Rủi ro đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Tiểu luận THANH TOÁN QUỐC TẾ đề tài TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 29 - 32)

5. RỦI RO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NGÂN HÀNG THƯỜNG

5.3. Rủi ro đối với ngân hàng

5.3.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành LC:

Nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán.

Biện pháp:

 Ngân hàng mở LC yêu cầu nhà nhập khẩu ký quỹ theo từng mức cụ thể tùy vào bộ hồ sơ và kết quả thẩm định đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

 Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ Phòng thanh toán quốc tế cũng như là cán bộ thẩm định tín dụng của ngân hàng.

5.3.2. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo:

Phải chịu trách nhiệm khi không thể kiểm tra hoặc không có những ghi chú về tính chân thật của L/C để thông báo cho nhà xuất khẩu.

Biện pháp:

 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và ý thức phòng ngừa rủi ro của nhân viên làm việc trong bộ phận thanh toán quốc tế.

 Tăng cường chức năng quản trị và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.

 Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng nước ngoài, bên cạnh đó cũng phải củng cố mạng lưới tại các NH đại lý và các văn phòng đại diện nước ngoài.

THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

29 5.3.3. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận:

Có khả năng bị mất uy tín vì đứng ra bảo lãnh cho ngân hàng mở L/C, trường hợp ngân hàng mở L/C mất khả năng thanh toán.

Biện pháp:

 Tăng cường chức năng quản trị và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.

 Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng đối tác.

THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

30 TỔNG KẾT



Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay tồn tại khá nhiều phương thức thanh toán quốc tế như hối phiếu, lệnh phiếu, phương thức nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền,… Tuy nhiên, phương thức tín dụng chứng từ vẫn đang chứng tỏ là một phương pháp phổ biến rộng rãi nhờ vào khả năng đảm bảo quyền lợi cho cả nhà nhập và xuất khẩu. Nhà nhập khẩu có thể chủ động mở L/C để mua hàng hóa theo yêu cầu của mình, và được ngân hàng cam kết thanh toán hàng hóa nhập khẩu, đồng thời có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng khi thiếu vốn. Nhà xuất khẩu an tâm vì được sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành.

Thư tín dụng, gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong thư tín dụng. Đối tượng liên quan đến phương thức thanh toán này khá nhiều như người xin mở tín dụng, người thụ hưởng, ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thông báo thư tín dụng, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán,…Quy trình mở cũng như thanh toán L/C trải qua nhiều giai đoạn cho thấy phương thức này vẫn tương đối rườm rà, tốn kộm nhiều chi phớ. Khi nhỡn vào cỏc đồi tượng liờn quan Ngõn hàng rừ ràng đang đóng một vai trò rất quan trọng với nhiệm vụ chính là đảm bảo hoạt động L/C diễn ra suông sẻ và tạo độ tin cậy cao, giảm rủi ro cho các nhà xuất, nhập khẩu trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế, do phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ nên phương thức này vẫn tồn động không ít rủi ro như giả mạo chứng từ, sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự vận dụng, tính trng thực và thiện chí của các bên tham gia.

Hiểu rừ và đầy đủ phương thức thanh toỏn tớn dụng chắc chắn sẽ giỳp ớch, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta khi tham gia thực hành Thanh toán quốc tế, giảm thiểu rủi ro, sai sót và các vấn đề pháp lý liên quan đến phương thức này. Bài viết của chúng tôi kết thúc tại đây, chúng tôi hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn phần nào hiểu được về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận THANH TOÁN QUỐC TẾ đề tài TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)