Chương 2: Thực trạng về hàng hóa Việt Nam thường gặp 2.1 Các rào cản thương mại hàng hóa Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu
2.6.3 Một số thông tin qui định mới và những cảnh báo cho các tổ chức sản xuất trong nước
G/TBT/N/KOR/194
Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc (MKE) thông báo việc thực hiện áp dụng Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) ban hành theo “Quy định về ghi nhãn và tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng“ (MKE Notice No. 2008-99) năm 1992. Vào thời điểm đó đã có 21 thiết bị chịu sự điều chỉnh của tiêu chuẩn MEPS bao gồm cả tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ. Kế hoạch của Bộ Kinh tế tri thức là mở rộng phạm vi điều chỉnh đến những bộ nắn dòng bên ngoài và bộ sạc bin vào ngày 1 tháng 1 năm 2009.
Mục đích của việc áp dụng tiêu chuẩn này là để bảo vệ môi trường bằng cách khuyến khích sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Từ ngày 1/1/2007, Bộ Kinh tế tri thức đã khuyến cáo việc áp dụng tự nguyện tiêu chuẩn MEPS cho bộ nắn dòng bên ngoài và bộ sạc bin.
G/TBT/N/ZAF/87
Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp Nam Phi thông báo dự kiến ban hành quy chế liên quan đến việc phân loại, đóng gói và ghi dấu đối với hành và cây hẹ tây bán trên thị trường Cộng hòa Nam Phi. Quy chế này đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, thùng đóng hàng, đóng gói và ghi dấu, lấy mẫu, hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với việc bán hành và cây hẹ tây trên thị trường Nam Phi. Hạn góp ý đến hết ngày 31/12/2008.
G/TBT/N/JPN/270
Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật bản thông báo về việc sửa đổi từng phần đối với Thông báo của bộ trưởng về Luật ghi nhãn chất lượng hàng hóa dùng trong gia đình. Những sản phẩm bị điều chỉnh bởi Luật ghi nhãn chất lượng hàng hóa dùng trong gia đình này bao gồm: hàng hóa làm bằng nhựa; chai đựng nước nóng làm từ nhựa cứng, thiết bị điện; điều hòa nhiệt độ.
Việc sửa đổi tập trung ở nội dung ghi nhãn và tuân thủ các nguyên tắc ghi nhãn chất lượng đối với các hàng hóa làm bằng nhựa; sửa đổi tay cầm của chai đựng nước nóng làm từ nhựa cứng, thiết bị điện; sửa đổi các nội dung ghi nhãn và tuân thủ dựa trên Chương trình Top Runner theo Luật bảo vệ năng lượng.
Việc sửa đổi này sẽ được thông qua vào tháng 11/2008. Hiệu lực thi hành đối với Chỉ thị của Bộ trưởng về Quy tắc ghi nhãn chất lượng đối với hàng hóa làm bằng nhựa sửa đổi sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2009; Quy tắc ghi nhãn chất lượng đối với Thiết bị điện sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2009.
G/TBT/N/SVN/69(SLOVENIA)
Tiêu chuẩn SIST 1011:2008 – Sản phẩm xăng lỏng- nhiên liệu dầu EL- yêu cầu và phương pháp thử.
Do không có tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Châu âu, các thành viên của hiệp hội tiêu chuẩn Quốc gia SIST/TC NAD đã quyết định ban hành tiêu chuẩn quốc gia.
Yêu cầu này liên quan đến việc kiểm soát hàm lượng vi khuẩn và hàm lượng bổ sung của axit béo este mê tin (FAME) trong sản phẩm chưng cất đã bị xóa bỏ trong phiên bản 6 của tiêu chuẩn SIST 1011:2008.Quy định này có hiệu lực từ tháng 10 năm 2008.
G/TBT/N/UKR/3 (UKRAINE)
Nhằm mục đích hài hòa các yêu cầu chất lượng, bảo vệ sức khỏe con người và an toàn. Bộ Y tế Ucraina, Ủy ban quốc gia về quy chuẩn kỹ thuật và chính sách người tiêu dùng ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật về các sản phẩm thuốc đựng trong bình thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm để chuẩn đoán, quy định về an toàn và quy trình đánh giá sự phù hợp. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật sẽ thực thi phù hợp với quy định về thuật ngữ, khái niệm, nguyên tắc, cơ chế, quy trình đánh giá, đánh giá sự phù hợp của các sản phẩm và sản xuất, kiểm soát, giám sát của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá sự phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật cũng sẽ xác định quy chế để phân loại sản phẩm thuốc dùng để chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đựng trong bình thủy tinh, mô tả quy
trình đánh giá các yêu cầu sự phù hợp của các yêu cầu cơ bản và các tiêu chuẩn quốc gia, hình thức công bố sự phù hợp.Quy định này dự kiến có hiệu lực từ năm 2012.
