CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NỢ XẤU
3.1. Xử lý nợ xấu tại NHTM
3.1.1. Tổ chức khai thác:
Khai thác là một quá trình làm việc với khách hàng đi vay cho đến khi khoản cho vay được trả một phần hay toàn bộ mà người thu nợ không dựa vào các công cụ pháp lí để ép buộc con nợ.
Khi khách hàng đi vay gặp khó khăn về tài chính, Ngân hàng có thể và sẽ thường tham gia tổ chức khai thác, dĩ nhiên phải đặt trong giả thuyết khách hàng có thái độ thật thà đối với khoản nợ và có khả năng chi trả một phần hay toàn bộ một cách thoả đáng. Điều này đặc biệt đúng cho trường hợp người đi vay có vốn lớn trong doanh nghiệp, một số tài sản cố định có giá trị, một tổ chức có thể tạo lợi nhuận đủ nhiều để hoàn trả khoản vay nghi vấn, cũng như những khoản cho vay khác cần cho việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đi vay không thể trả nợ theo đúng nghĩa vụ dẫn đến vỡ nợ thì Ngân hàng nên thực hiện thanh lí.
Hầu hết các khoản cho vay khó đòi tại Ngân hàng thương mại được xử lí bằng phương pháp khai thác, nghĩa là người đi vay được phép tự khắc phục khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ Ngân hàng càng nhanh càng tốt.Vì tổ chức khai thác không phải là một công cụ pháp lí, nó có thể có một số hình thức khác nhau giữa những khoản cho vay. Các biện pháp có thể bao gồm lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người đi vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả, cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị thế tài chính mạnh hơn. Lúc này, Ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh của nó cho đến khi bảo đảm rằng khoản cho vay sẽ được hoàn trả.
Khi bất cứ khoản cho vay nào đến giai đoạn khó khăn trong công tác thu hồi, lập tức Ngân hàng áp dụng biện pháp để bảo đảm bằng tài sản thế chấp hay một thoả thuận bảo đảm trên mọi tích sản khả dụng của người đi vay.
NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 30 3.1.2. Tổ chức thanh lý:
Thanh lí là một quá trình trong đó Ngân hàng thương mại sẽ ép buộc người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả biện pháp pháp lí để đạt mục tiêu thu hồi khoản nợ xấu.
Nếu Ngõn hàng thấy rừ là việc tổ chức khai thỏc khụng tiện lợi, việc thanh lí ở một trong vài hình thức có thể được coi là cách hay nhất để xử lí một khoản cho vay đã trở nên đáng nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (thuộc nhóm 4 và 5).
Khi phương pháp này được lựa chọn, có nghĩa là Ngân hàng đã quyết định sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố kể trên và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người đi vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn là mạo hiểm đối với Ngân hàng, biện pháp thanh lí là tối ưu nhất. Sự thanh lí thường được nhanh chóng thực hiện trong những trường hợp tư tưởng không sẵn lũng chi trả của khỏch hàng đó rừ, hành động lừa đảo hay khụng thật thà đó bộc lộ, tình trạng vỡ nợ đã hiện ra, tình hình tài chính của người vay là vô vọng, hay không có ý muốn trả nợ.
Có một số biện pháp thực hiện việc thanh lí như sau:
Nếu khoản cho vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, Ngân hàng có thể bán nó đi, thường thì nó không đem lại mức giá thị trường hợp lí. Trong trường hợp khối lượng nhận được từ việc bán vật thế chấp không đủ thanh toán nợ, Ngân hàng có thể nhận phán quyết của toà án về khoản chênh lệch; phán quyết như thế cho phép Ngân hàng được quyền thu thêm nếu người đi vay có các tích sản.
Nhân viên Ngân hàng có thể thực hiện thanh lí với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn pháp luật của Ngân hàng hay bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đề và thành viên của bộ phận tham mưu có chuyên môn về lĩnh vực này. Cuối cùng, một nhân viên thanh lí chuyên nghiệp được Ngân hàng thuê xử lí việc thanh lí.
