dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
Quy hoạch được đánh giá là bước đi đầu tiên trong việc hình thành dự án. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng phải dựa trên cơ sở quy hoạch để lập dự án, tiến hành
triển khai xây dựng. Công tác quy hoạch lâu nay được coi là một khâu quan trọng, làm căn cứ cho các bộ, ngành và các địa phương xây dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch đầu tư phát triển, sử dụng và phân bố vốn nhà nước, kêu gọi đầu tư nước ngoài và đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Quy hoạch đúng phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhà nước nói riêng, đến khả năng phát triển tổng thể của nền kinh tế nói chung. Báo cáo của Chính phủ chỉ ra những yếu kém cơ bản của quy hoạch hiện nay: chất lượng chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, chưa theo kịp với những thay đổi khách quan trên thị trường thế giới; quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ chưa ăn khớp, gắn kết; tính cục bộ, khép kín trong quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo, dư thừa công suất.
Hiện nay tại Việt Nam, công tác quy hoạch còn tồn tại nhiều bất cập. Vẫn tồn tại tình trạng quy hoạch đi sau thực tế phát triển, đặc biệt là trong quy hoạch đô thị. Các dự báo thiếu tính chính xác, chưa lường hết được tốc độ phát triển dân số, tốc độ phát triển kinh tế, sự tăng nhanh của quá trình đô thị hóa, các chế độ chính sách của chúng ta liên tục thay đổi. Quy hoạch thiếu tầm nhìn, hoặc tầm nhìn ngắn.
Hiện tại, mới chỉ có quy hoạch ở các đô thị, một số nơi có quy hoạch vùng nhưng thiếu quy hoạch chung một cách khoa học, đồng bộ, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Tình trạng úng lụt nghiêm trọng ở Hà Nội, ở T.p Hồ Chí Minh là một chứng minh cho vấn đề này. Hoặc trong khi chưa xây dựng được hệ thống giao thông thì đã cấp phép cho hàng loạt dự án nhà ở, văn phòng, siêu thị nên ùn tắc giao thông xảy ra là tất yếu. Mặt khác, khi quy hoạch đất đai không tính đến diện tích cho các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng như vườn hoa , công viên, trường học, bệnh viện. Một số khu đô thị mới được thiết kế thì chỉ tính
hạ tầng xã hội của toàn khu, của tổng thể đô thị. Chính do thiếu tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch phát triển vùng đã khiến cho công tác này phải làm đi làm lại và gây tốn kém lãng phí vốn nhà nước vì chi phí cho các dự án quy hoạch thường lến đến hàng nghìn tỷ đồng.
Xây dựng nhà cho người thu nhập thấp là một chủ trương đúng đắn của nhà nước và hướng đi của doanh nghiệp, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi mà dân số ngày càng tăng và giá đất là quá cao so với thu nhập của người dân. Tuy nhiên xây ở đâu và xây thế nào lại là cả một câu chuyện dài. Năm 2011, thành phố Hà Nội triển khai một số dự án nhà cho người thu nhập thấp như Kiến Hưng ( quận Hà Đông ), khu đô thị Đặng Xá ( huyện Gia Lâm )… trong khi dự án cho người thu nhập thấp ở Kiến Hưng do Vinaconex Xuân Mai đầu tư đã tiếp nhận 3.300 bộ hồ sơ trong khi chỉ có hơn 800 căn hộ, nhiều người đã “cắm chốt” tại công ty để mong nộp được hồ sơ. Trái với cảnh chen chân, xếp hàng để nộp hồ sơ tại dự án này là tình trạng “đìu hiu” ở dự án nhà cho người thu nhập thấp tại khu đô thị mới Đặng Xá ( huyện Gia Lâm ). Mặc dù chủ đầu tư là công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng Viglacera đã làm hết cách, nhưng 945 căn hộ thuộc dự án này ( thời gian nộp hồ sơ từ 10-3/2011 đến 10/4/2011) thì đến cuối tháng 4 dự án mới thu hút được 325 hồ sơ, trong đó 19 hồ sơ không hợp lệ và chủ đầu tư vẫn đang mỏi mắt ngóng người mua.
Theo báo batdongsan.com.vn
Lượng người có nhu cầu mua nhà cho người thu nhập thấp là rất lớn, nhưng tại sao độ hấp dẫn giữa 2 dự án lại có sự chênh lệnh như vậy ? Không bàn đến vấn đề giá vì cả 2 dự án đều có giữa gần tương đương ( xấp xỉ 11 triệu đồng/m2)… vậy thì lý do ở đâu là gì ? Dự án dành cho người thu nhập thấp tức là khách hàng là những người có thu nhập thấp, phải đi làm gần trung tâm, và phải lệ thuộc về mặt
thời gian của công việc, do đó phải ở nơi thuận tiện về mặt giao thông đồng thời tiện về mặt cuộc sống như giáo dục, y tế. Dự án Đặng Xá ở cách trung tâm Hà Nội 13 km, và khu vực này cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận với trung tâm và cách dịch vụ tiện ích cuộc sống là khá kém so với các dự án thu nhập khác trên địa bàn Hà Nội do vậy đã chưa thực sự thu hút khách hàng.
