Khai thác khoáng sản và sử dụng đất vùng hạ lưu Trà Khúc

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH QUẢNG NGÃI

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC

3.3.2. Khai thác khoáng sản và sử dụng đất vùng hạ lưu Trà Khúc

3.3.2.1.Khoáng sn

Quảng Ngãi là tỉnh khá phong phú về tài nguyên khoáng sản, song quy mô từng loại nhìn chung không lớn. Kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản đã ghi nhận 140 mỏ, điểm quặng, điểm biểu hiện khoáng sản thuộc 23 loại khoáng sản rắn và nước khoáng nước nóng. Cụ thể là: kim loại gồm: sắt, titan – zircon, bau xit, wolfram, Thiếc-đất hiếm, vàng, molybden, đồng, chì - kẽm, thiếc, ; khoáng chất công nghiệp gồm: than bùn, kaolin, felspat, silimanit, graphit, mica; vật liệu xây dựng gồm: đá ốp lát, đá xây dựng, cát cuội sỏi, sét gạch ngói, puzơlan; đá mĩ nghệ và nước khoáng. Tuy nhiên đa số ở dạng điểm khoáng sản và điểm biểu hiện khoáng sản,không có giá trị kinh tế (khai thác không hiệu quả), các khoáng sản có giá trị kinh tế hơn cả bao gồm:

Sắt: Cú 02 mỏ nhỏ (Nỳi Vừng, Nỳi Khoỏng), 02 điểm khoỏng sản (Nỳi Văn Bân và Núi Đồi) và 01 điểm biểu hiện khoáng sản (phía tây Núi Làng Rầm);

Graphit: Có 01 mỏ ở Hưng Nhượng, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh và 05 điểm khóang sản: Trà Thanh, Làng Cheng, Tây Nam Trà Bồng thuộc xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng; Mỹ Thiện thuộc huyện Bình Sơn và Núi Đảnh Khương thuộc huyện Nghĩa Hành;

Vonfram: Có 1 mỏ nhỏ vonfram Xuân Thu, thuộc huyện Minh Long;

Thiếc-đất hiếm: chỉ mới phát hiện và đăng ký được 1 mỏ thiếc gốc, kim loại hiếm La Vi, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ;

Kaolin: có 03 mỏ: Đồng Trỗi, thuộc xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh; Nghĩa Thuận thuộc huyện Tư Nghĩa và mỏ An điềm thuộc xã Bình Chương, huyện Bình Sơn;

Puzoland: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện được 04 mỏ puzolan: mỏ Núi Voi-Núi Ngang, thuộc xã Tịnh Khê, Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh;

mỏ Núi Thình Thình, thuộc xã Bình Tân, mỏ Phú Mỹ thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và mỏ Ba Trang thuộc huyện Ba Tơ.

Đá xây dựng: Hầu như các huyện đều có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá xay, đá chẻ);

Cát - cuội - sỏi: Phân bố chủ yếu trên các bãi bồi, thềm sông, dọc các thung lũng sông lớn trong tỉnh như: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ. Trong các con sông thì

sông Trà Khúc là có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất; đặc biệt, là khu vực hạ lưu.

Nước khoáng, nước nóng: Đã ghi nhận được 9 nguồn nước khoáng - nóng:

Thạch Bích và Bình Đông, thuộc xã Trà Bình, huyện Trà Bồng; Nghĩa Thắng (Nghĩa Thuận), thuộc huyện Tư Nghĩa; Đá Đen, Phước Thọ, thuộc xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh; Bàn Cờ, Xã Điệu, thuộc xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà; Tú Sơn, Thạch Trụ, thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức; Sơn Mùa, thuộc huyện Sơn Tây; Kim Động, thuộc huyện Nghĩa Hành;

Theo tính toán, BĐKH có thể gây tác động đến tài nguyên khoáng sản theo nhiều phương thức khác nhau. Đó là việc cường hóa các tai biến thiên nhiên, điển hình là vùng hạ du. Ở các huyện miền núi, các đợt mưa thường có lượng và cường độ lớn sẽ gây lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở… gây khó khăn hơn cho quá trình điều tra, thăm dò và khai thác khoáng sản, đồng thời gia tăng sự phát tán các kim loại độc hại trong chất thải mỏ, gây ô nhiễm môi trường.

Ở khu vực đồng bằng, tác động của ngập lụt do NBD sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các khu khai thác trong vùng. Theo kịch bản A2, có khá nhiều các khu mỏ khai thác khoảng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng bị ảnh hưởng của ngập lụt, trong đó hầu hết là các mỏ khai thác cát (Hình 3.26 và Bảng 3.12).

