư nhân có sự nhạy cảm hơn so với khu vực doanh nghiệp của nhà nước. Điều này là do, các doanh nghiệp của Nhà nước được tiếp cận nhiều nguồn vốn ngoài ngân hàng hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và được hưởng nhiều nguồn vốn ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn so với khu vực tư nhân (kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về nguồn vốn của các DNNN năm 2004-2007, cho kết quả là nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 42% tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp).
Mặt khác, trong giai đoạn này, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn giai đoạn trước (số doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng từ 35.004 DN năm 2000 lên
mức 5.759 DN năm 2000 xuống còn 4.596 DN năm 2004 và 3.720 năm 2006). Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của khu vực tư nhân ngày càng thuận lợi hơn.
Theo số liệu thống kê của NHNN, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân tăng từ mức 55,3% tổng dư nợ năm 2000 lên 68,7% tổng dư nợ năm 2007. Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê năm 2007, quy mô vốn đầu tư của thành phần tư nhân chiếm tỷ trọng 35,3% trong tổng số vốn đầu tư của cả nước, tức là gần xấp xỉ mức vốn đầu tư của kinh tế nhà nước (39,9%).
Vì vậy sự thay đổi trong lãi suất càng ngày càng có ảnh hưởng lớn đến quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Việt Nam trong những năm trở lại đây phải đối mặt với vấn đề tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao, trên 30%, điều đó chứa đựng nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn và có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.
Quyết định 16 của NHNN nhằm chấn chỉnh tình hình cho vay của các NHTM với mục đích hạn chế nợ xấu và đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đi vay. Lãi suất cho vay thương mại, các NHTM bị buộc phải giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản, nghĩa là phải dưới 21%/năm. Xét về tổng thể nền kinh tế, mặc dù một số doanh nghiệp có thể vẫn vay được ở mức lãi suất 21% (mà đa số sẽ là các DNNN hoặc các công ty có mối quan hệ cánh hẩu với các NHTM), những doanh nghiệp khác khi bị ngân hàng từ chối cho vay sẽ phải vay từ các nguồn tín dụng “nóng”
khác với lãi suất cao hơn trần hoặc phải cắt giảm các khoản đầu tư của mình tạo nên những mất mát vô hình cho xã hội.
Hình 10. Mối quan hệ giữa lãi suất và tín dụng
Việc áp đặt trần tín dụng sẽ làm đường cung tín dụng dịch chuyển về bên trái (từ SS thành S’S') và mức lãi suất thực tế (effective interest rate) trong thị trường tín dụng sẽ tăng từ R lên R’. R’ chắc chắn sẽ cao hơn trần cho vay 21% hiện nay đơn giản vì nếu nó nhỏ hơn NHNN sẽ không việc gì phải áp đặt trần tín dụng. Nếu vậy thị trường vốn sẽ tự điều chỉnh để mức tăng trưởng tín dụng cân bằng nhỏ hơn mức trần 30% mà NHNN mong muốn.
Trên thực tế, đối với các NHTMCP nhỏ có mức tăng trưởng tín dụng cho 6 tháng đầu năm đã gần bằng hoặc thậm chí vượt ngưỡng 30% như trường hợp của Techcombank, R’ phải cao tới mức không thể chấp nhận được để tín dụng không tăng trưởng trong 6 tháng còn lại. Xét về tổng thể nền kinh tế, mặc dù một số doanh nghiệp có thể vẫn vay được ở mức lãi suất 21% (đa số sẽ là các DNNN hoặc các công ty có mối quan hệ cánh hậu với các NHTM), những doanh nghiệp khác khi bị ngân hàng từ chối cho vay sẽ phải vay từ các nguồn tín dụng “nóng” khác với lãi suất cao hơn trần hoặc phải cắt giảm các khoản đầu tư của mình tạo nên những mất mát vô hình cho xã hội (deadweight loss). Về bản chất, việc NHNN Việt Nam áp đặt
Lãi suất Việt Nam đang ở mức cao làm cho nền kinh tế có hiện tượng bị thiếu vốn trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tác động của lãi suất đến tình hình đầu tư có độ trễ, vì vậy việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư trung và dài hạn. Lãi suất tăng cao trong những năm trở lại đây đã ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp. Theo số liệu về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng quy mô vốn đầu tư khu vực tư nhân giai đoạn 2006 -2008 đạt mức 115-118% so với tốc độ xấp xỉ 130%
của các năm trước đó.Năm 2009, tốc độ tăng trưởng quy mô vốn đầu tư giảm chỉ đạt 96,7% so với 2008. Tốc độ tăng trưởng qui mô vốn đầu tư giảm đi trong giai đoạn 2006-2009 chịu một phần lớn tác động từ việc tăng lãi suất cho vay.
