1.5. KỸ THUẬT SẤY CÁC LOẠI RAU QUẢ
1.5.3. Kỹ thuật sấy một số loại rau quả
Chuối sấy chủ yếu được chế biến từ chuối tiêu, chuối bom, một số ít được chế biến từ chuối tây.
Nguyên liệu chuối phải chín, tươi tốt. Vỏ chuối dễ bóc và dễ gãy, có màu vàng toàn bộ. Ruột chuối mềm nh ưng chưa nhũn, không có vị chát. Ở độ chín này, hàm lượng tinh bột và poliphenol thấp, tạo cho sản phẩm có màu sắc và h ương vị tốt hơn, so với nguyên liệu có độ chín kém hơn.
Sau khi phân loại theo độ chín và kích thước, chuối được rửa sạch và bóc vỏ. Ruột chuối cần nguyên vẹn, không dập gãy. Bề mặt ruột chuối còn dính x ơ, các mảnh vụn của lớp trong vỏ quả, và kể cả bản thân lớp ruột quả này c ó nhiều cơ chất tạo ra màu thâm đen, cần được loại trừ bằng cách rửa hoặc lau nhẹ.
Sau đó ruột chuối được sunfit hoá bằng cách ngâm vào dung dịch có hàm lượng SO2 tự do 0,2÷1%, với thời gian 5÷20 phút. Ở n ước ngoài có sử dụng axit xitric hoặc axit clohydric cũng đem lại hiệu quả tốt.
Xếp chuối đã xử lí vào khay tre hay khay nhôm đục lỗ, để ráo nước và đưa đi sấy trên thiết bị sấy kiểu phòng hay kiểu hầm, hoặc ph ơi nắng.
Nhiệt độ sấy ban đầu là 95÷100oC trong 1÷2 giờ để diệt hệ enzime trong chuối, sau đó hạ xuống 80÷85oC cho đến hết giai đoạn vận tốc sấy không đổi. Khi độ ẩm của chuối còn lại 30÷40% thì giảm nhiệt độ của tác nhân sấy xuống 60÷65oC, cho đến khi kết thúc quá trình sấy.
Tốc độ lưu thông không khí 0,4÷0,6 m/s. Trong thi ết bị sấy mà lưu thông
không khí không tốt do cấu trúc không hợp lí hoặc xếp sản phẩm quá mức thì sự phân bố nhiệt độ không đều ở các khu vực của thiết bị. Ví dụ, trong lò sấy thủ công, các tầng sấy phía dưới gần ống toả nhiệt được đốt nóng nhiều nhất và nhanh khô nhất, các tầng giữa ít được đốt nóng và bị ngưng tụ hơi nước nên chuối bị ướt và bị thâm đen. Còn các tầng trên cùng, gần ống thoát h ơi, được đốt nóng và thoát ẩm trung bình. Do vậy người ta phải đảo các khay trên các tầng sấy. Các khay ở khu vực bị ngưng tụ hơi nước phải đưa ra ngoài lò, dùng quạt gió làm bốc hết hơi nước đọng trên mặt dưới rồi mới đưa trở lại vào lò.
Vào mùa nắng, có thể phơi chuối với 2÷3 ngày nắng to là được. Khi phơi, không đặt trực tiếp khay chuối xuống sàn ph ơi mà cần kê cao ít nhất 10cm để hơi ẩm thoát xuống phía dưới không bị ngưng tụ ở mặt dưới quả chuối.
Trong quá trình sấy hoặc phơi chuối, khi bề mặt chuối đã se lại, khối lượng ngót còn khoảng một nửa thì đảo chuối để sản phẩm khô đều. Khi chuối đã khô, độ ẩm còn 18÷20% thì ngừng sấy hoặc ph ơi. Sau đó để nguội, lựa chọn, phân loại rồi bao gói. Có thể bao gói rời từng quả hoặc ép nhẹ trong khuôn thành bánh có khối lượng 100g, 200g rồi bao lại bằng xenluphan.