Một ví dụ khác cho việc quy hoạch thiếu tầm nhìn, đó là khu công nghiệp Nomura ở Hải Phòng. Khi mới hoàn thiện đây là một khu công nghiệp rất hiện đại, với nhiều ưu thế như gần đường quốc lộ, gần cảng, gần sân bay tuy nhiên giai đoạn đầu sau khi hoàn thành lại không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư vì nhiều lí do song lý do quan trọng nhất là dự án không có khả năng tiếp cận khi không có đường vào khu công nghiệp. Có thể nói đây là căn bệnh quy hoạch thiếu đồng bộ không chỉ của Nomura mà còn rất nhiều khu công nghiệp khác trên khắp cả nước.
Ngoài đặc điểm của đầu tư phát triển là kết quả đầu tư phát huy tính năng ngay tại nơi nó được tạo dựng lên thì kết quả đầu tư đó cũng tạo ra ảnh hưởng tại nơi có dự án đó.
2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi quy mô lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành kết quả đầu tư cũng kéo dài… bởi vậy mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra cho các nhà đầu tư là làm cách nào để giảm thiểu tối đa rủi ro, tối thiểu hóa chi phí cũng như tối đa hóa lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư. Trả lời được câu hỏi này chính là chìa khóa thành công
Để đánh giá được những rủi ro xảy đến cho hoạt động đầu tư phát triển, chúng ta sẽ xem xét trên 2 góc độ chủ quan và khách quan.
• Đứng trên góc độ khách quan chúng ta có thể thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển như rủi ro do thiên tai, rủi ro do lãi suất, do lạm phát hay rủi ro từ những đặc thù về kinh tế chính trị của từng địa phương…
Đặc biệt, thiên tai là một trong những nhân tố gây thiệt hại nặng nề cho nhiều công trình xây dựng ở nước ta hiện nay. Chỉ tính trong năm 2011, Việt Nam đã hứng chịu 7 cơn bão hoạt động trên biển Đông, 4 đợt lũ lớn tại các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, gây thiệt hại rất lớn về người và của, để lại hậu quả nặng nề. Nhiều công trình xây dựng cơ bản như đường sá, cầu cống, trường học… hư hại, phá hủy, các công trình đang trong giai đoạn thi công phải trì hoãn, chậm tiến độ. Chúng ta có thể lấy ví dụ như các dự án làm đường ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Do điều kiện thời tiết, mưa nhiều gây sạt lở, phá hủy nhiều đoạn đường đang thi công. Bên cạnh đó, mưa kéo dài kiến cho nguyên vật liệu không thể đưa đến được công trường, công nhân không làm việc được. Bởi vậy các con đường này hoàn thành chậm hơn tiến độ đề ra và chất lượng công trình cũng không được như ước tính ban đầu.
Bên cạnh đó những rủi ro về mặt kinh tế chính trị của từng địa phương cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Chúng ta có thể thấy được điều này khi xem xét tình hình chính trị ở Thái Lan trong những năm vừa qua. Với sự bất ổn về mặt chính trị, nhiều nhà đầu tư đã phải chọn cách “bỏ của chạy lấy người”, nhiều dự án đầu tư còn đang giang dở, nhiều công trình còn đang thi công nhưng cũng phải hoãn, hủy bỏ… Ngoài ra những cuộc biểu tình, bạo loạn cũng đã phá hủy nhiều công trình xây dựng, nhiều tòa nhà, trụ sở làm việc đã bị phá hủy.
Khác với tình hình chính trị ở Thái Lan, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nhận định là một trong những mảnh đất có tình hình chính trị tương đối ổn định. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư đã tìm đường để tiến đến với thị trường Việt Nam, nhiều nhà máy, công trình xây dựng được mọc lên…
Môi trường chính trị ổn định là thuận lợi lớn của nước ta, tuy nhiên lạm phát cao đang là một trở ngại lớn của nước ta trong việc cạnh tranh với những nước khác trong khu vực.
