2.1. Giải pháp nhằm tăng cường quán triệt đặc điểm thứ nhất: Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn
2.1.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn
Thứ nhất, tiếp tục chủ trương và chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khuyến khích đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, giảm đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước, tăng vốn đầu tư từ tín dụng nhà nước. Mở rộng hình thức đầu tư sử dụng vốn liên kết giữa Nhà nước và các chủ đầu tư tư nhân, chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng quyền tự chịu trách nhiệm về sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần hết sức thận trọng kênh huy động vốn của ngân sách nhà nước, tính toán chi tiết hiệu quả sử dụng vốn của kênh huy động vốn này, tránh những thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ nên được ưu tiên phát hành trong nước để thu hút mọi nguồn ngoại tệ trong dân cho đầu tư phát triển, lãi suất hấp dẫn trước hết phải để chính người dân được hưởng mà chưa cần phải phát hành trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, phân loại cụ thể danh mục các công trình đầu tư công và Nhà nước chỉ thực hiện đầu tư vào những công trình thực sự quan trọng, công trình thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, những công trình khác nên mở rộng để các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án cần tránh đầu tư dàn trải là giải pháp rất quan trọng.
Yêu cầu này cần được thực hiện chặt chẽ đối với ngân sách trung ương. Các tỉnh, thành phố cũng cần tránh tình trạng nôn nóng, hay đầu tư theo kiểu phong trào, đầu tư chủ quan duy ý chí. Chấm dứt tình trạng dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa được bố trí kế hoạch vốn đầu tư, đã giao hay chỉ định thầu cho
doanh nghiệp triển khai thi công, vay vốn ngân hàng cho đầu tư, để lại hậu quả nặng nề cho việc cân đối vốn ngân sách, dàn trải về hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, không nên chạy theo số lượng vốn đầu tư, số lượng dự án mà nên cân nhắc, chọn lọc những dự án có công nghệ tiên tiến, đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường, các dự án mà các chủ đầu tư trong nước khó có điều kiện thực hiện.
Thứ ba, rà soát lại vấn đề phân cấp giữa TW và địa phương trong quản lý vốn đầu tư, tránh dàn trải, trùng lặp các dự án đầu tư, tránh lãng phí nguồn vốn. Bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA, trong đó phân định rừ trỏch nhiệm của từng Bộ, ngành trong quản lý nguồn vốn tài trợ này. Vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác cho vay xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh viên nghèo vay vốn học tập, cho các mục tiêu chính sách xã hội khác,... chủ yếu cần được tập trung qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội để giải ngân cho các đối tượng theo được quy định. Tăng cường công tác kiểm soát và giám sát tình hình huy động vốn để đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Thứ tư, đẩy mạnh tốc độ sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ổn định và vững chắc, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đối với các ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nên xem xét cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua với tỷ lệ không quá 49% vốn cổ phần của ngân hàng đó và một nhà đầu tư mua không quá 30% vốn cổ phần của một ngân hàng Việt Nam. Việc nâng tỷ lệ này, vẫn đảm bảo tỷ lệ chi phối của phía Việt Nam trong ngân hàng, mặt khác cho phép thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Hơn thế nữa, gắn liền với huy động
hành ngân hàng tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước.
Thứ tư, Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong ngành tài chính, như: thực hiện thu thuế và lệ phí, bảo hiểm,...
bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Các tổ chức khác, như: thu cước phí bưu chính viễn thông, thu tiền điện nước, phí sử dụng cáp truyền hình, các hoạt động thu phí và thanh toán ổn định khác,... cũng cần chủ động và sẵn sàng phối hợp với ngân hàng trong sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Các tổ chức có khối lượng chi tiền mặt lớn, như: Bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp và tổ chức có đông người lao động,...sử dụng việc chi trả lương qua hệ thống ATM của ngân hàng. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, quy định mức giá trị của các khoản thanh toán không được sử dụng tiền mặt. Về phía hệ thống ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư hiện đại hóa công nghệ, phát triển dịch vụ, phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động ATM,... Thực hiện giải pháp này không những huy động được khối lượng vốn rất lớn trong xã hội vào hệ thống ngân hàng mà còn tiết kiệm các khoản chi khổng lồ cho các hoạt động tiền mặt, góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.