1.2. Qui mô vốn tác động đến lãi suất cho vay
Theo lý thuyết thì qui mô vốn tác động ngược trở lại tới lãi suất, khi mà đầu tư phát triển theo chiều rộng, nhu cầu về vốn đầu tư tăng cao tạo sức ép tăng lãi suất.
Tình hình Việt Nam cũng vậy, trong chính sách đầu tư công của chính phủ, với mục tiêu giữ tăng trưởng kinh tế ở mức cao dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư cũng tăng cao.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng vậy, nhu cầu về vốn đầu tư liên tục tăng và không ngừng chiếm tỷ trọng cao trong vốn tổng vốn đầu tư của đất nước, nó gây nên sức ép tăng lãi suất.
Những năm trở lại đây, Việt Nam được coi là một điểm đến đầu tư an toàn với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực, cùng với các chính sách nhằm tập trung thu hút hai nguồn vốn quan trọng từ nước ngoài là ODA và FDI, thêm vào đó là sự phát triển liên tục và “nóng” của thị trường chứng khoán đã làm tăng dòng tiền ngoại tệ chảy từ nước ngoài vào. Với một lượng lớn ngoại tệ chảy vào trong nước trong một thời gian ngắn đối với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam với yêu cầu hấp thu nguồn vốn ngoại tệ đã gây sức ép lên cầu đồng nội tệ, khiến đồng nội tệ tăng giá, các NHTM rơi vào tình trạng thiếu vốn, dẫn
đến việc phải tăng lãi suất huy động và dẫn tới việc tăng lãi suất cho vay. Vì vậy có thể kết luận rằng lãi suất có tác động ngược trở lại tới qui mô vốn đầu tư.
2. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư 2.1. Tỷ suất lợi nhuận tác động qui mô vốn
Các ngành khác nhau có những đặc điểm sản xuất khác nhau, có những lợi thế và khó khăn khác nhau vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của các ngành khác nhau là khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư có quan hệ tỉ lệ thuận tới đầu tư. Nếu ngành nào có tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư cao thì các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào nhiều, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư càng nhiều thì qui mô vốn đầu tư càng lớn.
