II. THỰC TRẠNG TĂNG VỐN CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM
2. Thực trạng tăng vốn của một số ngân hàngt ại Việt Nam:
2.5. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Southern bank):
Đại hội cổ đông thường niên 2006 của Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern bank) vừa thống nhất kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.290 tỉ đồng lên 3.000 tỉ đồng trong năm 2007 và chia cổ tức năm 2006 cho cổ đông là 15% vốn điều lệ bình quân năm 2006, đồng thời chuyển nguồn vốn thặng dư vào quỹ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn trong năm 2007 với tổng số tiền là 167,327 tỉ đồng. Nguồn thặng dư này được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu .
Ngày 13-2- 2007, Tổng Công ty TM Sài Gòn (Satra) và Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank ) đã tổ chức lễ ký hợp đồng hợp tác toàn diện, đồng thời Satra chính thức trở thành cổ đông lớn của Southern Bank thông qua việc mua 1 triệu cổ phần của Southern Bank ngay trong ngày ký kết. Với sự hợp tác này, Satra sẽ xây dựng cho mình sức mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức “chiến đấu” trong quá trình hội nhập, và đây thật sự là một cơ hội tốt để Southern bank tăng cường, mở rộng mạng lưới, phát triển thị trường bền vững, ổn định. Không chỉ dừng lại ở đó, theo sự thỏa thuận hợp tác thì khi Satra tiến hành cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc như Vissan, thì Southern Bank sẽ được ưu tiên trở thành cổ đông chiến lược. Ngược lại, Satra cũng sẽ trở thành cổ đông lớn của Công ty Vàng bạc - đá quý Phương Nam (PJC) trực thuộc Southern bank. Hiện tại Satra có hơn 50 đơn vị là công ty con và công ty liên kết thành viên kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thương mại sản xuất và dịch vụ khác nhau
Với việc tăng vốn điều lệ từ 3.212,5 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng năm 2012, tại Đại hội cổ đông năm ngoái, Southern Bank đã thông qua việc cam kết đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị
trường chứng khoán chính thức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng trong đợt tăng vốn.
Tuy nhiên, mặc dù đợt tăng vốn điều lệ đã kết thúc từ 5/6/2012, song cho tới nay, Southern Bank vẫn chưa thực hiện được kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch TPHCM (HSX) như kế hoạch. Trong ngày ĐHĐCĐ 24/4 tới, Southern Bank tiếp tục đề nghị tăng vốn điều lệ thêm 500 tỷ đồng lên 4.500 tỷ thông qua phát hành 50 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu.
Việc phát hành thêm cổ phần được dự kiến thực hiện kể từ quý III/2013 song chưa có thời gian cụ thể. Thời điểm cụ thể sẽ do HĐQT Southern Bank quyết định sau khi đã được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Mức vốn điều lệ đến 31/12/2012: 4.000 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ dự kiến tăng thêm trong năm 2013: 500 tỷ đồng.- Vốn điều lệ sau khi tăng vốn đến 31/12/2013: 4.500 tỷ đồng
Trong định hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2013, HĐQT đề xuất cổ đông thông qua các chỉ tiêu gồm vốn điều lệ tăng 12.5% so với năm 2012, từ 4,000 tỷ đồng lên 4,500 tỷ đồng. Để đạt được số vốn là 4.500 tỷ đồng trong năm 2013 phải tăng vốn thêm 500 tỷ đồng thì Southern Bank phải phát hành 50.000.000cổ phần chào bán cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành thêm: 12,50%. Ngân hàng TMCP Phương Nam thực hiện việc tăng vốn điều lệ trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh trên vốn điều lệ mới, khả năng quản trị, năng lực quản lý, giám sát của Ngân hàng đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động tăng lên tương ứng. Việc tăng vốn điều lệ phù hợp với nhu cầu, mong muốn và năng lực tài chính của các cổ đông hiện hữu cũng như các nhà đầu tư. Ngân hàng TMCP Phương Nam thực hiện việc tăng vốn điều lệ phù hợp với yêu cầu phát triển của Ngân hàng. Mở rộng thành phần cổ đông thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một số tổ chức tài chính mạnh của nước ngoài để được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, quản lý rủi ro, quản trị Ngân hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho Ngân hàng
Tăng vốn đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải đứng trước áp lực tăng trưởng lợi nhuận so với năm trước. Với các quy định khắt khe về việc mở rộng mạng lưới hoạt động hiện nay của NHNN cũng như việc tín dụng tiếp tục khó tăng trưởng thì tăng trưởng lợi nhuận đây là áp lực không nhỏ với lãnh đạo các ngân hàng.
Thực tế, lợi nhuận của các ngân hàng nhỏ đã sụt giảm mạnh trong 2 năm gần đây khi nợ xấu tăng cao. Vì thế, theo đánh giá của một cố vấn cấp cao ngành ngân hàng, nếu sử dụng đồng
vốn tăng thêm không chặt chẽ và thiếu sự giám sát, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nợ xấu tăng và khó tránh việc ăn thâm vào vốn điều lệ. Chẳng hạn, tại Southern Bank, năm qua, ngân hàng này đã tăng vốn điều lệ từ mức hơn 3.200 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, nhưng kết quả lợi nhuận cũng chỉ đạt 20% kế hoạch lợi nhuận đưa ra, với 121 tỷ đồng.
Với tỉ lệ nắm giữ 20%, ông Trầm Bê mặc dù đã rút khỏi ban lãnh đạo Southern Bank nhưng vẫn là cổ đông lớn của ngân hàng, cha con nhà ông Trầm Bê đang nắm hơn một phần năm tổng số cổ phần của Southern Bank. Đồng thời, cựu Phó Chủ tịch HĐQT Southern Bank nay đã là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Trên thực tế, ông Trầm Bê và các thành viên trong gia đình đang nắm cổ phần chi phối tại hai ngân hàng nổi tiếng tại Việt Nam nhưng đại gia này không lọt bất cứ một danh sách giàu có nào cả. Ông Trầm Bê không nằm trong 200 người giàu nhất trên TTCK. Theo số liệu của Sacombank, ông Trầm Bê cho dù năm ngoái được bầu là phó chủ tịch Sacombank, song chỉ nắm giữ 115 nghìn cổ phiếu STB tương ứng 0,01% vốn. Mặc dù vậy, những diễn biến thâu tóm Sacombank trong năm vừa qua cùng với hàng loạt vụ mua cổ phiếu tăng tỷ lệ nắm giữ của ba người con cùng với việc sở hữu hàng loạt doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực cho thấy thực lực của vị doanh nhân này là rất lớn. Việc một gia đình nắm giữ lượng vốn lớn tại một ngân hàng, một tổ chức tín dụng, theo TS Kiêm có thể do 3 nguyên nhân sau: Một là, gia đình đó muốn có một vị trí vững chắc cùng khả năng quyết định trong một ngân hàng. Hai là, gia đình đó đang làm theo kiểu cảm tính. Ba là, sự giám sát, quản lý, xử lý của ngân hàng chưa thường xuyên, chưa chính xác và chưa kịp thời. Tuy nhiên, hiện tượng một gia đình cùng lúc chi phối hai ngân hàng nổi tiếng trong nước là một vấn đề bởi trước đó không ít người lo ngại về các hiện tượng sở hữu chéo, mua bán chéo, lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau của ngân hàng, rồi cả vấn đề an ninh ngân hàng….