Thứ năm, khuyến khích các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT,.. thực hiện minh bạch chính sách, cải cách thủ tục hành chính, không phân biệt đối xử, tích cực triển khai các biện pháp chống thất thoát, thực hiện tiết kiệm và nâng cao hiệu quả trong đầu tư và xây dựng.
Thứ sáu, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho
các NHTM và tổ chức tín dụng hoạt động sẽ cho phép huy động khối lượng vốn rất lớn và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư. Đặc biệt là các NHTM cổ phần cũng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh vốn, nên thị trường liên ngân hàng, đầu tư vốn trên thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhiều NHTM đa dạng hóa danh mục tài sản có, không chỉ cho vay trực tiếp, mà còn phân tán rủi ro bằng cách đầu tư trên thị trường tiền gửi, bán buôn vốn ngắn hạn cho các NHTM khác có điều kiện mở rộng cho vay an toàn, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, công trái và tín phiếu Kho bạc nhà nước, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp... Khi cần vốn khả dụng, các ngân hàng có thể giao dịch các loại giấy tờ có giá trên thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước, thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
Thứ bảy, tiếp tục đổi mới xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt trong điều hành các công cụ này; đổi mới các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước, như: điều hành thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, đổi mới thanh toán và mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thị trường vốn. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của Việt kiều, vốn đầu tư của người dân trong thành lập và bỏ vốn kinh doanh,... cần được thực hiện theo hướng vừa thúc đẩy các kênh xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư, vừa cải tiến các quy trình, thủ tục, vừa chống tiêu cực, phiền hà, nhưng phải giám sát chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, chống các hoạt động lừa đảo hay tiêu cực khác.
2.1.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Đầu tư phát triển thường đòi hỏi 1 nguồn vốn lớn trong khi lượng vốn này lại
quyết định đầu tư sao cho bảo toàn vốn và có lãi (với mức lãi lớn hơn lãi suất gửi tiết kiệm). Để làm được điều đó, trước khi đầu tư cần phân tích các điều kiện vĩ mô như môi trường đầu tư, quy hoạch xây dựng của chính phủ,… để đưa ra các quyết định chính xác sao cho đồng vốn được sử dụng hiệu quả.
Để duy trì hoạt động đầu tư, các chủ đầu tư thường dựa vào hai nguồn vốn chính là vốn tự có và vốn vay.
Vốn tự có bao gồm vốn cổ phần thường, thặng dư vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế. Còn vốn vay, bao gồm vốn vay ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) và trái phiếu. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phải xuất phát từ việc điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay trong tổng cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu. Vì vậy, việc chọn lựa để điều chỉnh tỷ lệ phù hợp phải dựa vào đặc thù riêng của từng doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư có chi phí sử dụng vốn thấp, giúp tối đa hoá lợi nhuận.
Chủ đầu tư phải nắm rừ chi phớ sử dụng nguồn vốn của từng loại vốn. Việc xỏc định cơ cấu vốn phù hợp với từng doanh nghiệp phụ thuộc vào 6 yếu tố: rủi ro kinh doanh (sự ổn định hay biến động trong doanh thu), cơ cấu chi phí cố định và biến phí, tài sản cố định (giá trị thế chấp), năng lực khấu trừ thuế thu nhập của doanh nghiệp, quản trị hội đồng doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần đại chúng), chất lượng thông tin của doanh nghiệp (gồm kế toán, kế hoạch kinh doanh).
