II. THỰC TRẠNG TĂNG VỐN CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM
2. Thực trạng tăng vốn của một số ngân hàng tại Việt Nam
2.4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – SACOMBANK
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991.
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn
chủ sở hữu
1.882 2.804 7.181 7.638 10.289 13.633 14.224 14.224
Chưa có số liệu chính
xác Vốn
điều lệ
1.205 2.089 4.449 5.116 6.700 9.179 10.740 10.740 12.425
Trong những năm 1995-1998, Với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.(1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.)
Năm 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10%
vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank. Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Đặng Văn Thành, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank.[
Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.Vốn điều lệ là 23.809 tỷ đồng.
Năm 2007: Phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2007 từ 2.089 tỷ đồng lên 4.449 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm 100% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phần được quyền mua thêm 1 cổ phần với 1,5 lần mệnh giá) và trả cổ tức năm 2006 theo tỉ lệ 12%/vốn cổ phần.
Năm 2008, Sacombank chỉ phát hành cổ phiếu chia cổ tức , (Sacombank) chính thức tăng vốn điều lệ từ 4.449 tỷ đồng lên 5.116 tỷ đổng từ nguồn chia cổ tức năm 2007. Toàn bộ 67 triệu cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn chia cổ tức nói trên cũng đã nhận được giấy phép niêm yết bổ sung tại Sở GDCK Tp.HCM.
Năm 2009: Tăng vốn điều lệ từ 5.116 tỷ đồng lên 6.700 tỷ đồng. Sacombank đã thông báo phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu năm 2009 trong vòng 60 ngày kể từ ngày 28/7/2009 nhằm mục đích tài trợ các dự án mới, cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu tài sản và nợ của Ngân hàng. Đối tượng phát hành là các nhà đầu tư, tổ chức, định chế tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm… Trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ, có mệnh giá là 1 tỷ đồng.
Năm 2010: Tăng vốn điều lệ từ 6700,58 tỷ đồng lên 9.179,48 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Sacombank thông qua ngày 15/3/2010.
Theo phương án tăng vốn điều lệ của Sacombank, Ngân hàng này sẽ thực hiện tăng vốn từ 6.700 tỷ đồng lên 9.179 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ phiếu đăng ký phát hành thêm trên số vốn cổ phần hiện hữu của Sacombank là 37%. Phát hành thêm 20%/vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
Với số lượng chứng khoán phát hành là 134.007.060 cổ phần. Giá trị chứng khoán phát hành 1.340 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện 10:2. Giá phát hành 12.000 đồng/CP
Phát hành cho 2%/vốn cổ phần (13.400.706 cổ phần) cho cán bộ Ngân hàng tương tự, ở mức 12 nghìn đồng/CP
Phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2009 (15%/vốn cổ phần). Số lượng chứng khoán phát hành: 100.505.295 cổ phần. Giá trị chứng khoán phát hành: 1.005 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện:
20:3
Năm 2011: Tăng vốn điều lệ từ 9.179 tỷ đồng lên 10.740 tỷ đồng. Theo đó, Sacombank đã phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2010 là 15%/vốn cổ phần. Bên cạnh đó, Sacombank cũng sẽ phát hành thêm 15%/vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành đều là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 04/01/2012, Sacombank thông báo đã hoàn tất mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ tương đương 9,3% vốn điều lệ mới của Ngân hàng là 10.740 tỷ đồng. Mua 100 triệu cổ phiếu đồng nghĩa bỏ ra khoảng 2.000 tỉ đồng trong bối cảnh nhiều ngân hàng cần tiền mặt. Động thái này có thể là để bảo vệ quyền lợi cổ đông lớn. Mặc dù không phủ nhận việc mua cổ phiếu quỹ là để che chắn trước lực thâu tóm, một thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank cũng nêu lên quan điểm của mình: “Có nhiều người nói chúng tôi trục lợi từ Sacombank, nhưng nếu trục lợi, chúng tôi đã không giữ tỉ lệ cổ phiếu thấp như thế”. Mục đích của việc mua cổ
phiếu quỹ này nhằm góp phần bình ổn thị trường chứng khoán nói chung và bình ổn giá cổ phiếu STB nói riêng và bảo vệ lợi ích cổ đông Sacombank. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần của Sacombank.
Tuy nhiên, trong năm 2012, vì những lý do khách quan, Sacombank chưa thực hiện được việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo tinh thần Nghị quyết.