Bảng 1.3: Thành phần hoá học chuối sấy
Dứa sấy:
Trong các giống, dứa Queen cho sản phẩm có chất l ượng cao vì không chua gắt và độ chắc vừa phải. Độ chín của nguyên liệu thích hợp nhất thể hi ện ở số mắt chín vàng không quá 1/3. Có thể dùng các loại dứa khác, với độ chín từ mở mắt hoàn toàn đến chín vàng 1/2 quả. Có thể tận dụng các khoanh dứa, miếng dứa loại ra trong dây chuyền chế biến dứa hộp. Sau khi phân loại theo độ chín và kích thước, dứa được rửa sạch, gọt vỏ, đột lừi và cắt thành khoanh dày 9ữ10mm. Để dứa đỡ bị biến màu khi sấy, nhúng dứa trong dung dịch SO2. Sấy dứa ở nhiệt độ không quá cao: nhiệt độ ban đầu khoảng 60oC, sau đó nâng lên 65÷68oC. Độ ẩm của thành
Nước (%)
Gluxit (%)
Protein (%)
Lipit (%)
Xenluloza (%)
Pectin (%)
Tro (%)
Vitamin C (mg%) 18÷22 67÷70 4÷6 0,4÷0,7 1,3÷1,5 0,3÷0,4 1,8÷2,5 2,67÷3,24
phẩm dứa sấy là 16÷18%.
Đu đủ sấy:
Chọn đu đủ chín nhưng thịt quả còn cứng, gọt vỏ, bỏ hạt. Bổ quả làm bốn theo chiều dọc rồi cắt miếng có chiều dày 1cm, xếp khay rồi đem sấy. Lúc đầu sấy ở nhiệt độ khoảng 90oC trong 1giờ, sau đó hạ xuống khoảng 70oC và sấy tiếp đến khi độ ẩm của sản phẩm đạt khoảng 16% thì được.
Xoài sấy:
Dùng xoài ương, sau khi g ọt vỏ, bỏ hạt, ngâm vào siro 30% trong 2 giờ rồi xếp vào khay. Người ta sunfit hoá xoài bằng cách xông l ưu huỳnh trong 1÷2 giờ.
Nhiệt độ sấy trung bình là 65oC, độ ẩm của thành phẩm là 18%.
Vải, nhãn sấy:
Vải, nhãn được sấy ở dạng nguyên quả, không bóc vỏ. Th ường dùng nguyên liệu vải thiều và nhãn cùi. Nhiệt độ sấy trong khoảng 70÷80oC, độ ẩm của sản phẩm trung bình là 18%. Để sản phẩm có màu đẹp, vải và nhãn thường được sunfit hoá trước khi sấy. Để có cùi vải, cùi nhãn khô (long vải, long nhãn), sau khi sấy quả đem bóc vỏ, bóc hạt rồi sấy lại trong 2÷4 giờ, đến khi độ ẩm sản phẩm đạt 14÷16%.
Mận sấy:
Chọn loại mận không chát, quả to, hạt nhỏ. Sau khi lựa chọn và phân cỡ, rửa quả rồi chần trong dung dịch xút 1% trong 10÷20 giây, sau đó tráng lại bằng nước luân lưu hoặc vòi hoa sen. Sau đó sấy mận ở nhiệt độ 50÷55oC trong 4÷5 giờ rồi sấy tiếp tục trong 20 giờ ở nhiệt độ 80÷90oC. Để bề mặt khô láng bóng, tr ước khi ngừng sấy nâng nhiệt độ lên 100oC trong thời gian 10÷15 phút. Khi ấy một phần đường ở lớp bề mặt sẽ caramen hoá. Độ ẩm trong thành phẩm mận sấy là 25%.
Mơ sấy:
Dùng mơ đã chín vàng nhưng chưa mềm, chần trong nước nóng 95÷980C trong thời gian 2÷4 phút rồi sunfit hoá. Sấy m ơ ở dạng nguyên quả, nhiệt độ sấy ban đầu là 75÷800C, sau hạ xuống 600C. Nếu sấy ở nhiệt độ cao hơn, mơ sẽ bị sẫm màu.