Đẩy mạnh huy động vốn và sử dụng có hiệu quả vốn huy động có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau, cần phải thực hiện đồng thời các biện pháp ở cả hai khâu này trong chiến lược vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Vì nguồn nhân lực là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội; phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa;
là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững. Do đó, để bảo đảm cho sự phát triển nhanh, bền vững thì những nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chiến lược cần tính đến những giải pháp vừa cấp bách, vừa căn cơ để tạo sự đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần gắn lý thuyết với thực hành và thực tế xã hội để tăng tính tự chủ, năng động cho học sinh ngay còn học phổ thông. Mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng đào tạo nghề (đây là vấn đề mang tính cấp thiết); gắn đào tạo với nhu cầu thực tế của xã hội, định hướng chiến lược phát triển. Để làm được việc đó, bên cạnh việc ưu tiên đầu tư của Nhà nước, cần huy động sức mạnh của toàn xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực của mỗi cá nhân để tự nâng cao kiến thức; tạo cho được phong trào tự học, tự nghiên cứu mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; trước hết cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, coi lĩnh vực này là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Có chính sách để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nhân lực đặc thù của từng công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ thì cũng cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, nhất là các chuyên gia đầu ngành về công tác tại các địa phương.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với đổi mới phương thức sử dụng nguồn nhân lực nhằm tận dụng có hiệu quả lợi thế về con người để phát triển. Phải có cơ chế khuyến khích, trọng dụng nhân tài, vì đây là những hạt nhân tạo sự đột phá cho phát triển. Bố trí cán bộ đúng với sở trường của cá nhân; đồng
kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ ở cơ sở...
Một vấn nữa cần quan tâm đó là nguồn nhân lực “hậu dự án”, tức là sau khi dự án đầu tư hoàn thành còn một lượng lớn lao động (nhất là lao động tại địa phương có dự án đầu tư) không có việc làm. Cơ quan quản lý và chủ đầu tư nên sắp xếp một phần lực lượng lao động này làm tại chính dự án đầu tư đã hoàn thành xong. Nhưng cần có nhận thức đúng về vị trí và tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với các lao động đó. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao tay nghề cho những người lao động này nhằm giải quyết việc làm cho họ sau khi dự án kết thúc. Lực lượng lao động còn lại có thể xem xét để luân chuyển đến một dự án đầu tư khác để phát huy được hết sức lao động và kinh nghiệm khi đã trải qua một công việc tương tự.
2.1.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư
Đầu tư phát triển không những cần một lượng vốn, lao động lớn mà còn cần một lượng vật tư rất lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xây dựng, thi công,… dự án.
Vì vậy, trước khi tiến hành cần tính toán lượng vật tư cho hợp lý, đảm bảo đủ dùng, tránh để dư thừa lượng vật tư quá lớn, gây lãng phí không chỉ cho đầu tư mà cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, cần có một chế tài quản lý vật tư chặt chẽ, tránh để thất thoát trong quá trình thực hiện và vận hành dự án. Đối với lượng vật tư còn thừa sau khi dự án hoàn thành, có thể bố trí để sử dụng cho các dự án sau sao cho phù hợp.
2.2. Giải pháp nhằm tăng cường quán triệt đặc điểm thứ hai: Thời kỳ đầu tư dài 2.2.1. Cần lập dự án đầu tư một cách chi tiết
Do đặc điểm của thời kỳ đầu tư dài nên việc lập dự án một cách chi tiết để chúng ta có thể quản lý dự án khi tiến hành thực hiện các hoạt động của dự án đó.
Ngoài ra lập dự án đầu tư cụ thể để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội.
Dự án đầu tư cần phải mô tả khái quát và chi tiết nhất về mục đích và sự cần thiết của dự ỏn, chỉ rừ cỏc mục tiờu cần đạt được khi thực hiện dự ỏn. Cụ thể là khi thực hiện, dự án sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước và cho bản thân chủ đầu tư. Thứ hai, dự án cần phải đề cập đến các kết quả có thể cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. Bên cạnh đó, dự án cũng cần chỉ ra nguồn tài chính để thực hiện dự án: cần bao nhiêu vốn, và khả năng sinh lời của dự án như thế nào, sau bao nhiờu năm… Tiếp theo, trong dự ỏn cần làm rừ cỏc hoạt động là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
Và cuối cùng, dự án cần nêu lên các nguồn lực: gồm có vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
2.2.2. Tiến hành phân kỳ đầu tư