Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Một phần của tài liệu PHẦN TRẮC NGHIỆM , VÀ TRẢ LỜI TƯ TƯƠNG HCM doc (Trang 103 - 104)

- Tính đại chúng: văn hóa phải phục vụ nhân dân, do nhân dân xây dựng nên Hồ Chí

a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.

Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.

Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hoá phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ: “Nói

chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào

tạo các thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiên phong, mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.

Đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đến “đạo làm gương”. Phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, trong mọi lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong học tập… bởi theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả. Không nhận thức được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”. Người nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu

cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”.

Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu PHẦN TRẮC NGHIỆM , VÀ TRẢ LỜI TƯ TƯƠNG HCM doc (Trang 103 - 104)