Chuyển nhượng cổ phiếu quỹ và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài cho đủ tỷ lệ 20%/vốn điều lệ. Điểm đáng chú ý trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của Sacombank là phương án chuyển nhượng 100 triệu cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài với giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Đây là số cổ phiếu mà Sacombank đã mua vào cuối năm 2011 với tổng giá trị 1.506 tỉ đồng. Ngoài ra, Sacombank cũng có phương án phát hành 185 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược nước ngoài với giá 30.000 đồng/cổ phiếu để cho đủ tỉ lệ sở hữu 20%/vốn điều lệ. Theo Sacombank, tổng nguồn thu từ việc chuyển nhượng cổ phiếu quỹ và phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài là 8.554 tỉ đồng, trong đó phần chênh lệch do chuyển nhượng và phát hành cổ phiếu bằng 3 lần mệnh giá cho đối tác nước ngoài 5.196 tỉ đồng.. Phải thấy rằng, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì mục tiêu mà Sacombank đề ra là hết sức táo bạo, đặc biệt là khi ngân hàng này vừa trải qua một năm đầy sóng gió, biến động.
Cũng trong tài liệu gửi cổ đông, HĐQT Sacombank trình đại hội cổ đông chấp thuận chủ trương hợp nhất và sáp nhập (M&A) các ngân hàng có định hướng phù hợp và tiềm năng phát triển vào Sacombank. Kế hoạch M&A dự kiến được ủy quyền cho HĐQT quyết định, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015.
Diễn biến thương vụ thâu tóm Sacombank:
Eximbank đang là cổ đông lớn, nắm 9,73% cổ phần Sacombank, ước vào khoảng 1.600 tỉ đồng (1.2012). Hồi đầu năm, Eximbank đã gây nên "sóng gió" trên thị trường tài chính khi có văn bản đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát của Sacombank tại đại hội cổ đông lần này. Sau khi Dragon Capital thoái vốn khỏi Sacombank vào tháng 8/2011, đến đầu tháng 01/2012 thì CTCP Cơ điện lạnh (REE) đăng ký bán ra thị trường hơn 42 triệu cổ phiếu STB (tương ứng 3,924%) và ANZ cũng chuyển nhượng hơn 103 triệu cổ phiếu (tương ứng 9,61% vốn) cho Eximbank. Động thái thoái vốn của các cổ đông lớn cùng với sự xuất hiện của
Eximbank đã khiến một số nhà đầu tư nhỏ lẻ tỏ ra lo ngại. Hàng loạt những vụ chuyển nhượng hàng chục cho tới cả trăm triệu cổ phiếu STB cùng với giá trị hàng nghìn tỷ đồng đã được thực hiện dồn dập hồi tháng 5-6/2012. Đi cùng với đó là hàng loạt các vụ thoái vốn của các cổ đông lớn (Thành Thành Công, ANZ, REE, Sacomreal, Bourbon Tây Ninh... ). Kết quả cuối cùng có lẽ cũng đó rừ ràng. Đú là sự thay đổi gần như hoàn toàn cơ cấu HĐQT của ngõn hàng này, trong đú có sự xuất hiện của các đại diện từ Ngân hàng Phương Nam và Eximbank chuyển sang; STB bổ nhiệm 11 vị trí phó tổng giám đốc và 1 vị trị tổng giám đốc trong năm 2012. Ngày 2-11-2012, Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) thông báo quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc ông Đặng Văn Thành sẽ thôi giữ chức chủ tịch HĐQT Sacombank. HĐQT đã bầu ông Phạm Hữu Phú từ phó chủ tịch thường trực HĐQT lên giữ chức chủ tịch HĐQT thay cho ông Đặng Văn Thành.
Hai ngân hàng lớn trong khối ngân hàng tư nhân là Eximbank và Sacombank đã có dự định hợp nhất với nhau. Quá trình hợp nhất cũng phải vài năm nữa mới diễn ra, tuy nhiên, hãy cùng thử hình dung quy mô của Ngân hàng Sacombank - Eximbank hợp nhất so với các ngân hàng lớn khác. Nếu sáp nhập thành công, Eximbank và Sacombank sẽ tạo thành một định chế tài chính lớn nhất trong nhóm ngân hàng cổ phần với quy mô tài sản hơn 300.000 tỷ, vốn điều lệ hơn 23.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực ngân hàng, Eximbank và Sacombank được xem như 2 "ông lớn" trong khối các nhà băng tư nhân cổ phần với tổng tài sản hàng trăm nghìn tỷ. Eximbank có vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, tổng tài sản đến 30/9/2012 là hơn 160.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ chỉ 10.739 tỷ đồng, thấp hơn Eximbank một chút nhưng tổng tài sản ở thời điểm tương đương của Sacombank lại nhiều hơn (đạt 147.000 tỷ đồng). Trên sàn chứng khoán, Eximbank (mã EIB) và Sacombank (mã STB) đều là những blue-chip trong danh mục của các nhà đầu tư. Eximbank hiện là cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ 9,73%. Giá cổ phiếu của Sacombank hiện khoảng 22.000 đồng - nhỉnh hơn Eximbank (có giá khoảng 17.000 đồng). Về tài sản, ngân hàng hợp nhất sẽ vượt qua ACB để trở thành ngân hàng lớn nhất trong khối các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, khoảng cách so với các ngân hàng quốc doanh lớn vẫn còn khá xa.Về vốn chủ sở hữu, Sacombank - Eximbank hợp nhất có quy mô tương đương với các ngân hàng lớn như Vietinbank và Vietcombank; thậm chí còn lớn hơn BIDV và bỏ xa so với ACB.Vốn của Vietinbank và Vietcombank trong 2 năm qua tăng khá nhanh nhờ phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.
