PHẦN TRẢ LỜI NGẮN
Cõu 13: Cõu núi nào của Hồ Chớ Minh thể hiện rừ tinh thần yờu nước, cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam?
Đáp án: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Câu 14: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực nào của Nho giáo?
Đáp án:
- Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời.
- Ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính; đề cao văn hoá lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.
Câu 15: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực nào của Phật giáo?
Đáp án:
- Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân.
- Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
- Tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp.
- Đề cao lao động, chống lười biếng.
Câu 16: Hồ Chí Minh đã kế thừa những yếu tố tích cực nào trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn?
Đáp án: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Câu 17: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp, mới gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu”.
Câu nói trên là của ai?
Đáp án: Phạm Văn Đồng.
Câu 18: Tiền đề tư tưởng - lý luận nào quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
Đáp án: Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 19: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển qua những giai đoạn nào?
Đáp án:
- 1890 - 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước.
- 1911 - 1920: tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- 1921 - 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam.
- 1930 - 1945: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng.
- 1945 - 1969: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện.
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu bước nhảy vọt về nhận thức, tư tưởng của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu thế kỷ XX?
Đáp án: Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.
Câu 21: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của Lênin đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc điều gì?
Đáp án:
- Giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào.
- Đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người.
Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt căn bản trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?
Đáp án: Nguyễn Ái Quốc đã biểu quyết tán thành Đệ tam quốc (quốc tế III), tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
Câu 23: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vân mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa… nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”. Câu trên được Nguyễn Ái Quốc phát biểu vào thời gian nào? Tại đâu?
Đáp án: Ngày 23/6/1924, tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản.
Câu 24: Năm 1926, với bí danh là Vương Đạt Nhân, dự Đại hội Quốc dân đảng ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?
Đáp án:
- Lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam và Hoa kiều.
- Kêu gọi đoàn kết tất cả các dân tộc bị áp bức đánh đổ chủ nghĩa đế quốc.
Câu 25: Thời kỳ từ 1930 - 1945, trên cơ sở xác định chính xác con đường cần phải đi của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề gì?
Đáp án:
- Về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
- Về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, cách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện “tả” khuynh và biệt phái trong Đảng.
Câu 26: Nguyễn Ái Quốc về nước ngày 28/1/1941 tại cột mốc số mấy ở biên giới Việt - Trung?
Đáp án: 108.
Câu 27: Ham muốn lớn nhất của Hồ Chí Minh là gì?
Đáp án: “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Câu 28: Quan điểm đối ngoại của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ 1945 đến 1969 là gì?
Đáp án: Người vận dụng sách lược khôn khéo, mềm dẻo thêm bạn bớt thù, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị thế và lực cho kháng chiến lâu dài.
Câu 29: Vì sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam?
Đáp án:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam.
Câu 30: Ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới như thế nào?
Đáp án:
- Phản ánh khát vọng của thời đại.
- Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người.
- Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
Câu 31: Thực chất vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Đáp án: Vấn đề dân tộc thuộc địa.
Câu 32: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa gồm những nội dung nào?
Đáp án:
- Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa.
- Đụ̣c lập dõn tụ̣c - Nụ̣i dung cốt lừi của vấn đề dõn tụ̣c thuụ̣c địa.
- Chủ nghĩa dân tộc - Một động lực lớn của đất nước.
Câu 33: Từ quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền của các dân tộc. Điều đó được thể hiện qua câu nói nào của Người?
Đáp án: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Câu 34: Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Điều đó được thể hiện qua câu nói nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Câu 35: Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, thảo Mười chính sách của Việt Minh trong đó mục tiêu đầu tiên là gì?
Đáp án: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”.
Câu 36: Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ nào?
Đáp án: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.
Câu 37: Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Hồ Chí Minh nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại. Chân lý đó là gì?
Đáp án: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Câu 38: Vì sao Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cứu nước của dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội?
Đáp án: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
Câu 39: Hồ Chí Minh nói: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì…”. Hãy điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
Đáp án: “Độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Câu 40: Hồ Chí Minh giải quyết vấn dân tộc theo quan điểm giai cấp công nhân, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Điều đó được thể hiện qua câu nói nào của Người tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng?