Độ ẩm của mơ sấy thành phẩm là 18÷20%.
Bắp cải sấy:
Trong bắp cải sấy có: 12% n ước, 15% protit, 1,4% lipit, 48,1% gluxit (đường chiếm 42,5%), 14% xeluloza, 1,5% axit và 8% tro.
Chọn bắp cải chắc, nặng, lỏ dày, t ươi. Sau khi bỏ lỏ già, sõu bệnh và lừi, đem rửa và thái thành sợi rộng 3÷5mm, rồi chần bằng h ơi nước hay trong nước ở nhiệt độ không dưới 90oC trong thời gian 2÷3 phút. Bắp cải sau khi chần đưa đi sấy ngay không cần làm nguội. Đôi khi người ta chần trong dung dịch 0,1% bisunfit natri. Ở thiết bị sấy đường hầm, nhiệt độ sấy ban đầu là 82oC sau đó giảm xuống 63oC. Nếu sấy ở thiết bị sấy băng tải thì phải sử dụng chế độ sấy như sau:
Bảng 1.4: Chế độ sấy băng tải đối với bắp cải
Băng tải Nhiệt độ (oC) Tốc độ băng tải (m/phút)
Băng tải thứ nhất 50÷60 0,16÷0,31
Băng tải thứ hai 52÷65 0,11÷0,28
Băng tải thứ ba 50÷60 0,07÷0,19
Băng tải thứ tư 40÷50 0,06÷0,16
Với các điều kiện sau:
Độ ẩm không khí ra khỏi thiết bị: 35÷37%
Thời gian sấy chung: 160÷235 phút Độ ẩm cuối của sản phẩm: 79%
Súp lơ sấy:
Súp lơ sấy khô chứa 14% nước, 30% protit, 3% lipit, 36% đường, 62%
xeluloza, 1% axit và 6,8% tro.
Dùng súp lơ tươi tốt, đường kính không dưới 8cm, chưa có nhánh phát triển. Trước khi sấy cắt bỏ lá, tách từng nhánh, rửa sạch và chần h ơi nước từ 1÷2 phút, rồi làm nguội đến nhiệt độ 35oC. Sấy súp lơ ở nhiệt độ 70÷71oC, nếu nhiệt độ cao hơn dễ làm cho súp lơ có màu vàng nâu không thích h ợp. Độ ẩm cuối cùng của sản phẩm từ 10÷12%.
Khoai tây sấy:
Sau khi rửa sạch, khoai tây được làm sạch vỏ bằng ph ương pháp cơ học
(máy cạo vỏ) hoặc bằng phương pháp hoá học (dùng NaOH). Sau đó khoai tây được chần ở nhiệt độ 80÷85oC trong thời gian 20÷30 phút, tuỳ theo kích thước to hay nhỏ. Làm nguội nhanh rồi cắt lát dày 5mm hoặc miếng vuông 9,5 x 9,5 x 5mm.
Khoai tây đã cắt miếng được sunfit hoá trong dung dịch chứa 0,2÷1% SO2 rồi đem sấy đến độ khô cần thiết, độ ẩm trung bình của thành phẩm là 10%.
Cà rốt sấy:
Chọn cà rốt màu đỏ, củ to, lừi nhỏ. Sau khi rửa sạch, chần cà rốt trong n ước nóng 85oC, với thời gian 6÷8phút. Rửa bằng cách xối n ước cho sạch vỏ rồi sunfit hoá trong dung dịch có chứa 0,2÷1% SO2. Cà rốt đã sunfit hoá được thái lát hay miếng vuông như khoai tây rồi sấy ở nhiệt độ trung bình 70oC, cho đến độ ẩm cuối cùng là 14%. Nếu cần bảo quản dài ngày, sấy đến độ ẩm cuối cùng là 4÷7%.
Hành, tỏi sấy:
Hành, tỏi là các loại gia vị, nên hàm l ượng các loại tinh dầu của chúng đóng vai trị quan trọng trong giá trị dinh dưỡng của hành tỏi khô. Trong hành, tỏi khô tinh dầu chiếm khoảng 0,033÷0,055%.
