Ảnh hưởng 3 nhân tố

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: Tìm hiểu việc thực hiện 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Mạnh Hùng pdf (Trang 21 - 34)

Vì nguồn lực là khan hiếm, mọi quyết định lựa chọn trong sản xuất và tiêu dùng của các tác nhân kinh tế đều phải đảm bảo sử dụng đầy đủ và hiệu quả nguồn lực. Công ty nhận thấy rằng: Để sử dụng nguồn lực hiệu quả, các quyết định lựa chọn phải trả lời tốt ba câu hỏi trên;

1, Sản xuất cái gì?

Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn lực khan hiếm nên không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Trong khả năng hiện có, công ty phải lựa chọn để sản xuất một số loại hàng hóa nhất định. Việc lựa chọn loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được ưu tiên sản xuất sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ như cầu của thị trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp nhất giúp người sản xuất quyết định sản xuất cái gì.

Vấn đề này có thể được hiểu như là: "Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất?". Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất.

Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất – chính công ty của chúng ta cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể giải thích tại sao người tiêu dùng có "quyền tối thượng"

xác định những sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Một số Nhà Kinh tế, chẳng hạn như John Kenneth Galbraith cũng đề cập đến vấn đề này và cho rằng các hoạt động tiếp thị của các công ty lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cầu tiêu dùng trong ngắn hạn. Hầu hết, các Nhà Kinh tế đều thống nhất rằng mặc dầu các biện pháp tiếp thị có thể ảnh hưởng cầu tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng mới chính là người quyết định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được mua.

Nếu vì lý do nào đó, người tiêu dùng mong muốn tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng cầu. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu có thể làm tăng giá cả, lượng sản xuất cũng tăng lên và lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận cao trong ngành sẽ hấp dẫn các công ty mới gia nhập thị trường trong dài hạn và vì vậy cung thị trường sẽ tăng lên. Sự tăng cung sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống trong khi đó lượng bán vẫn tiếp tục tăng lên. Lợi nhuận trong ngắn hạn do sự gia tăng cầu trong ngắn hạn dần dần sẽ bị mất đi khi giá giảm xuống.

Doanh nghiệp sẽ dựa vào nhu cầu của khách hàng muốn được cung ứng loại vật liệu xây dựng nào hình dạng, kết cấu ra sao để sản xuất .

2 Sản xuất như thế nào?

Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được sản xuất, công ty phải tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất, và sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra loại vật liệu xây dựng được lựa chọn. Đồng thời, giải quyết vấn đề "Sản xuất như thế nào?" cũng chính là tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? sản xuất bao nhiêu? khi nào thì sản xuất và cung cấp? tổ chức và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?

Vấn đề thứ hai này có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: "Sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào?". Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả định với số lượng và chất lượng sản phẩm không thay đổi). Các phương pháp và kỹ thuật sản xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng làm giảm chi phí sản xuất. Trong khi đó, các nhà cung cấp nguồn lực sản xuất sẽ cung cấp nguồn lực đem lại cho họ các giá trị cao nhất.

Để có thể lý giải tại sao một số quốc gia lựa chọn tập trung sản xuất một số hàng hóa và trao đổi với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây liên quan đến việc xem xét chi phí cơ hội và

bằng cách so sánh chi phí tương đối trong việc sản xuất các hàng hóa, các quốc gia sẽ sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở chi phí cơ hội thấp nhất

3 Sản xuất cho ai?

Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản xuất và phương pháp sản xuất các loại sản phẩm đó, xã hội còn phải giải quyết vấn đề cơ bản thứ ba là "Sản xuất cho ai?". Câu hỏi này liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra tới tay người tiêu dùng như thế nào. Tất nhiên, vì nguồn lực là khan hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu dùng và trên thị trường tự do cạnh tranh thì sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán cho việc mua sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ xem xét và điều tiết thông qua các chính sách về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng những thành quả từ nguồn lực của xã hội.

Vấn đề thứ ba này phải giải quyết đó là, "Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?". Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp.

Điều này được xác định thông qua tương tác của người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.

Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường 2.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

Vấn đề quản trị quá trình sản xuất

Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì các công trình chính là các sản phẩm của công ty, việc đảm bảo chất lượng các công trình cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại dịch vụ đảm bảo chất lượng sản

phẩm của mình. Là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Sự tin tưởng của nhà đầu tư, của khách hàng luôn là bước đệm cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Mạnh Hùng luôn là đối tác tin cậy của khách hàng. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật xây dựng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong công việc, doanh nghiệp luôn hoàn thành tốt mọi yêu cầu, đảm bảo một chất lượng tốt nhất cho từng công trình.

Công tác thi công xây lắp công trình là một công việc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các bước được triển khai theo một trình tự nhất định. Xuyên suốt giai đoạn thi công là việc kiểm tra, giám sát và nghiệm thu theo từng hạng mục công trình.

