CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG
3.1. Kết quả đạt được
Các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp, khi tỷ lệ lấp đầy KCN là rất cao. Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh con số này là 95%, Hải Phòng có 2 KCN có tỷ lệ lấp đầy rất cao là Nomura với 97% con số đó tại KCN Đình Vũ là 100%.
Thứ nhất, góp phần vào tăng trưởng phát triển kinh tế cho vùng và cả
nước, đóng góp vào tăng thu ngân sách Nhà nước.
Những năm qua, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có khó khăn, song tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN trên địa
bàn Hà Nội khá ổn định. Doanh thu năm 2010 đạt 3 tỷ USD, tăng 12% so với 2009; năm 2011 tăng khoảng 12,5% so với năm 2010.
Giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 2 tỷ USD, và năm 2011 tăng 12,5% so với năm 2010. Mỗi năm, các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn TP. Hà Nội đã tạo ra gần 40% giá trị sản lượng công nghiệp, đóng góp 45% vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Hải Phòng, giá trị sản xuất trong các KCN của thành phố chiếm tới hơn 20%
GDP toàn thành phố. Năm 2011, các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp (KTT-KCN) của thành phố đạt doanh thu 1.150 triệu USD (tăng 18% so với năm 2010) và 5.500 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Thuế và các khoản nộp ngân sách đạt 22 triệu USD và 500 tỷ đồng. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 350 triệu USD, thu hút đầu tư trong nước (DDI) trong các KCN đạt 6.629 tỷ đồng.
Đối với các KCN Bắc Ninh, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Riêng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 5,7 tỷ USD, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đưa giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. Nhờ
có những đóng góp to lớn từ các doanh nghiệp trong các KCN, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội nổi bật. Kinh tế liên tục có bước tăng trưởng cao, bình quân đạt hơn 14%/năm, quy mô kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2011 gấp 6,6 lần so với năm 1997. Năm 2011 GDP bình quân đầu người đạt 2130USD.
Các dự án trong các KCN của tỉnh Hưng Yên đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 19.500 lao động trong và ngoài tỉnh, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 10.400 tỷ đồng bằng 120% so với năm 2009 và 223 triệu USD
bằng 155% so với năm 2009; nộp Ngân sách Nhà nước khoảng 5 triệu USD và
khoảng 390 tỷ đồng.
Sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo đà cho cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông – lâm nghiệp- thủy sản giảm từ 44,04% năm 1997 xuống 15,6% năm 2011; công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,85% lên 54,8%.
Năm 2006, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh đóng góp vào ngân sách tỉnh 2.630,3 tỷ đồng, năm 2008 là 6.292,9 tỷ đồng, năm 2011 là 13.900 tỷ đồng, chiếm 85% tổng thu ngân sách tỉnh.
Các doanh nghiệp trong KCN đã có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh nhất là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với việc phát triển các khu công nghiệp. Trong giai đoạn 1997-2011, tăng trưởng GDP của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 17,2%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 2.045 USD”.
Thứ hai, tạo ra những ngành sản xuất mới, hiện đại có sức cạnh tranh cao
Tạo ra các ngành xuất khẩu chủ đạo cho vùng và cả nền kinh tế : hóa chất,tơ sợi tổng hợp, luyện kim cơ khí ở Hải Phòng, công nghệ cao ở Bắc Ninh, công nghệ
lắp ráp xe máy, ôtô ở Vĩnh Phúc, chế biến ở Hải Phòng,…
- Tạo ra những ngành kinh tế mới : như sản xuất phần mềm, thiết bị điện tử
kĩ thuật cao ở các KCN như KCN Thuận Thành Bắc Ninh, KCN Nam Thăng Long,
…
Thứ ba, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đặc biệt lao động ở nông thôn
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: các doanh nghiệp FDI từ các nước công nghiệp phát triển ngoài nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, còn mang theo các công nghệ hiện đại, giúp nâng cao trình
độ công nghệ của nước ta. Như các ngành sản xuất lắp ráp xe hơi, cơ khí kỹ thuật cao,thiết bị công nghệ thông tin,…Hàng năm, các KCN trên địa bàn vùng kinh tế
trọng điểm thu hút hàng chục vạn lao động, góp phần giải quyết vấn đề lao động cho không chỉ cho trong vùng và còn ngoài vùng. Cụ thể :
Bảng1.2: Số lượng lao động trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Tên tỉnh, thành phố Số lượng LĐ ( người)
Hà Nội 100.000
Hải Phòng >50.000
Quảng Ninh ____________________
Hải Dương >10.000
Bắc Ninh 83.000
Vĩnh Phúc 7000
Hưng Yên 19.500
Đồng thời, qua quá trình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, trình độ, năng lực của người lao động (đặc biệt các lao động ở nông thôn) đã được nâng cao.
Thứ tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nông thôn.
Các KCN có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng khu vực công nghiệp qua đó hướng đến một cơ cấu hiện đại hơn. Cụ thể:
Như đối với tỉnh Vĩnh Phúc, vốn là một tỉnh thuần nông trước đây nhưng sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo đà cho cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông – lâm nghiệp- thủy sản giảm từ 44,04% năm 1997 xuống 15,6% năm 2011; công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,85% lên 54,8%. Hay như thành phố Hải Phòng, tỷ trọng các khu vực lần lượt là : 9,82% - 37,05% - 53,13%.
3.2. Những hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư phát triển trong