Thành phần hoá học của hành tây khô gồm: 14% n ước, 16% protit, 2,8%
lipit, 47,8% gluxit, 8,6% xeluloza, 2% axit, 8,8% tro.
Hành tỏi sau khi cắt bỏ rễ, lá, được đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng 3- 5mm. Để tránh tổn thất lượng tinh dầu người ta không cần chần. Ở thiết bị sấy đường hầm thì nhiệt độ sấy ban đầu là 70oC, sau đó giảm xuống nhiệt độ 57oC. Với tỏi duy trì nhiệt độ cố định ở 60oC.
Ớt sấy:
Chọn ớt chín đỏ đều, không rụng cuống, tươi tốt. Sau khi rửa sạch, ớt được chần trong hơi nước với thời gian 4÷6 phút, sau đó làm nguội rồi sấy ở nhiệt độ 70÷75oC. Khi khối lượng ngót đi còn 50% khối lượng ban đầu thì giảm nhiệt độ sấy xuống khoảng 60oC. Trong quá trình s ấy không để độ ẩm không khí quá cao vì nh ư vậy ớt sấy sẽ bị thâm đen. Độ ẩm của thành phẩm không quá 5%.
Sấy các loại rau mùi:
Rau mùi gồm nhiều loại khác nhau: thìa là, nguyệt quế, rau mùi, rau húng…Rau mùi kể từ khi thu hoạch cho đến khi đưa đi sấy không quá 15 giờ. Quá
trình công nghệ tiến hành qua các giai đoạn sau: kiểm tra, rửa, để ráo nước, sấy, phân loại và bao gói. Nếu sấy bằng thiết bị b ăng chuyền thì theo chế độ sấy sau:
Bảng 1.5: Chế độ sấy băng chuyền các loại rau mùi
Băng chuyền Nhiệt độ không khí sấy (oC) Tốc độ băng chuyền (m/phút)
Thứ nhất 55÷60 0,2
Thứ hai 50÷55 0,13
Thứ ba 45÷50 0,10
Thứ tư 40÷45 0,10
Với các điều kiện sau:
Chiều dày của lớp nguyên liệu trên b ăng thứ nhất được biểu thị bằng mật độ riêng của nguyên liệu trên băng tải, nằm trong khoảng từ 3÷4 kg/m2.
Lượng nguyên liệu đi vào sấy 0,9 kg/phút.
Tiêu tốn không khí: 5000 m3/giờ.
Độ ẩm tương đối của không khí sấy từ 40÷45%, thời gian sấy đến độ ẩm cuối 13÷14% là 140 phút.
Để bảo quản lâu người ta có thể sấy đến độ ẩm cuối từ 6÷8%.
1.6. SỰ PHỤC HỒI CỦA RAU QUẢ SẤY KHÔ
Sự phục hồi của rau sấy được đặc trưng bởi mức độ và thời gian ngấm nước.
Mức độ và thời gian ngấm nước là một trong những yêu cầu về kinh tế và thời gian chuẩn bị sản phẩm ăn liền.
Mức độ thấm nước hoặc hút nước cho ta biết khả năng của sản phẩm sấy khô tăng khối lượng lên bao nhiêu lần sau khi cho thêm n ước. Đại lượng này là cơ sở cho phép tính toán với các điều kiện cần thiết để trộn các thành phần khác và khối lượng gia vị.
Công thức được xác định như sau:
Kh ối lượng sản phẩm ngấm nước trở lại (để ráo nước) Hệ số ngấm nước =
Kh ối lượng sản phẩm sau khi sấy khô
Đặc trưng chất lượng của mặt hàng tiêu dùng này là sản phẩm sấy khô phải đạt
được những tiêu chuẩn đã quy định. Các sản phẩm này có thể khác về khối l ượng, thời gian thấm ướt, phương pháp chuẩn bị: ngâm bằng nước nguội hay nước nóng hoặc phối hợp cả hai.
