Đặc điểm cấu trúc vòng năm Cẩm lai vú

Một phần của tài liệu Luận văn lâm nghiệp Nghiên cứu quy luật biến động vòng năm của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) tại vườn quốc gia Yok Đôn Đăk Lăk (Trang 23 - 28)

Hình thành vòng năm là kết quả của hoạt động sống của thực vật thân gỗ trong quá trình đồng hóa điều kiện ngoại cảnh. Bề rộng vòng năm cũng như toàn bộ cấu trúc vật lý, hóa học của nó được quyết định bởi những tác động qua lại giữa thực vật thân gỗ với các yếu tố môi trường. Mọi biến động của môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. Đồng thời chúng cũng được phản ánh trên biến đổi của cấu trúc vòng

năm, và của thực vật nói chung. Nhờ đặc điểm quan trọng này mà thực vật thân gỗ được gọi là “máy tự ghi” hay người chép sử của tự nhiên”.

Hình 4.1. Mặt thớt của mẫu giải tích

Do vậy căn cứ vào đặc điểm cấu trúc người ta không chỉ phân tích được đặc

điểm của môi trường mà còn mà còn phân tích được đặc điểm phản ứng lại của môi trường.

4.1.1. Đặc điểm hình thái của vòng năm khi quan sát bằng mắt thường Cẩm lai vú là loài gỗ có vân thớ thẳng, mịn và đẹp. Khi quan sát bằng mắt thường ta dễ dàng nhận thấy rằng toàn bộ thớt gỗ Cẩm lai vú chia làm 2 phần rừ ràng đú là gỗ giỏc và gỗ lừi. Phần gỗ lừi màu nõu đen ở phớa trong, phần gỗ giỏc màu nõu vàng ở phớa ngoài, giữa gỗ giỏc và gỗ lừi cú sự chuyển màu rừ rệt. Gỗ giỏc màu trắng nhạt sau chuyển sang vàng, gỗ lừi đỏ sẫm cú võn tớm đen. Vũng năm khụng được rừ. Quan sỏt kỹ hơn cú thể nhận thấy vòng năm, gỗ sớm và gỗ muộn gần như không phân biệt. Với thớ gỗ thẳng mịn. Mật độ vòng năm hẹp

khác nhau, chúng tạo nên những những dải hẹp luân phiên nhau từ tâm thớt ra ngoài, các vòng năm tạo thành dải cong kín, song song nhau. Không có hiện tượng chập hoặc trùng nhau các vòng năm trên thớt gỗ giải tích, nên việc đo đếm khá chính xác.

Hình 4.2. Mẫu giải tích khi được cắt nén dọc Mặc dù một số vòng năm hẹp, khó quan sát bằng mắt thường, nhưng cũng không ảnh hưởng đến kết quả đo. Khi quan sát các mẫu ta nhận thấy vòng năm thường tương đối đều đặn, chỉ có một số thớt là do hiện tượng lệch tâm do những tác động ngẫu nhiên gây nên.

4.1.2. Đặc điểm cấu trúc vòng năm khi quan sát bằng kính lúp

Khi quan sát mẫu gỗ bằng kính lúp có độ phóng đại 8 lần ta thấy từ gỗ sớm sang gỗ muộn gần như khụng rừ. Mạch phõn bố phõn tỏn, tụ hợp đơn kộp, mạch nhỏ (5-20 mạch/1mm2). Trong mạch cú chất chứa màu đen gỗ lừi, màu nâu vàng gỗ giác. Tế bào mô mềm thân cây xếp thành dải hẹp. Tia nhỏ

(<0.1mm), số lượng nhiều (10-16 tia/mm), khó thấy. Có cấu tạo thành lớp.

Không có ống dẫn nhựa dọc.

Nhìn chung khi phân tích toàn bộ cấu trúc vòng năm ta có thể đi tới kết luận sau:

- Cẩm lai vú là cây sinh trưởng lâu năm nên vòng năm tương đối hẹp, do đú việc đo đếm vũng năm rất khú khăn. Với phần gỗ giỏc và gỗ lừi rừ ràng, phần gỗ lừi màu đỏ sẫm cú võn tớm đen, phần gỗ giỏc cú màu nõu vàng. Gỗ sớm, muộn khụng rừ ràng, gần như khú phõn biệt.