Thông thường quy trình thi công xây lắp một công trình điển hình như sau:

1. Sau khi ký kết Hợp đồng kinh tế thi công, chuẩn bị phương án triển khai thi công. Thực hiện các công tác chuẩn bị ban đầu : hàng rào, kho bãi tập kết vật liệu…..

2. Triển khai công việc thi công tại công trường theo kế hoạch thi công chi tiết đã được vạch sẵn – bao gồm 3 giai đoạn cơ bản , mỗi giai đoạn đều có phần kiểm tra, giám sát và nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn, từng hạng mục

a. Triển khai công tác thi công phần móng

b. Triển khai công tác thi công phần thân

c. Triển khai công tác thi công phần hoàn thiện

3. Sau khi hoàn thành công việc thi công, chuẩn bị tổng hợp Hồ sơ quyết toán công trình.

4. Lập Hồ sơ Quyết toán trình Chủ đầu tư.

5. Lập thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

6. Thanh lý Hợp đồng kinh tế.

7. Các cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia dự án đánh giá nội bộ về công việc đã thực hiện.

Tổng hợp và lưu trữ Hồ sơ công việc.

Về vấn đề quản trị chất lượng ở doanh nghiệp không chỉ là ở việc đảm bảo đúng quy trình thực hiện công trình, mà nó còn bao gồm quản trị chất lượng ở nhiều yếu tố khác nhau. Để đảm bảo cho chất lượng công trình đạt như yêu cầu thì ở các khâu khác cũng phải quản lý thật chặt chẽ.

Việc đánh giá tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp cũng được thực hiện hết sức chặt chẽ. Doanh nghiệp tư nhân Mạnh Hùng đã thành lập một ban tư vấn do phó giám đốc đứng đầu, ban tư vấn đầu tư này phải có nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch của toàn doanh nghiệp. Vì vậy việc luôn hoàn thành mọi kế hoạch đề ra là có cơ sở.

Phương pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp đều được đảm bảo.

Về cơ cấu nhân lực tại doanh nghiệp gồm có hai bộ phận chính : Bộ phận nhân viên văn phòng và bộ phận công nhân công trường. Do đặc điểm là công ty xây dựng nên số lượng công nhân công trường luôn chiếm một tỷ lệ nhiều hơn.

Bộ phận nhân viên văn phòng làm việc tại trụ sở của công ty, đảm bảo mọi thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định của ban giám đốc. Bộ phận công nhân công trường luôn phải đi theo các công trình, đội ngũ công nhân này là người lao động lành nghề.

Một điểm đáng chú ý của doanh nghiệp xây dựng Mạnh Hùng là phạm vi hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu nằm ở các huyện. Trụ sở chính nằm tại thành phố Sơn La, nhưng địa bàn hoạt động chủ yếu lại là các huyện ngoài thành phố. Vì vậy vấn đề quản trị sản xuất hết sức được quan tâm, luôn được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ. Nếu việc quản trị sản xuất không được đảm bảo một cách nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới các hoạt động của quá trình khác, việc giải quyết các vấn đề phát sinh cũng mất rất nhiều thời gian.

Một trong những yếu tố trong vấn đề quản trị quá trình sản xuất đó là việc đảm bảo tiến độ sản xuất theo kế hoạch. Về số lượng các công trình mà doanh nghiệp tư nhân xây dựng Mạnh Hùng đảm nhận trong một năm tài chính tương đối nhiều. Về thực tế doanh nghiệp Mạnh Hùng thực hiện chưa được đạt như yêu cầu kế hoạch đề ra. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tiến độ không theo như hoạch

Về quản trị nhân lực

Dựa vào bảng lực lượng lao động của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Mạnh Hùng có thể thấy tỷ lệ lao động phổ chiếm tỷ lệ lớn. Nhưng tay nghề của đội ngũ lao động này rất cao. Như đã nói ở trên đội ngũ lao động của doanmh nghiệp là lực lượng có kinh nghiệm. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có ban tư vấn xây dựng do phó giám đốc lãnh đạo.

Một trong những điều rất đáng ghi nhận ở doanh nghiệp là tạo được môi trường làm việc thỏa mãn nhân viên. Điều này được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết cho người lao động. có đầy đủ mọi trang thiết bị đảm bảo sự an toàn trong lao động cho công nhân như : Mũ, áo, giày bảo hộ lao động...v.v.

Về vấn đề thù lao lao động : Như chúng ta đã thấy bảng lương của doanh nghiệp. Mức lương trung bỡnh được tăng lờn rừ rệt qua cỏc năm, điều này chứng tỏ doanh

nghiệp luôn chú trọng đến vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Cuộc sống của người lao động có được đảm thì bản thân người lao động mới an tâm làm việc. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quản trị tương đối nhạy cảm, vì vậy hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm để làm tốt điều này.

