Tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NỢ XẤU

3.3. Giải pháp từ phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước

2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu

Tính đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,75% - vượt mức khống chế tối đa của VCBTW.

Nợ xấu tăng tập trung vào một số ngành chính như sau : + Ngành thủy sản : 7,8% / tổng nợ xấu

+ Ngành thi công xây dựng : 58,36% / tổng nợ xấu.

+ Các ngành khác và các cá nhân làm ăn thua lỗ, chưa thu xếp được nguồn để trả nợ ngân hàng: 33,8%/ tổng nợ xấu.

Nguyên nhân phát sinh n xu:

Nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng do một số nguyên nhân sau:

- Chính sách thắt chặt đầu tư côngtheo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 làm cho các công trình có nguồn vốn từ ngân sách bị ảnh hưởng, không có vốn hoặc tiến độ giải ngân chậm gây ảnh hưởng đến nguồn thu của các doanh nghiệp xây dựng, dẫn đến thiếu nguồn thanh toán trả nợ cho ngân hàng.

- Một số dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như dự án Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô thị Tây Lê Hồng Phong…. bị ngưng lại do thiếu vốn dẫn đến một số hạng mục mặc dù đã được các nhà thầu thi công hoàn thành nhưng chủ đầu tư không có vốn thanh toán, nên cũng không nghiệm thu công trình, không chịu

NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 38 đối chiếu công nợ với các nhà thầu, do đó các nhà thầu không thu hồi được vốn để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Số lượng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang giảm sút về cả số lượng và giá trị. Một số đơn vị có tiềm lực phải tìm kiếm công trình ở các tỉnh lân cận để thi công. Do vậy, việc quản lý hoạt động của các đơn vị khi thi công các công trình ở ngoài Tỉnh rất khó khăn.

- Các khoản nợ và các vấn đề liên quan đến tập đoàn CN Tàu Thủy VN – Vinashin đã ảnh hưởng đến một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Dự án Nhà máy đóng tàu Cam Ranh. Các nhà thầu tham gia thi công cho dự án này hiện chưa thu hồi được công nợ, nên gặp khó khăn về nguồn vốn để trả nợ ngân hàng.

- Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế T/Tr (giao hàng trước, trả tiền sau), đối tác nước ngoài sau khi đã nhận hàng nhưng không thanh toán tiền cho đơn vị, dẫn đến đơn vị không có nguồn tiền hàng để trả nợ cho ngân hàng.

- Thị trường đầu ra của ngành thủy hải sản chưa ổn định, lại chịu tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu thị trường sụt giảm nên nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy, trong khi đơn vị đã vay vốn ngân hàng để thu mua nguyên liệu dự trữ cho các đơn hàng xuất. Không xuất được hàng nên các đơn vị này không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng.

Bin pháp x lý n xu:

Trong năm 2012, Chi Nhánh cũng đã tích cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý nợ có vấn đề theo QĐ số 106 của TW như: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi kiện...

Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong lĩnh vực thi công, xây dựng, Chi Nhánh cũng đã rà soát lại các khoản phải thu của công trình, làm việc ba bên giữa khách hàng, Chủ đầu tư và Ngân hàng để quản lý dòng tiền của công trình về VCB Nha trang thu nợ.

NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 39 Ngoài ra, chi nhánh cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ 780 của NHNN và hướng dẫn của TW để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn…cho khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho ngân hàng.

Kết qu đạt được:

Với các biện pháp xử lý kiên quyết, trong năm 2012 Chi nhánh cũng đã thu hồi được 13.823 triệu đồng nợ xấu, trong đó:

+ Ngành thi công xây dựng là 9.823 triệu đồng.

+ Ngành thủy sản 3.1 tỷ đồng.

+ Ngành vận tải biển: 900 triệu đồng

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)