- Cẩm lai vú có cấu trúc vòng năm mang những nét điển hình của loài cõy cú những vựng khớ hậu phõn mựa rừ rệt.

- Những chỉ tiêu có thể dùng để phân biệt ranh giới vòng năm gồm:

màu sắc, sự chuyển màu của mẫu giải tích, độ mịn và bền của mẫu giải tích.

4.1.3. Sự phù hợp của biến động vòng năm với biến động khí hậu

Để phân tích mối quan hệ của bề rộng vòng năm Cẩm lai vú với biến động khí hậu chúng tôi đã thống kê giá trị trung bình của bề rộng vòng năm và chỉ số ẩm tính theo công thức của Xelianhinop trong thời kỳ có số liệu quan trắc của trạm khí tượng Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk (1977- 2007), kết quả được ghi vào bảng.

Bảng 4.1. Biến động bề rộng vòng năm và chỉ số ẩm (K12)

Năm Bề rộng vòng năm(a) Chỉ số ẩm tính theo công thức(k) Xelianhinop ở Buôn Ma Thuột

1977 0.88 1.95

1978 1 2.35

1979 1.24 2.85

1980 0.78 2.16

1981 0.78 2.79

1982 0.76 1.82

1983 0.8 1.86

1984 0.82 2.63

1985 0.54 1.91

1986 0.76 2.08

1987 0.66 1.99

1988 0.72 2.42

1989 0.72 2.12

1990 0.88 2.79

1991 0.86 1.84

1992 0.78 2.80

1993 0.74 2.12

1994 0.84 2.56

1995 0.56 1.60

1996 0.56 2.48

1997 0.44 1.62

1998 0.46 2.42

1999 0.68 2.45

2000 0.7 2.89

2001 0.64 2.29

2002 0.62 1.82

2003 0.64 2.09

2004 0.42 1.56

2005 1.08 2.18

2006 1.38 2.46

2007 1 2.40

Từ số liệu ở bảng 4.1 cho thấy sự đồng điệu khá cao giữa biến động vòng năm (a) với biến động chỉ số ẩm (K). Hình ảnh trực quan về sự đồng điệu này được thể hiện trên biểu đồ hình 4.3.

Hình 4.3. Sự phù hợp của biến động vòng năm (a) với biến động chỉ số ẩm (K) Sự đồng điệu đú cũn được thể hiện khỏ rừ ở hỡnh 4.3, cú thể nhận thấy rừ phự hợp giữa biến động vũng năm với chỉ số ẩm qua đường biểu diễn.

Phần lớn các trường hợp, sự tăng giảm của bề rộng vòng năm đều trùng hợp với sự tăng giảm của chỉ số ẩm.

Để phân tích sự đồng điệu của bề rộng vòng năm với chỉ số ẩm chúng tôi đã căn cứ vào số liệu ở bảng 4.1 để tính chỉ số đồng điệu cho hai dãy số phản ảnh các đại lượng trên. Kết quả nhận được chỉ số đồng điệu C = 87%.

Giá trị của chỉ số đồng điệu rất cao một lần nữa lại khẳng định sự phù hợp chặt chẽ của bề rộng vòng năm với điều kiện khí hậu.

Sự phù hợp giữa biến đổi khí hậu và biến đổi bề rộng vòng năm cho phép đề tài sử dụng dãy biến động khí hậu như một tư liệu để xác định tính đúng đắn của các giả thuyết về số vòng năm hình thành trong vòng 1 năm.

Từ đó cho ta thấy sự biến động của bề rộng vòng năm cũng phù hợp với sự biến đổi của các chỉ tiêu khí hậu. Sự tăng giảm của bề rộng vòng năm từ năm này qua năm khác cũng phù hợp với sự tăng giảm của chỉ số ẩm, điều đó lại một lần nữa khẳng định sự phù hợp chặt chẽ của bề rộng vòng năm với các chỉ tiêu khí hậu.

4.2. Quy luật biến động vòng năm của loài Cẩm lai vú

Một phần của tài liệu Luận văn lâm nghiệp Nghiên cứu quy luật biến động vòng năm của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) tại vườn quốc gia Yok Đôn Đăk Lăk (Trang 23 - 28)

w