Đáp án: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Câu 41: Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc phân biệt những loại cách mệnh nào?
Đáp án:
- Cách mạng tư sản.
- Cách mạng vô sản.
- Cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 42: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi; thống nhất, độc lập nhất định thành công” được Hồ Chí Minh khẳng định trong cuộc kháng chiến nào?
Đáp án: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 43: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” được Hồ Chí Minh khẳng định trong cuộc kháng chiến nào?
Đáp án: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Câu 44: Hồ Chí Minh rút ra kết luận gì sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp và tìm hiểu thực tiễn cách mạng tư sản?
Đáp án: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.
Câu 45: Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản là gì?
Đáp án: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Câu 46: Vì sao trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh lại xác định công nông là gốc cách mệnh?
Đáp án: Công nông số lượng đông nhất, nên có sức mạnh lớn nhất, họ lại bị bóc lột nặng nề nhất, nên lòng cách mệnh càng bền, chí cách mạng càng quyết.
Câu 47: Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh xác định những ai là bầu bạn của công nông?
Đáp án:
- Học trò, - Nhà buôn nhỏ, - Điền chủ nhỏ.
Câu 48: Theo Hồ Chí Minh, mục đích của việc đoàn kết các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc là gì?
Đáp án: “Làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay vẫn tách biệt nhau hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.
Câu 49: Câu nói: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
được Hồ Chí Minh phát động vào thời gian nào?
Đáp án: Tháng 8/1945.
Câu 50: Trong các luận điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, luận điểm nào được xem là sáng tạo nhất?
Đáp án: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Câu 51: Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Đáp án: Mối quan hệ bình đẳng.
Câu 52: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong cách mạng giải phóng dân tộc, giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự có mối quan hệ như thế nào?
Đáp án: “Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn”.
Câu 53: Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
Đáp án:
- Xã hội ngày càng tiến, - Vật chất ngày càng tăng, - Tinh thần ngày càng tốt.
Câu 54: Từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi tin theo lý luận về chủ nghĩa cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định vấn đề gì?
Đáp án: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất…”.
Câu 55: Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác - Lênin trước hết từ yếu tố nào?
Đáp án: Khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 56: Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội một cách tổng quát như thế nào?
Đáp án: Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do.
Trong một xã hội như thế, mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.
Câu 57: Trong lúc nói chuyện với lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, III và Hội nghị sư phạm tháng 7/1956, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Đáp án: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”.
Câu 58: Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu là gì?
Đáp án: Vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Câu 59: Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những đặc trưng tổng quát nào?
Đáp án:
- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ;
- Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật;
- Là chế độ không còn người bóc lột người;
- Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Câu 60: Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một, mục tiêu đó là gì?
Đáp án: Độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Câu 61: Theo Hồ Chí Minh, nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì?
Đáp án: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Câu 62: Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, … và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
Đáp án: Dân chủ và giàu mạnh.
Câu 63: Trong mục tiêu về văn hóa - xã hội, Hồ Chí Minh xác định phương châm xây dựng nền văn hóa mới là nền văn hóa như thế nào?
Đáp án: Dân tộc, khoa học và đại chúng.
Câu 64: Theo Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có những động lực nào? Trong đó động lực nào là quan trọng và quyết định nhất?
Đáp án:
- Những động lực:
+ Động lực vật chất: kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh…
+ Động lực tinh thần: văn hóa, khoa học, giáo dục…
+ Động lực bên ngoài: sức mạnh thời đại, đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa quốc tế.
- Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công - nông - trí thức.
Câu 65: Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định như thế nào về con đường cách mạng Việt Nam?
Đáp án: Con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 66: Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Đáp án:
- Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội;
- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.
Câu 67: Hồ Chí Minh lý giải như thế nào về tính chất phức tạp và khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Đáp án:
- Đây thực sự là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng;
- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế;
- Luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
Câu 68: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì?
Đáp án:
- Lĩnh vực chính trị;
- Lĩnh vực kinh tế;
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Câu 69: Hồ Chí Minh đã đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận để xác định bước đi và cách làm phù hợp với Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Đó là những nguyên tắc nào?
Đáp án:
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
- Xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
Câu 70: Hồ Chí Minh xác định biện pháp thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Đáp án: Dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và việc xác định các bước đi phải luôn luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định.