Các giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng pot (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

3.2 Các giải pháp về quản lý

3.2.1 Quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào

- Nguyên liệu không được có mùi vị khác thường, ảnh hưởng đến tính cảm quan của thực phẩm.

- Nguyên liệu không được có dấu hiệu đã biến đổi nguy hại cho sức khỏe.

- Nguyên liệu không được nhiễm bẩn bằng bất kỳ chất độc hại nào cho sức khỏe người ăn.

- Nguyên liệu không được nhiễm trùng bởi các vi khuẩn gây bệnh hoặc giun sán.

- Nguyên liệu phải có các thành phần hóa học là thuộc tính của nó và có giá trị dinh dưỡng phù hợp.

3.2.2 Quản lý quá trình nấu ăn

Hệ thống nhà xưởng thông thoáng sạch sẽ và riêng biệt. Sàn không được trơn, sàn phải dốc ra phía rãnh thoát nước

Cần giữ bếp và nơi chế biến gọn gàng, bề mặt luôn khô sạch, xa các nguồn gây ô nhiễm như khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh...thức ăn sau khi nấu chín phải đặt lên mặt bàn, giá, không để trực tiếp xuống nền sàn.

Hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn.

Môi trường xung quanh bếp ăn đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.2.3 Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm

KCS lấy mẫu ngẫu nhiên các món ăn (thành phẩm).

Thực hiện lưu mẫu thực phẩm mỗi ca ăn theo đúng quy định.

Nơi bảo quản mẫu lưu được đặt tại phòng y tế

Bảo quản trong các dụng cụ chuyên dùng và tủ mát để lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định của bộ y tế

3.2.4 Quản lý nhân sự

3.2.4.1 Khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ qua đào tạo, đào tạo lại.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động ở công ty. Vì vậy, công ty cần thực hiện công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện tốt những việc sau:

- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý:

+ Tăng cường tuyển dụng lao động mới có trình độ chuyên môn cao.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên ở Công ty tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên tu, nâng cao nghiệp vụ kỹ năng như: Tăng cường số công nhân được cử đi học thêm nghiệp vụ để kiêm nhiệm công việc ở phân xưởng.

- Đối với công nhân sản xuất không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng phải được tăng lên, đây là yếu tố quan trọng nhất.

- Bố trí lao động làm công tác đúng chuyên ngành đào tạo để phát huy hết năng lực làm việc của công nhân viên và kết hợp với các đơn vị, bộ phận để làm tốt hơn nữa việc sử dụng sắp xếp, bố trí lao động đảm bảo kết quả công việc cao nhất.

- Có các chính sách đặc biệt là về tiền lương để thu hút những lao động và đầu bếp có trình độ, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm vào làm việc tại công ty.

- Cần có chính sách hợp lý đối tượng với những người tham gia đào tạo như trong thời gian đi học thì họ vẫn được hưởng nguyên lương. Có như vậy mới đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

3.2.4.2 Tổ chức tốt công tác bảo hộ lao động 3.2.4.2.1 An toàn, vệ sinh lao động

Hiện nay, Công tác An toàn - vệ sinh lao động ở công ty thực hiện tương đối tốt nhưng không tránh khỏi những mặt hạn chế. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những nhược điểm. Cụ thể:

- Xây dựng nội quy lao động cụ thể cho từng đối tượng, phổ biến đến từng người lao động.

- Cần có nội quy riêng nhằm buộc họ thực hiện nghiêm chỉnh. Cần có chính sách thưởng, phạt nghiêm minh. Nếu làm tốt sẽ có thưởng (Bằng vật chất hoặc tinh thần), nếu làm không tốt thì sẽ bị xử lý tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm.

- Thực hiện tốt công tác huấn luyện về An toàn - vệ sinh lao động cho Cán bộ nhân viên ở Công ty, đảm bảo cho người lao động làm việc an toàn tuyệt đối.

Bằng cách:

+ Tập huấn đầu năm cho cán bộ công nhân viên (kể cả lao động cũ và mới tuyển dụng) về công tác An toàn, vệ sinh lao động.

+ Theo dừi, kiểm tra, đụn đốc cỏc đơn vị và cỏ nhõn người lao động thực hiện việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

+ Giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong Công ty.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện kịp thời những thiếu sót và có cách xử lý phù hợp.

3.2.4.2.2 Vệ sinh phòng bệnh

- Phát huy hết khả năng làm việc của bộ phận y tế:

+ Cung cấp đầy đủ thuốc men cho cán bộ công nhân viên khi ốm hay bị tai nạn nhẹ.

+ Trang bị đầy đủ thiết bị, công cụ cần thiết dùng cho việc sơ cấp cứu khi có tai nạn lao động xảy ra.

+ Phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tận tình.

- Cải tiến nâng cấp, sửa chữa thiết bị của phòng y tế, đảm bảo khả năng phục vụ tối đa cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Cấp phát một số trang thiết bị đảm bảo cho người lao động an toàn làm việc, tránh xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng pot (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w