Như vậy, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư chỉ cho ta biết nên đầu tư vào đâu, qui mô vốn đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 8: Nguồn :Tổng cục thống kê
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
ICOR 4.54 4.88 4.9 6,7 8
GDP/VĐT 2.61 2.47 2.41 2,41 2,21 Tốc độ tăng
trưởng kinh tế (%)
8.4 8.2 8.5 6,23 5,32
Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 , cao hơn nhiều so với 2,7 của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995). Như vậy hiệu quả vốn đầu tư của Việt Nam vẫn còn thấp. Tuy nhiên hế số ICOR có xu hướng giảm dần nghĩa là giả trị sử dung vốn hay tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư đang tăng dần lên.Từ đó cung kích thích các nhà đầu tư nâng cao qui mô vốn đầu tư. Qui mô vốn đầu tư của giai đoạn 2000 đến 2007 tăng nhanh qua các năm.. Từ 151183 tỉ năm 2000 lên 512700 tỉ năm 2007.Cuối năm 2007,năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới
nhưng vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn tăng năm 2008 là 616735 tỉ năm 2009 là 708826 tỷ đồng
Giải thích cho hệ số ICOR cao ở Việt Nam, lý do là Việt Nam đang có thất thoát trong xây dựng lớn (khoảng 30-35%). Đầu tư nhà nước chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư nhưng hiệu quả thấp (ICOR trong khu vực này thậm chí còn lên đến con số 7). Vốn đầu tư đang tập trung vào các ngành nghề thâm dụng vốn nhưng cũng chưa phát huy được hiệu quả trong khi lao động thì ít được quan tâm đúng mức. Cần lưu ý kinh nghiệm các nước Đông Á vốn theo đuổi chiến lược phát triển các ngành có hệ số vốn thấp nhưng sử dụng nhiều lao động đã có được những tỉ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng lại giữ được hệ số ICOR thấp.
Mặt khác, trong khi chỉ số cạnh tranh và ICOR đều đang ở mức không mấy lạc quan thì GDP của nước ta vẫn giữ mức tăng trưởng tốt. Lý giải cho điều này, có thể thấy việc tăng cường nguồn lực đầu tư, triển khai các gói kích cầu đã có một số tác dụng hỗ trợ nhất định, khiến nền kinh tế không bị suy giảm mạnh, nhờ đó giữ được mức tăng trưởng khá cho dù tình hình chung của các nước khác đều tăng trưởng âm.
2.2. Qui mô vốn tác động đến tỷ suất lợi nhuận
Quy mô vốn đầu tư cũng có tác động trở lại đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, việc tăng quy mô vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy việc tăng lượng vốn đầu tư đã có ảnh hưởng phần nào đến sự tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên có độ trễ về thời gian.
Vào năm 2000, mức đầu tư toàn ngành Tài chính – Tín dụng có giá trị 240 nghìn tỷ đồng, quy mụ vốn đầu tư của ngành được tăng lờn một cỏch rừ rệt, trong hai năm 2001 và 2002, quy mô vốn đã vượt 300 nghìn tỷ đồng, và đến năm 2003 đã đạt trên 500 nghìn tỷ đồng tức là gấp đôi so với gia trị của năm 2000. Cũng chỉ mất thêm ba năm, đến năm 2007 quy mô vốn đầu tư của ngành đã vượt ngưỡng 1000 tỷ đồng, tức là tăng gấp đôi so với năm 2003. Trong giai đoạn 2000-2003, ngành chỉ đạt mức tỷ
suất lợi nhuận ở mức xấp xỉ 1%, tuy nhiên sang đến giai đoạn 2003-2005 tỷ suất lợi nhuận ngành đã đạt xấp xỉ 2%, và đến năm 2007 đã đạt mức 3%. Qua những số liệu trên có thể thấy được tác động của quy mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận vốn trong ngành tài chính – tín dụng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
Trong nhiều năm trước đây, các chính sách của nhà nước đã không khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển vì vậy các doanh nghiệp tồn tại trong quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước dưới dạng nhu yếu phẩm. Khả năng tiếp cận vốn thấp dẫn đến quy mô vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ở mức thấp, doanh nghiệp không đủ vốn để đổi mới trong sản xuất, mua sắm máy móc dây chuyền vì vậy không tránh khỏi tình trạng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư không cao.
Có thể thấy rằng quy mô vốn của các doanh nghiệp là không cao chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng không cao, để giải bài toán này, cần có sự tác động từ phía quy mô vốn, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính cũng như từ phía quản lý Nhà nước để đảm bảo lượng cung vốn đủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đảm bảo tỷ suất lợi nhuận ở mức cao từ đó làm nguồn tích lũy vốn để tái đầu tư và phát triển.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VỐN VAY,