Doanh nghiệp còn tạo môi trường vui chơi, giải trí cho công nhân, nhân viên làm cho đời sống tinh thần của người lao động được nâng cao. Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, văn nghệ, các hội thi, các buổi giao lưu tăng thêm sự gắn kết mọi người trong doanh nghiệp. Nguồn lao động của doanh nghiệp thường ở nhiều ở các địa phương, các huyện khác nhau vì vậy việc giao lưu sẽ đưa mọi người hiểu nhau hơn. Trong doanh nghiệp công nhân cũng được chia thành nhiều tổ hoạt động ở nhiều huyện khác nhau. Vì vậy trong năm thường có các hoạt động thể thao như: Bóng đá, cầu lông giao lưu giữa các tổ với nhau.

Vấn đề quản trị chiến lược

Mặc dù đánh giá rất cao tầm quan trọng của chiến lược trong kinh doanh nhưng doanh nghiệp Mạnh Hùng cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đều đang vấp phải những sai lầm trong quản trị chiến lược của mình. Đặc biệt là trong những năm đầu đi vào hoạt động. Những sai lầm ở đây cụ thể là gì? Không phải là vạch ra những chiến lược sai lầm, những chiến lược không thiết thực để rồi không thực hiện được. Mà sai lầm của doanh nghiệp ở đõy là chưa cú những hoạch định chiến lược rừ ràng, chưa vạch ra được những chiến lược ngắn hạn, chiến lược trung hạn và chiến lược dài hạn để có những điều chỉnh và hướng đi đúng đắn. Doanh nghiệp còn ngầm định các kế hoạch của mình đề ra là các chiến lược. Chưa có các chính sách xúa tiến sản xuất – kinh doanh, các biện pháp quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình.

Nguyên nhân để xảy ra tình trạng này chúng ta cũng có thê hiểu được. Khi một doanh nghiệp mới bước vào hoạt động không kể doanh nghiệp vừa hay nhỏ hay là doanh nghiệp lớn đi chăng nữa, thì bộ máy quản trị vẫn còn non trẻ, tuy rằng rằng trong doanh nghiệp sẽ có những người có kinh nghiệp quản lý lâu năm, nhưng để xây dựng được một bộ máy quản trị vững chắc, nhạy bén thì cần phải có thời gian. Vì bộ máy quản trị chưa dược thiết lập như vậy nên việc đề ra, vạch ra những chiến lược để phát triển doanh nghiệp rất là khó.

Nguyên nhân nữa dẫn tới việc hoạch định chiến lược còn kém đó là : Việc nắm bắt tình hình thị trường còn quá chậm chạp, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp còn chưa được thiết lập, vì vậy cơ sở cho các nhà quản trị doanh nghiệp căn cứ đề ra chiến lược là rất mơ hồ.

Một nguyên nhân cần phải kể đến nữa là quy mô, và năng lực của doanh nghiệp, là một doanh nghiệp vừa mới thành lập năng lực cạnh tranh không thể nào bằng được một doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trong ngành: Cụ thể là cơ sở vật chất, nguồn lao động có trình độ, tình hình tài chính…Mọi yếu tố đều thua kém về mọi mặt. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý đưa ra các chiến lược cho doanh nghiệp

Đấy là giai đoạn đầu khi doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động, còn các năm sau này, cụ thể là từ năm 2009 trở lại nay, tình hình quản trị chiến lược của doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, bên cạnh đó cũng mạng lại những hiệu quả nhất định. Tình hình được chuyển biến tích cực là do doanh nghiệp đã phần nào khắc phục được những yếu kém của mình, bên cạnh đó việc quan tâm về hoạch định chiến lược đã được ban lãnh đạo quan tâm sâu sát hơn.

Một số chiến lược mà doanh nghiệp tư nhân xây dựng Mạnh Hùng áp dụng trong mấy năm gần đây:

Chiến lược cạnh tranh: Cạnh tranh về giá, cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh bằng thời gian thực hiện các hạng mục công trình…

Cạnh tranh về giá ở đây chủ yếu là giá nhận thầu thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, để đáp ứng được yêu cầu này thì doanh nghiệp phải được trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vận tải làm việc đầy đủ. Bên cạnh đó còn phải có được một nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu giá cả thấp nhằm đảm bảo giảm bớt chi phí.

Cạnh tranh về chất lượng chủ yếu là chất lượng công trình, các yêu cầu kĩ thuật, thời gian sử dụng, các yếu tố như sơn, dầu, gạch phải đảm bảo… Để đảm bảo được điều này ngoài các yếu tố cần thiết khác thì doanh nghiệp phải có một đội ngũ kĩ sư, kĩ thuật, đội ngũ công nhân công trình có tay nghề. Doanh nghiệp cũng đã dáp ứng được điều này thông qua các chính sách nâng cao trình độ, tay nghề người lao động mà chúng ta đã đề cập ở phần quản trị nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: Tìm hiểu việc thực hiện 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Mạnh Hùng pdf (Trang 21 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w