Ngoài ra, thời gian qua Sacombank mới chỉ thực hiện chấp thuận và tái chấp thuận việc đa sở hữu tại công ty chứng khoán Sài Gòn thương tín (SBS). Do vậy, trong kỳ họp đại hội cổ đông lần này, HĐQT trình cổ đông việc tái xác nhận và chấp thuận chủ trương đa sở hữu tại 2 công ty: TNHH một thành viên Cho thuê tài chính ngân hàng Sài Gòn thương tín (SBL) và Sacombank Cambodia. Đồng thời, trong gia đoạn 2012-2015, tùy trường hợp cụ thể, có thể không nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty con và ngân hàng con khi được cổ phần hóa. Bổ sung nhân tố mới về quản trị
Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố. Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh khoản cao. Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường.Vốn điều lệ không tăng so với 2011.
Ngày 11/4/2013 NHNN chấp thuận việc Sacombank tăng vốn điều lệ từ 10.740 tỷ đồng 12.425 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2011 và phát hành cổ phiếu dành cho cán bộ cốt cán. Phát hành cổ phiếu trả cổ tức 14% năm 2011 và phát hành cổ phiếu cho cán bộ cốt cán Sacombank 3%/vốn điều lệ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội cổ đông 2011. Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị Sacombank cũng đề xuất phát hành cổ phiếu thưởng 15% theo tinh thần Nghị quyết Đại hội cổ đông 2011 nhưng chưa thực hiện được trong năm 2012.
Trong 8 tháng đầu năm 2013, Sacombank đã có nhiều hoạt động tiếp cận với đối tác nước ngoài. Chủ tịch HĐQT Sacombank Phạm Hữu Phú khẳng định, trong 7 NĐT nước ngoài đàm phán, ngân hàng này có xu hướng chọn đối tác Nhật Bản làm cổ đông chiến lược do nét tương đồng giữa văn hóa Nhật Bản và Việt Nam.Và với việc thu hẹp được đối tác tiếp tục đàm phán như vậy, Sacombank đã tiến thêm một bước trong lộ trình thực hiện tăng vốn giai đoạn 2, dự kiến hoàn tất trong quý IV/2013.
2.4.2. Những khó khăn :
Cửa đầu tiên là Ngân hàng Nhà nước. Kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngày 16/1/2013 khẳng định việc Sacombank mua trái phiếu chuyển đổi của SBS phát hành lần đầu với thủ tục lắt léo - thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Mới là vi phạm nghiêm trọng các quy
định của Ngân hàng nhà nước khi chưa xin phép thực hiện. Sacombank không được phép mua trái phiếu chuyển đổi phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp. Thanh tra yêu cầu Sacombank áp dụng mọi biện pháp thu hồi đầy đủ lãi và gốc của khoản đầu tư này.
Vấn đề thứ hai là gộp cổ phiếu để xóa lỗ. Vướng mắc chính là không có hướng dẫn cụ thể về pháp lý nên Ủy ban Chứng khoán nếu chấp nhận sẽ có rủi ro phát sinh rất nhiều hệ lụy khác, e rằng còn phức tạp hơn. Chuyện gộp cổ phiếu giảm vốn điều lệ với công ty cổ phần không biết phải thực hiện như thế nào khi không có hướng dẫn. Cộng thêm là nghĩa vụ đối với khoản nợ chỉ có thể “cân đối” được nếu bước một (chuyển đổi trái phiếu) thông suốt. Bất cứ rủi ro pháp lý nào phát sinh trong quá trình tái cấu trúc này thì lỗi đầu tiên thuộc về hành động chấp thuận mà chưa có hướng dẫn trong quy định pháp luật.