Bng 3.12. Danh sách các khu m khai thác khoáng sn b tác động do ngp lt

TT Tên khu mỏ khai thác khoáng sản

1 Mỏ Phụ gia xi măng núi Đầu Voi (8,9 ha) của Công ty SXVL Puzơlan IDICO

2 Các mỏ sa khoáng titan ven biển từ Bình Sơn đến Đức Phổ

3 Mỏ cát thôn An Châu, xã Bình Thới (1,0 ha) của Hộ kinh doanh ông Trương Đỡ

4 Mỏ cát Doi 10, TP Quảng Ngãi (39,6 ha) của Công ty Cổ phần Toàn Việt

5 Mỏ cát thôn Liên Hiệp I, TT.Sơn Tịnh (16,0 ha) của Công ty Cổ phần Toàn Việt

6 Mỏ cát phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi (2,6 ha) của Công ty TNHH Xuân Phát

7 Mỏ cát xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi (26,14 ha) của Công ty TNHH Xây lắp Phước Tiến

Hình 3.26. Bn đồ nh hưởng ca ngp lt ti các khu khai thác khoáng sn

3.3.2.2.Tài nguyên đất

Quảng Ngãi nằm ở phía Đông Trường Sơn, có dạng địa hình thấp dần từ Tây sang Đông nhưng khá phức tạp từ vùng núi xuống đồng bằng địa hình đột nhiên hạ thấp đáng kể, hình thành hai bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau, không có khu vực chuyển tiếp. Vùng Tây là những vùng núi cao có cao độ từ 500 đến 1000 m, còn ở đồng bằng chỉ có cao độ từ 5 đến 15 m và vùng cát ven biển có cao độ 2 đến 10 m.

Theo kết quả đánh giá khả năng đất trong vùng, tổng diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư có độ dốc từ 0 đến 20o tầng dày 30cm trở lên là: 144.978 ha chiếm 28,3% diện tích đất tự nhiên. Trong đó tương đối thuận lợi ở độ dốc từ 0 đến 15o và tầng dày trên 50cm là 20.839ha chiếm 4% diện tích tự nhiên. Như vậy, việc phát triển mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế, khả năng phát triển và mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, lũ, hạn hán… do BĐKH sẽ làm suy thoái đáng kể chất lượng đất, đặc biệt là đất dùng cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Những thay đổi về khí hậu khiến con người phải sử dụng thêm nhiều biện pháp hóa lý khác nhau để tăng hiệu suất sử dụng đất, là nguyên nhân làm mất dần độ phì nhiêu, tăng nhiều độc tố trong đất gây suy thoái đất đai.

Hậu quả cuối cùng là tạo thành những vùng đất không thể canh tác - vùng đất chết.

Quảng Ngãi có tổng diện tích đất tự nhiên 515.257 ha, trong đó,diện tích đất nông nghiệp khoảng 135.975 ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển.

Trong bối cảnh BĐKH, nước biển có khả năng dâng cao, gây ngập lụt vùng đồng bằng ven biển. Theo tính toán, diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị ngập do BĐKH và NBD lớn nhất (Bảng 3.13) (kịch bản A2 giai đoạn 2080-2099) là 31.977 ha chiếm 6,21% tổng diện tích toàn tỉnh và 23,5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích đất lúa có nguy cơ bị ngập tương ứng là 28890 ha chiếm 39,76 tổng diện tích đất trồng lúa.

Bng 3.13. Din tích đất nông nghip có kh năng b ngp ln nht theocác kch bn

Kịch bản Thời kỳ Đất lúa (ha)

Đất canh tác khác (ha)

Tổng diện tích đất nông nghiệp

(ha)

1999 1980-1999 28150 3008 31158

B1

2020-2039 28799 3070 31869

2040-2059 28840 3085 31925

2060-2079 28841 3079 31919

2080-2099 28841 3079 31919

B2

2020-2039 28798 3070 31868

2040-2059 28850 3078 31928

2060-2079 28882 3081 31963

2080-2099 28883 3081 31964

A2

2020-2039 28797 3070 31868

2040-2059 28850 3078 31928

2060-2079 28889 3084 31973

2080-2099 28890 3088 31977

3.4. ĐỀ XUT MT S GII PHÁP NHM GIM NH TÁC ĐỘNG CA

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)