Ứng dụng kết quả nghiên cứu để lựa chọn vùng trồng thích hợp cho sự phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn lâm nghiệp Nghiên cứu quy luật biến động vòng năm của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) tại vườn quốc gia Yok Đôn Đăk Lăk (Trang 47 - 51)

sự phát triển của loài Cẩm lai vú.

Cẩm lai vú là một loài cây gỗ quý của Việt Nam, có giá trị sử dụng cao, hiện nay loài cây này đang bị khai thác quá mức và số lượng giảm một cách nhanh chóng. Đã có sự lên tiếng của nhà nghiên cứu thực vật yêu cầu cần có các chính sách bảo vệ và phát triển loài cây này nhằm bảo tồn nguồn gien và phát triển một loài cây gỗ quý mang lại giá trị cao về nhiều mặt kinh tế cũng như môi trường này. Nhận thức rõ được vai trò và giá trị của loài Cẩm lai vú

cũng như nguy cơ biến mất hoàn toàn loài cây này do bị khai thác một cách bừa bãi, quá mức, loài cây này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và có mức đe dọa xếp bậc IV. Trước tình hình đó trong những năm gần đây nước ta đã có những chủ trương khôi phục và mở rộng diện tích gây trồng và nhân giống loài cây này. Tuy nhiên, vì còn rất ít những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái loài nên việc phát triển loài cây này gặp không ít khó khăn. Nhằm góp phần vào việc khôi phục cũng như phát triển loài cây này chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm lựa chọn vùng trồng thích hợp cho loài Cẩm lai vú.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng chương trình phần mềm sinh khí hậu của Viện sinh thái rừng và môi trường xây dựng. Qua đó chúng tôi đã xác định được những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng của cây Cẩm lai vú.

Cẩm lai vú sinh trưởng và phát triển bình thường ở vùng có tổng lượng mưa dao động trong khoảng từ 1600mm – 2000mm và nhiệt độ trung bình từ

22 - 25˚C, chỉ số ẩm từ 1.9 đến 3.1 và với độ cao không vượt quá 900m,

chúng tôi đã lựa chọn được những vùng cho sự phát triển của Cẩm lai vú thông qua phần mềm sinh khí hậu (phần mềm do nhóm tác giả của Viện sinh thái rừng và môi trường xây dựng), từ đó chúng tôi đã xây dựng được bản đồ phân cấp vùng khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của Cẩm lai vú. Các cấp thuận lợi khác nhau thể hiện ở màu sắc khác nhau. Màu xanh nhất là vùng có điều kiện thuận lợi nhất, còn lại từ xanh nhạt đến đỏ là sự thuận lợi giảm dần đến không thuận lợi. Dưới đây là bản đồ phân cấp vùng khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của Cẩm lai vú.

Hình 4.21. Bản đồ phân cấp những vùng khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của Cẩm lai vú

Từ bản đồ phân cấp vùng thuận lợi cho sự phát triển của Cẩm lai vú đề tài nhận thấy: Những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển

của Cẩm lai vú có thể phát triển ở một số tỉnh như: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Bình, KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Lâm Đồng… Tuy nhiên những vùng thuận lợi nhất vẫn tập chung ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

Đây mới chỉ là những giả thuyết mà đề tài dựa theo tiêu chuẩn của khí hậu để phân cấp, ngoài ra Cẩm lai vú còn bị hạn chế bởi nhiều nhân tố khác. Do vậy khi áp dụng cách xác định trên chúng tôi cho rằng cần xét thêm yếu tố đất đai, vị trí địa lý đối với từng vùng miền khác nhau.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu Luận văn lâm nghiệp Nghiên cứu quy luật biến động vòng năm của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) tại vườn quốc gia Yok Đôn Đăk Lăk (Trang 47 - 51)

w