Bảng 6 : Số liệu lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị : %
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ lạm phát 12,63 19,89 6,68 11,75 18,58 Tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,50 6,23 5,32 6,78 5,89
Nguồn : Tạp chí kinh tế
• Xét trên góc độ chủ quan, rủi ro có thể xảy đến cho hoạt động đầu tư phát triển như trình độ, đạo đức của nhà quản lý…
Với một lượng vốn lớn từ hoạt động đầu tư phát triển thì vấn đề rủi ro là một vấn đề khó tránh khỏi. Nếu xét trên góc độ chủ quan thì những rủi ro có thể tính đến đầu tiên là trình độ, đạo đức của những nhà quản lý, những người nắm giữ nguồn vốn đó trong tay. Chưa nói đến việc sử dụng một nguồn vốn khổng lồ ấy một cách hiệu quả, song để quản lý được nguồn vốn đó thì việc đầu tiên chính là yêu cầu về trình độ của nhà quản lý. Như một nhà triết học đã từng nói “Kiếm tiền
sử dụng nguồn vốn ấy đúng nơi, đúng lúc. Đấy cũng chính là thực trạng của hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước. Với những nhà quản lý không đủ trình độ chuyên môn, ngân sách nhà nước đã được đầu tư một cách tràn lan, kém hiệu quả.
Bảng 7 : Hệ số ICOR của Việt Nam thời kì 1998-2009
Năm 1998 1999 200
0 2001 2002 2003 2004 2005 06-09 96-09K 5,6 6,9 5,0 5,1 5,2 5,1 4,9 5,2 6,1 5,6 K 5,6 6,9 5,0 5,1 5,2 5,1 4,9 5,2 6,1 5,6
Nguồn : giáo trình kinh tế phát triển
Bảng trên cho thấy, nên xét hiệu quả đầu tư từ tổng vốn đầu tư, để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,6 đòng vốn, có thể hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2009 thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây ( chỉ vào khoảng 2/3 trong thời gian 1970-1984). Khi ở trình độ thấp tương đương với Việt Nam hiện nay vào những năm 1950-1975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1-2. Hệ số ICOR của Việt Nam KVN cao hơn 2 lần của Đài Loan, 1,9 lần Hàn Quốc, 1,6 lần Trung Quốc, 1,3 lần Thái Lan. Có thể nói rằng đầu tư của nước ta chưa đạt được hiệu quả cao, đặc biệt là trong khu vực đầu tư công.
Bên cạnh đó thì ngân sách nhà nước không chi đi đến các dự án mà còn đi vào túi của nhiều cán bộ, của những nhà quản lý. Đấy cũng chính là sự yếu kém về đạo đức của những nhà quản lý. Việt Nam được xem là một trong những nước có tỉ lệ tham nhũng và thất thoát trong những dự án công cao nhất khu vực.
Đứng trên một khía cạnh nào đó thì Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng, trau dồi đạo đức cho đội ngũ quản lý, đội ngũ cán bộ. Tình trạng tham ô, lãng phí tài sản quốc gia đã được giảm sút, những cán bộ sử dụng nguồn vốn không đúng nơi, đúng chỗ đã phải chịu những kiểm điểm, kỉ luật thích đáng.
Nhìn chung để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động đầu tư cũng như là mang lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư thì những việc mà nhà đầu tư, nhà quản lý phải đặc biệt chú ý đến là nhận diện các yếu tố gây rủi ro cho dự án, đánh giá mức độ rủi ro mà các nhân tố đó mang đến và chuẩn bị tốt để đối phó với những rủi ro đó.
Kết luận : Trải qua hơn 20 năm đổi mới, đầu tư phát triển đã và đang có những đóng góp rất quan trọng vào sự đổi thay của nền kinh tế, xã hội nước ta. Bên cạnh sự hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp lý,… trong quản lý đầu tư của Nhà nước, thì đầu tư phát triển ở nước ta đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn do bản chất của hoạt động đầu tư phát triển như : cần sử dụng vốn lớn, thời gian thực hiện và vận hành dài…góp phần nâng cao năng lực cở sở hạ tầng của đất nước, giảm thất nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển ở nước vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được giải quyết. Vì vậy, nhóm chúng em xin phép được đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn của đặc điểm đầu tư phát triển cũng như những hạn chế còn tồn tại ở Việt Nam.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM TRIỂN VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ.
Theo dự thảo về chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì trong giai đoạn 2011- 2020, kinh tế Việt Nam sẽ vừa phải tăng trưởng nhanh, vừa phải tăng trưởng bền vững. Vì vậy, có thể nhận định là trong thời gian tới, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn phát triển theo chiều rộng vì những điều kiện cho phát triển bền vững và ổn định chưa được khẳng định một cách chắc chắn. Có nghĩa muốn có tăng trưởng cao cần phải tăng đầu tư.
Chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng các ngành kinh tế, xã hội, tập trung lĩnh vực giao thông, viễn thông, phát triển nguồn năng lượng, hệ thống thủy lợi đầu mối, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cần đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp đồng bộ hóa với phát triển công nghiệp chế biến.
Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng: hoàn thiện, nâng cấp và tăng cường đầu tư cho hệ thống giáo dục các cấp phổ thông, từng bước hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng. Tăng cường đầu tư chiều sâu và hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào hạ tầng kinh tế, xã hội, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế của đất nước.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả, theo đúng tiến độ của các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án đã được phê duyệt, các chương trình mục tiêu quốc gia.