G/TBT/N/CAN/253 và G/TBT/N/CAN/254
Bộ Môi trường và Bộ Y tế Canada thông báo dự kiến ban hành Chỉ thị bổ sung những chất độc vào Mục lục 1 kèm theo Luật Bảo vệ môi trường Canađa năm 1999.
Các chất paraffin khử trùng bằng clo thường có 3 loại: chuỗi ngắn (có từ 10-13 nguyên tử cacbon), chuỗi trung bình ( có từ 14-17 nguyên tử cácbon) và chuỗi dài (có từ 18 nguyên tử cácbon trở lên). Ở Canađa, những chất này được sử dụng chủ yếu trong luyện kim, nhựa và cao su hoặc dùng như chất phụ gia trong dầu mỡ.
Những đánh giá khoa học đã cho thấy ảnh hưởng của chúng đến con người và môi trường là rừ ràng theo những quy định tại Phần 64 của Luật bảo vệ mụi trường của Canađa năm 1999 (CEPA 1999). Những chất này bao gồm:
• Propanedinitrile,
[[4[[2(4cyclohexylphenoxy)ethyl]ethylamino]2methylphenyl]methylene]- (CAS No.
54079-53-7);
• Methyloxirane (CAS No. 75-56-9);
• Ethyloxirane (CAS No. 106-88-7);
• Naphthalene (CAS No. 91-20-3);
• Toluene diisocyanates (ba chất: CAS No. 26471-62-5, 584-84-9 và 91-08-7);
• 1,2-Benzenediol (CAS No. 120-80-9);
• 1,4-Benzenediol (CAS No. 123-31-9),
Mục đích của Chỉ thị này nhằm đảm bảo phù hợp với phần 90(1) của Luật Bảo vệ môi trường Canađa năm 1999 (CEPA 1999), theo đó bổ sung các chất paraffin khử trùng bằng clo vào Danh mục các chất độc hại thuộc Mục lục 1 của Luật. Những chất này được phát hiện có độc tố theo quy định tại Phần 64 của Luật CEPA 1999.
Việc bổ sung những chất này vào Mục lục 1 của Luật CEPA 1999 có thể ngăn chặn hoặc kiểm soát được các hoạt động liên quan đến chúng nhằm đảm bảo việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.Thời hạn góp ý cho dự thảo này là 19 /11/ 2008
*** Nhiều quy định mới
Đi kèm với lô hàng trên 2 triệu sản phẩm thớt vừa xuất sang Đức của Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành (TP.HCM) là bản cam kết của nhà sản xuất không sử dụng các loại hóa chất độc hại theo tiêu chuẩn REACH. Đây là quy định mới của Liên minh châu Âu (EU) về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, gồm các nội dung đăng ký, xem xét, cấp phép và hạn chế với hóa chất. Theo đó, không chỉ riêng công ty Đức Thành, mà các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải đăng ký hoặc cam kết các loại hóa chất trong nguyên liệu sử dụng là gỗ, vecni, sơn, keo... có độc hại hay không, cũng như tỉ lệ/nồng độ các loại hóa chất này được phép là bao nhiêu để đối tác đăng ký với cơ quan quản lý tại nước sở tại nhằm dễ kiểm soát. Nếu doanh nghiệp không cung cấp, hàng xuất qua có thể bị trả về.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang gặp khó bởi Luật IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing - những quy định về hạn chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp không có báo cáo và không theo quy định), được EU áp dụng từ ngày 1/1/2010.
Quy định này yêu cầu tất cả các lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác..., nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU. Đây là yêu cầu khó đáp ứng được trong thời gian còn lại của năm 2009 khi EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Các chuyên gia thương mại nhận định, chính sách này có thể trở thành một hàng rào phi thuế quan đối với thủy sản Việt Nam.
Mặt hàng hoa quả cũng bị “siết” khi Chính phủ Indonesia vừa ra một quy định mới áp dụng từ ngày 18/8/2009, yêu cầu các nhà xuất khẩu trái cây, rau quả sang Indonesia phải có giấy chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm (CoA) do cơ quan kiểm dịch cấp.
Mỹ cũng ban hành đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) có hiệu lực từ 10/2/2010 áp dụng đối với ngành dệt may, trong đó danh mục các sản phẩm bị hạn chế nhập khẩu ngày một dài ra. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng đòi hỏi khá nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu.
Chương 3: Giải pháp đặt ra cho nước ta để vượt qua các rào cản thương mại