VAI TRề CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận THANH TOÁN QUỐC TẾ đề tài TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 22 - 25)

Ngân hàng đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ, có nhiệm vụ chính là đảm bảo hoạt động L/C diễn ra suông sẻ và tạo độ tin cậy cao, giảm rủi ro cho các nhà xuất, nhập khẩu trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Ngoài vai trò chính của Ngân hàng mở thư tín dụng (the issuing bank) – phục vụ nhà nhập khẩu và Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank) – phục vụ nhà xuất khẩu thì hoạt động thanh toán bằng L/C còn có sự tham gia của nhiều ngân hàng khác; ví dụ như Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng chấp thuận, Ngân hàng chỉ định, Ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng bồi hoàn…; nếu như hai ngân hàng trên không đủ khả năng hay không hội đủ yêu cầu của hai bên xuất, nhập khẩu.

THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

22

4.1. Vai trò chính của Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng thông báo thư tín dụng:

Trong trường hợp Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng thông báo thư tín dụng hội đủ các khả năng thực hiện thanh toán L/C một cách hoàn chỉnh và đảm bảo được sự tin tưởng của cả hai nhà xuất, nhập khẩu thì hai Ngân hàng trên sẽ đảm nhiệm hết các vai trò của Ngân hàng trong hoạt động L/C.

4.1.1. Ngân hàng mở thư tín dụng

Ngân hàng mở thư tín dụng có nhiệm vụ phục vụ người xin mở L/C (thường là nhà nhập khẩu), các nhiệm vụ chính mà ngân hàng mở thư tín dụng phải thực hiện là:

 Kiểm tra các loại giấy tờ theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như tính chân thật để từ đó đưa ra quyết định mở L/C cho nhà nhập khẩu.

 Thực hiện ký quỹ L/C đối với nhà nhập khẩu, nhằm mục đích ràng buộc nhà nhập khẩu phải thanh toán và nhận hàng trong tương lai. Đồng thời Ngân hàng phải kiểm tra khả năng của nhà nhập khẩu để định ra mức ký quỹ tối thiểu.

 Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ L/C thì Ngân hàng có nhiệm vụ điều chỉnh L/C theo yêu cầu của khách hàng, hoặc các bên liên quan. Đồng thời khi kiểm tra lại, thấy có các lỗi sai xuất phát từ Ngân hàng nước ngoài thì phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nước ngoài và cho khách hành của mình. Sau khi đã kiểm tra xong, Ngân hàng phải thông báo bộ chứng từ đến khách hàng.

 Nếu bộ chứng từ tiếp nhận được từ ngân hàng nước ngoài hợp lệ thì Ngân hàng mở thư tín dụng có nhiệm vụ tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tùy theo quy định trong L/C

4.1.2. Ngân hàng thông báo thư tín dụng

Ngân hàng thông báo thư tín dụng có nhiệm vụ phục vụ nhà xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, các nhiệm vụ chính mà ngân hàng thông báo thư tín dụng phải thực hiện là:

THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

23

Khi tiếp nhận L/C, ngân hàng phải kiểm tra tính chân thực của L/C. Nếu như gặp phải những trục trặc không đúng thì ngân hàng phải thông báo cho Ngân hàng mở L/C.

Sau đó Ngân hàng sẽ kiểm tra nội dung của L/C có phù hợp với các điều khoản hay các điều khoản đặc biệt trên L/C để thông báo cho khách hàng.

Khi đã hoàn thành các thủ tục kiểm tra, Ngân hàng thông báo tín dụng có nhiệm vụ thông báo L/C cho khách hàng.

4.2. Vai trò của các Ngân hàng khác có liên quan đến hoạt động L/C

Nhằm đảm bảo cho hoạt động L/C diễn ra mạch lạc khi các Ngân hàng mở tín dụng và Ngân hàng thông báo tín dụng không đáp ứng được những vấn đề yêu cầu của hoạt động L/C hay yêu cầu của khách hàng thì cần phải có sự tham gia của những Ngân hàng khác.

4.2.1. Ngân hàng xác nhận

Ngân hàng xác nhận có vai trò cam kết thanh toán L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu (người hưởng lợi) không tin tưởng vào khả năng tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng.

Theo điều 8 – UCP, Ngân hàng xác nhận phải

Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị thanh toán hay thương lượng thanh toán, miễn truy đòi, nếu tín dụng có giá trị thanh toán tại ngân hàng xác nhận.

Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán kể từ khi ngân hàng đó thực hiện xác nhận tín dụng.

Theo điều 10 – UCP, Ngân hàng xác nhận có thể lựa chọn thông báo sửa đổi mà không xác nhận thêm, tuy nhiên nó phải thông báo ngay lập tức cho ngân hàng phát hành L/C và thông báo cho người thụ hưởng trong thông báo sửa đổi của mình.

4.2.2. Ngân hàng thanh toán

Ngân hàng thanh toán có vai trò thanh toán cho nhà xuất khẩu dưới sự chỉ định của ngân hàng mở L/C

THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

24 4.2.3. Ngân hàng chấp nhận

Ngân hàng chấp nhận có vai trò chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn.

4.2.4. Ngân hàng chiết khấu

Ngân hàng chiết khấu có vai trò chiếu khấu bộ chứng từ nếu chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C, lượng chiết khấu có thể từ 90% - 100% giá trị hối phiếu. Ngoài ra nó có thể đảm nhiệm vai trò của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác tùy theo sự chỉ định của Ngân hàng mở L/C.

4.2.5. Ngân hàng chỉ định

Ngân hàng chỉ định có vai trò trả tiền trước hoặc mua hối phiếu đã được chấp nhận, hoặc thực hiện cam kết trả tiền sau dưới sự ủy quyền của Ngân hàng mở L/C.

Trong trường hợp chưa thanh toán hoặc thương lượng thanh toán thì ngân hàng chỉ định có thể chấp nhận hóa đơn thương mại có số tiền vượt qua số tiền được phép của tín dụng. Quyết định này của ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới cái bên liên quan.

4.2.6. Ngân hàng bồi hoàn

Ngân hàng bồi hoàn có vai trò bồi hoàn tiền cho ngân hàng đã thanh toán bộ chứng từ cho người thụ hưởng.Ngân hàng bồi thoàn thông thường là đại lý của ngân hàng mở L/C.

4.2.7. Ngân hàng chuyển nhượng

Ngân hàng chuyển nhượng có vai trò chuyển nhượng giá trị L/C được quy định trong L/C.

5. RỦI RO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận THANH TOÁN QUỐC TẾ đề tài TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)