Ví dụ: tiêu chuẩn của Hungary yêu cầu việc lấy mẫu và tiến hà nh đo sau 24 giờ ngấm nước với 2g mẫu sản phẩm (kiểm tra) trong 50ml n ước cất hoặc sau khi nấu bằng dung dịch n ước muối nồng độ 1%. Lượng sản phẩm nghiền nhỏ trong 50ml dung dịch là 100g, lượng sản phẩm nghiền to là 20g. Thời gian đun khoai tây và rau mùi là 10 phút, hành 15 phút, b ắp cải 20 phút.
Về phương diện sử dụng sản phẩm thời gian ngâm n ước là yếu tố quyết định, bởi vì biết được nó người ta có thể đề ra mọi thời gian chuẩn bị món ăn từ sản phẩm đó.
Mức độ ngấm nước cho người ta biết gia số khối l ượng cần tăng để có được sản phẩm sau khi cho vào n ước và dùng theo lời chỉ dẫn.
Độ sánh: sau thời gian ngấm nước theo quy định thì độ sệt của sản phẩm phải thích hợp với người tiêu thụ. Nghĩa là sản phẩm khô đã thấm nước không được cứng quá do quá lửa hay quá mềm (nhũn).
Trên thực tế, việc phân tích độ thấm ướt thường trùng với việc đun thử để kiểm tra thời gian đun và để đạt được độ sánh cần thiết. Phương pháp xác định đại lượng này phụ thuộc vào loại nguyên liệu để tạo ra sản phẩm và kích th ước của sản phẩm.
Bảng 1.6: Độ ngấm nước của một số sản phẩm sấy
Đun trong dung dịch muối ăn nồng độ 1% (phút) Tên sản phẩm
sấy
Ngâm trong nước 16 giờ ở nhiệt độ phòng
10 15 20
(1) (2) (3) (4) (5)
Hành xa lát 5,3 5,4 4,8 4,7
Hành lá 5,2 5,1 4,9 4,8
Mùi tàu (lá) 6,0 6,0 6,7 5,6
(1) (2) (3) (4) (5)
Cần tây thái khúc 6,0 6,0 6,7 5,6
Hành bột 6,1 6,3 6,7 6,4
Tỏi 6,1 6,3 6,7 6,4
Thân và lá cần tây 5,2 6,4 5,7 7,5
Cà rốt 8,0 6,0 5,0 5,2
Ớt 6,9 5,8 5,4 5,1
Thì là lá 6,2 5,9 6,1 6,2
Táo nghiền bột 7,1 6,6 6,6 6,2
Chất lượng hành tây theo tiêu chuẩn của Mỹ đòi hỏi khi thấm nước trở lại thì khối lượng tăng không nhỏ hơn 4,25 lần, với thời gian 1 giờ ngâm trong n ước ở nhiệt độ 24oC. Tỷ lệ sản phẩm và nước là 1:8.
1.7. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘ NƯỚC
1.7.1. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến mức độ liên kết của nước
Giá trị thực phẩm, tính chất cảm vị cũng nh ư độ bền của các sản phẩm khi bảo quản là do thành phần các chất hữu c ơ và vô cơ trong chúng quy ết định. Trong các thành phần đó thì nước có ảnh hưởng lớn hơn cả. Có nhiều sản phẩm, thậm chí người ta đã giảm lượng nước đi để tăng độ bền của chúng khi bảo quản thì n ước vẫn cứ chiếm một tỷ lượng lớn hơn.
Tương tác của chất khô và nước trong các sản phẩm thực phẩm cũng khác nhau: các hợp chất như đường, axit, muối vô cơ, các hợp chất thơm và các sắc tố thì hoà tan trong nước, trong khi đó protein thì ở trạng thái keo hoặc nh ư lipit thì hầu như không hoà tan trong nư ớc. Như vậy, mối quan hệ giữa n ước và từng sản phẩm thực phẩm là khác nhau.