Một hình thức thanh lí khác là tái sở hữu các hàng hoá tiêu dùng lâu bền trong một số trường hợp tư liệu sản xuất được bán theo hợp đồng bán có điều kiện và mua lại từ một nhà buôn. Quá trình này được thực hiện bằng cách giữ lại hàng hoá sau đó tiến hành bán với giá nào đó và hy vọng có thể trả hết nợ.
NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 31 Trong trường hợp Ngân hàng quyết định sử dụng biện pháp xử lý để thu hồi số nợ vay không bảo đảm, phán quyết cần phải có từ toà án một cách thích hợp.
Phán quyết này cho phép Ngân hàng nắm giữ tài sản của người thiếu nợ với số lượng phù hợp với quyết định của toà án hay trừ vào lương theo mức được luật pháp cho phép.
Nếu Ngân hàng là một trong số các chủ nợ và các chủ nợ khác (có vị thế mạnh tương ứng như Ngân hàng) cũng muốn lấy lại tiền thì một uỷ ban chủ nợ có thể được thành lập. Cách giải quyết này không áp dụng cho trường hợp phá sản và cũng có thể áp dụng phương pháp khai thác.
Phá sản có 2 hình thức bồi thường cơ bản cho các chủ nợ, thanh lí và hồi phục. Phá sản có thể miễn cưỡng hay cố ý. Nó là biện pháp cuối cùng theo quan điểm của các chủ nợ. Ngân hàng hay bất cứ chủ nợ nào khác bao giờ cũng mong muốn nhận được phần đáng kể các khoản cho vay từ quá trình thanh lí nhưng thực tế thường không được như mong muốn.
Trong nhiều trường hợp, nó được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thoả thuận hợp lý liên quan đến các biện pháp phải thực hiện để thu hồi được vốn vay, hay khi 1 chủ nợ nhỏ nào đó từ chối tiến hành một thoả thuận hợp tác hay khi người vay từ chối làm việc với chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính.
3.2. Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đưa ra 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại:
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ.
Việc tăng trích lập dự phòng sẽ giúp ngân hàng thương mại nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Theo VAFI, đây cũng là cách thức để giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu.
NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 32 Thứ ba, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi.
Với doanh nghiệp có quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động…thì có thể chuyển 1 phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển.
Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn.
Thứ tư, tăngtỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%, đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30%/vốn điều lệ.
VAFI cho rằng, việc triển khai nhanh tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng sẽ có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay vì tăng sức hấp dẫn trong thu hút vốn FII và nhất là đối với các nhà đầu tư chiến lược. Nếu giải pháp này ra đời sớm thì trong vòng 3 năm hệ thống ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm vài tỷ USD.
Thứ năm, cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém.
Thứ sáu, khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém.
Nếu như chỉ định các ngân hàng mạnh, ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần đa số của Nhà nước mua lại những ngân hàng ốm yếu mà không có sự hỗ trợ từ NHNN thì các ngân hàng mạnh sẽ không tham gia.Các ngân hàng chỉ tự nguyện tham gia khi họ thấy có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đông của họ.“Vì vậy cần cơ chế hỗ trợ tài chính từ NHNN, hỗ trợ ở đây không phải cho ngân hàng mạnh mà là vì mục tiêu xử lý nợ xấu, vì mục tiêu làm cho hệ thống ngân hàng thương mại mạnh lên” - VAFI nhấn mạnh.
Thứ bảy, miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ.
NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 33 Thứ tám, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu sẽ giúp giảm lãi suất huy động, giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn như hiện nay; thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ; giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, tăng tính ổn định trong việc huy động vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại.
Thứ chín, nhanh chóng có nhiều giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường bất động sản.
Để phá “băng” bất động sản, theo VAFI cần nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối thiểu 25m2 thành hiện thực; các chính quyền địa phương (nhất là các đô thị lớn) cần quan tâm đẩy nhanh thủ tục hành chính trong việc cấp phép, sửa đổi giấy phép xây dựng nhà ở để làm sao giảm 70% thời gian duyệt cấp phép như hiện tại; Nhà nước nên giảm 50% thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biền, vận tải biển nội địa, cơ khí; giảm 50% thuế GTGT cho các ngành bất động sản và vật liệu xây dựng.
Thứ mười, cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng:
VAFI cho rằng, tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sẽ kích thích nhiều ngành kinh tế phát triển, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại.