0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Các kiến nghị.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĂN BÀN (Trang 42 -46 )

1. Kiến nghị với chính phủ.

Chính phủ cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và nông thôn phát triển. Bao gồm hệ thống các chính sách sau:

- Khuyến khích sự cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn qua đó nang cao chất lượng của dịch vụ này. Khi đó sẽ có nhiều chương trình tiết kiệm và tín dụng được chuyển đổi thành hợp tác xã tín dụng hơn khi mà các thủ tục đăng ký hoạt động được đơn giản hoá và mức vốn pháp định cần thiết được hạ thấp hơn nữa.

- Nên áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo đối với khu vực dịch vụ tài chính nông thôn. Các biện pháp đó có thể bao gồm việc phân bổ theo một tỷ lệ phần trăm tối thiểu đã được xác định trước trong tổng chi phí cho ngân sách đào tạo. Việc chia sẻ chi phí giữa chính phủ và các định chế tài chính sẽ đẩy nhanh quá trình thực hiện.

- Chính sách trợ giá:

+ Trợ giá đầu vào: Chính phủ nên có chính sách trợ giá để khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu để bán cho hộ nông dân với giá cả ổn định.

+ Trợ giá đầu ra: Sản phẩm nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm thường gặp khó khăn. Do đó nhà nước cần gia tăng quỹ bình

nhà nước trợ giá cho các đơn vị thu mua sản phẩn của người nông dân khi kết thúc mùa vụ.

- Chính sách bảo hiểm: Nhà nước đẩy mạnh các hoạt động bảo hiểm ở nông thôn như bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản…

- Chính sách tiêu thụ nông sản nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho người nông dân, giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất, tránh tình trạng đến vụ thu hoạch người nông dân không biết bán sản phẩm cho ai.

- Chính sách đất đai: Nhà nước đẩy nhanh quá trinh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa tránh tình trạng tranh chấp đất đai, sử dụng đất sai mục đích vừa tạo điều kiện cho người dân có tài sản và cơ sở pháp lý trong các hợp đồng và quan hệ tín dụng. Các hộ làm kinh tế qui mô lớn, sản xuất sản phẩm hàng hoá đang xuất hiện ngày càng nhiều tạo ra động lực thúc đẩy qúa trình phân công lao động, tăng sản phẩm hàng hoá. Vốn kinh doanh chủ yếu của các hộ này chủ yếu là vốn tự lực nhưng nhu cầu vốn bổ sung là phổ biến, nhất là vốn trung – dài hạn, nhưng khó khăn chính đối với các hộ này khi vay vốn ngân hàng là vấn đề thế chấp tài sản. Nếu tính giá trị đất sử dụng được giao để thế chấp thì mức vốn được chấp nhận vay không trang trải đủ chi phí vì suất đầu tư ban đầu là rất lớn. Khó khăn này thường gặp ở các hộ vay vốn trồng cây ăn quả, cây công nghiệp …

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Để hoàn thiện cơ chế tín dụng hiện nay, ngân hàng Nhà nước chỉ cần ban hành một số ít khâu văn bản mang tính chất khung pháp lý chung, tổng hợp tất cả các qui định về loại hình hoạt động tín dụng, không nên quá chi tiết dẫn đến việc can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tổ chức tín dụng lại vừa khó thực hiện. Về vấn đề này, thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực trong việc nới lỏng lãi suất, từ chỗ qui định cụ thể mức lãi suất cho từng loại tiến

tới thiết lập khung lãi suất và hiện nay đang được áp dụng.

Cần hoàn thiện các văn bản về cho vay và tăng cường đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro vì đây là đầu mối để cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại, giúp cho các ngân hàng thương mại có được những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ngân hàng Nhà nước nên tập trung tất cả các tổ chức tín dụng trên từng địa bàn nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế ở từng địa phương dùng đòn bẩy tín dụng làm động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở quan hệ giữa các tổ chức là bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi thông qua các mối quan hệ tín dụng và giúp đỡ lẫn nhau.

3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Tỉnh Lào Cai.

- Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức mở các lớp tập huấn nghiệp vụ đặc biệt cho đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm từng bước nâng cao kỹ năng tác nghiệp trong công tác tín dụng.

- Từ những chính sách đãi ngộ đối với cán bbộ tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam cần được cụ thể hoá và áp dụng linh hoạt đối với thực tế hoạt động kinh doanh ở địa bàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt là chế độ công tác phí cho cán bộ tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Cần có cơ chế giao khoán cụ thể đối với cán bộ tín dụng, cụ thể hoá các chỉ tiêu giao khoán. Các chỉ tiêu giao khoán phải phù hợp với điều kiện kinh tế từng địa phương, Tránh tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng, tình trạng chạy theo dư nợ mà xem nhẹ hiệu quả sử dụng vốn vay làm giảm chất lượng tín dụng do đó mà phát sinh nợ quá hạn.

KẾT LUẬN

Thực hiên chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và của ngành, hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng đã xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đã xác định được bước đi đúng hướng, phù hợp với ý Đảng, lòng dân được các cấp các ngành đồng tình ủng hộ. Mục tiêu của NHNo&PTNT là lấy nông nghiệp nông thôn làm địa bàn hoạt động và hộ nông dân là đối tượng cấp tín dụng chính. Là một ngân hàng thương mạimục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà NHNo&PTNT còn luôn trú trọng quan tâm tới các mục tiêu, chính sách xã hội đặc biệt là việc cho hộ nông dân nói chung và hộ nông dân nghèo vay vốn tổ chức sản xuất.

Trong thực tế các năm qua, vốn của ngân hàng đã giúp hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế địa phương, đáp ứng dủ nhu cầu về vốn cho sự chuyển hướng nông - lâm - ngư nghiệp sang sản xuất hàng hoá, tạo ra sự thay đổi đang kể bộ mặt nông thôn. Vốn ngân hàng đã thực sự đẩy lùi và hạn chế được tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp cho nhiều hộ thoát khỏi cảnh đói nghèo, ổn định an ninh trật tự xã hội.

Xét về lợi ích của bản thân NHNo&PTNT thì hoạt đọng tín dụng nói chung và cấp tín dụng cho hộ sản xuất nói riêng là một hoạt động mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Do đó việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất là điều tất yếu.

Như vậy đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn và đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nhị nhằm hạn chế nợ quá hạn. Do đề tài đề cập đến một vấn

đề phức tạp trong lĩnh vực quản trị nên bài viết chắc chắn còn nhiều sai sót, khiếm khuyết nên em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn của thầy Nguyễn Đình Trung cùng Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĂN BÀN (Trang 42 -46 )

×