Thực tế chứng tỏ rằng khi n ghiên cứu các điều kiện tối ưu người ta thấy hàm ẩm tuyệt đối của các sản phẩm thực phẩm không phải là yếu tố quyết định. Chẳng hạn đường kính có độ ẩm 0,12%, chè có độ ẩm 8% và phomat chứa 40% ẩm vẫn có
thể bảo quản được trong cùng một độ ẩm tương đối của không khí là 70%. Như v ậy, độ ẩm tuyệt đối của các sản phẩm thực phẩm ch ưa phải là chỉ số quyết định, chỉ số quan trọng là hoạt độ nước mới là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ tiếp nhận của sản phẩm đối với tác động của khí quyển xung quanh.
Hoạt độ nước (aw) của một thực phẩm là tỉ lệ giữa áp suất riêng phần (P) của hơi nước trong thực phẩm và áp suất riêng phần (Po) của hơi nước trong nước nguyên chất ở cùng nhiệt độ.
aw=
o
P P Trong đó:
P: áp suất riêng phần của hơi nước trong thực phẩm (dung dịch).
Po: áp suất riêng phần của hơi nước trong nước nguyên chất (ở cùng nhiệt độ).
1.7.2. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến tính chất biến đổi và chất lượng của các sản phẩm thực phẩm
Cường độ hư hỏng của dạng sản phẩm này hay dạng sản phẩm khác là do một loạt các yếu tố bên trong và bên ngoài mà tr ước hết là do hoạt độ nước của sản phẩm quyết định.
Nhìn chung, với các sản phẩm có hoạt độ nước cao thì quá trình sinh học chiếm ưu thế. Đối với những sản phẩm có hàm ẩm thấp và trung bình thì các quá trình phi sinh học như sự sẫm màu, sự oxy hoá rất th ường xảy ra. Tốc độ của các quá trình này phụ thuộc rất mạnh vào hoạt độ nước.
Hiệu ứng của hoạt độ nước đến phản ứng sẫm màu phi enzyme: n ước cũng đóng vai trò quyết định trong phản ứng sẫm màu phi enzyme (sẫm màu là một trong các dạng hư hỏng của sản phẩm thực phẩm). Sự sẫm màu có thể là do phản ứng caramen hoá, phản ứng melanoidin, hoặc phản ứng thoái phân các hợp chất cacbonyl có nối kép đôi luân hợp như vitamin C, ….
1.7.3. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến sự phát triển của vi sinh vật Sự thay đổi của vi sinh vật có thể gây ảnh h ưởng đến chất lượng của thực phẩm hoặc là góp phần bảo quản thực phẩm hoặc là làm hỏng thực phẩm.
Sự phát triển của vi sinh về dạng thức sẽ khác nhau ở vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Chỉ tiêu quan trọng nhất trong mối liên hệ với n ước của từng vi sinh vật riêng biệt là aw tối thiểu để vi sinh vật phát triển được. Với nấm mốc có aw tối thiểu là 0,8, riêng với nấm mốc ưa khô aw tối thiểu là 0,65; với nấm men có aw tối thiểu là 0,85, riêng với nấm men chịu thẩm thấu là 0,6; với vi khuẩn có awtối thiểu là 0,91, riêng với vi khuẩn ưa mặn là 0,75.
Cần chú ý rằng aw chỉ là một trong số các nhân tố của môi tr ường mà vi sinh vật phải chịu. Sự phát triển và sự sống còn của chúng còn bị ảnh h ưởng đồng thời của nhiệt độ, pH, oxy và CO2 cũng như sự có mặt của những chất kìm hãm và chất bảo vệ.
1.7.4. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến giá trị dinh dưỡng
Hoạt độ nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của một số vitamin hòa tan trong nước. Vitamin C tương đối bền ở aw thấp, khi tăng aw thì sự phân hủy vitamin C càng tăng nhanh. Nói chung, đ ể bảo quản được vitamin C trong các thực phẩm một thời gian dài thì thực phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp và ở aw càng thấp càng tốt.
Thông qua hoạt độ nước ta có thể thấy được nước trong sản phẩm có mức độ liên kết như thế nào, các loại enzym và vi sinh vật có khả n ăng hoạt động tốt hay không, nước có khả năng tách khỏi nguyên liệu có dễ dàng hay khó khăn.