Tạo ấn tượng cho hồ sơ xin việc

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Mỗi nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng trăm hồ sơ dự tuyển cho một vị trí. Và trong số hàng trăm hồ sơ "thượng vàng hạ cám" ấy, chỉ có vài hồ sơ nổi trội khỏi đám đông. Bạn có muốn hồ sơ tuyển dụng của mình bắt mắt nhà tuyển dụng? Hãy chú ý đến những lời khuyên sau:

1. Hồ sơ xin việc của bạn là yếu tố đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng. Những hồ sơ xin việc rừ ràng, sạch sẽ, sử dụng phụng chữ dễ đọc, hoặc viết tay rừ ràng sẽ khiến nhà tuyển dụng thích thú đọc hơn.

2. Có thể bạn đã nghe rất nhiều về điều này: viết đúng chính tả là một việc nhỏ nhặt nhưng quan trọng. Một bộ hồ sơ xin việc viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, không tẩy xóa, không bỏ trống khoảng trắng.. sẽ giúp bạn lọt qua "vòng gác cổng".

Bạn có biết, mỗi lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp từ những gì bạn viết sẽ khiến chúng tôi ngừng lại, suy nghĩ về tính cẩn thận và quan tâm đến từng chi tiết của bạn. Nếu vị trí bạn muốn nộp đơn là công việc đòi hỏi tính cẩn thận như: kế toán, thư ký... coi

như bạn đã bị loại ngay từ vòng đầu. Đừng để chúng tôi phải nghĩ ngợi khi đọc hồ sơ của bạn.

3. Đủ thông tin liên lạc. Bạn phải ghi đầy đủ số điện thoại di động, điện thoại nhà, địa chỉ email (nhưng bạn nhớ phải thường xuyên kiểm trang email) và địa chỉ liên hệ nào mà chúng tôi có thể dễ dàng liên lạc với bạn nhất. Tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong đó chỉ có mỗi số điện thoại nhà. Và điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi cần gọi cho bạn để hẹn cuộc phỏng vấn, nhưng bạn đi vắng không có ở nhà. Có thể, bạn sẽ bị bỏ lỡ một cơ hội nơi công ty chúng tôi.

4. Xỏc định "mục tiờu" rừ ràng. Vỡ mục tiờu của bạn chớnh là cơ sở để chỳng tụi biết được về kỹ năng, kinh nghiệm, đặc điểm và những nhu cầu mà chúng tôi, những nhà tuyển dụng, đang tìm kiếm có nằm ở con người bạn hay không. Phải làm sao để nhà tuyển dụng có thể nhìn vào mục tiêu của bạn là biết chính xác bạn đang vươn tới điều gì. Đừng viết những câu chung chung kiểu: "Tôi đang tìm kiếm một cơ hội thử thách, mong muốn làm việc với một người sếp cấp tiến, người có thể cho tôi nhiều cơ hội phát triển". Thực tế là tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong đó viết: "Tôi đang tìm kiếm vị trí nhân viên marketing ở công ty quý vị, vị trí mà tôi tin là tôi có thể tận dụng được hết khả năng của mình trong việc phát triển quảng cáo, các loại hình marketing khác, thiết kế và viết lời cho trang web.

Trong lúc này, tôi cũng hy vọng là tôi có thể thu thập kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ internet và phân khúc thị trường". Với những mục tiêu thiếu tập trung như vậy, bạn nghĩ là tôi có gọi điện thoại mời ứng viên đó đến phỏng vấn không?

5. Trong phần "năng lực nghề nghiệp", bạn nên dành để đưa ra những điểm mạnh của mình về kinh nghiệm nghề nghiệp, những kỹ năng nghề nghiệp của riêng bạn, đặc điểm cá nhân mà bạn cho rằng nó phù hợp với ngành nghề bạn đang muốn làm trong tương lai và một vài công việc hiệu quả liên quan đến vị trí dự tuyển mà bạn đã làm từ trước đến nay.

6. Hãy liệt kê những vị trí bạn đã từng làm qua ở các công ty cũ. Chúng sẽ cho chúng tôi hình dung một phần nào về công việc trước đây của bạn. Sau đó, hãy ghi rừ cho chỳng tụi biết nếu bạn được nhận vào vị trớ tuyển dụng của cụng ty chỳng tôi, bạn sẽ có đóng góp những gì. Đừng bắt nhà tuyển dụng phải tra cứu mọi thông

tin về bản thân bạn. Họ không có nhiều thời gian đến thế đâu.

7. Đừng quên liệt kê những thành tích của mình ở công ty cũ. Hãy nêu chúng như thể đó là lý do khiến chúng tôi phải tự hào vì chúng tôi sắp có được một nhân viên giỏi việc.

8. Trong phần "Bằng cấp", hãy ghi ra tất cả những bằng cấp và khóa học mà bạn đã trải qua. Hãy ghi luôn cả những chức vụ, vị trí bạn làm trong suốt thời gian đi học.

Ví dụ: "Lớp trưởng lớp...", "Thư ký nhóm hoạt động tình nguyện...". Những điều ấy sẽ giúp nhà tuyển dụng chúng tôi có được cái nhìn toàn thể về các hoạt động ngoại khoá của bạn. Chúng tôi sẽ ấn tượng hơn nếu biết rằng ngoài việc học, bạn còn hoạt động xã hội tích cực. Những công việc xã hội bạn từng làm trong thời gian đi học thường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao là: tình nguyện viên, hoạt động tổ chức từ thiện, lãnh đạo lớp, tổ chức xã hội, tham gia các đội thể thao, hoặc có thành tích thể thao cá nhân... Ngay cả khi bạn làm việc part-time để kiếm tiền đi học cũng là một thành tích đáng để ghi vào hồ sơ xin việc của mình.

Phươ ng pháp nào cho tuy ển dụng nhân sự hiệu quả?

Ngày nay mỗi nhà tuyển dụng đều có các phương pháp tuyển dụng nhân sự khác nhau tùy vào ngành nghề mà mỗi nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên đáp ứng được vị trí tuyển dụng đó trong Doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên thì dù có phương pháp tuyển dụng như thế nào đi nữa thì người mà nhà tuyển dụng hướng tới là ứng viên của mình. Dưới đây là những chia sẻ phươg pháp chung nhất mà các nhà tuyển dụng sử dụng thường xuyên:

1. Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và các lời giới thiệu

Việc nghiên cứu, kiểm tra này thường được áp dụng bao quát từ kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm trong quá trình làm việc trước đây, cũng như kiểm tra độ chính xác của các lời giới thiệu, sơ yếu lý lịch của ứng viên. Nếu cẩn thận hơn, đặc biệt là khi tuyển dụng vào vị trí trọng yếu hoặc nhạy cảm, các công ty còn lấy ý kiến của công an xem ứng viên có phạm tội không, hoặc điều tra gián tiếp thông qua trò chuyện với đồng nghiệp cũ, láng giềng của ứng viên.

Đõy cũng là bước quan trọng để cú thể hiểu rừ về ứng viờn để chỳng ta chọn lựa, để xem xột những thông tin của ứng viên cung cấp cho nhà tuyển dụng liệu có chính xác không? Đó cũng là cách để nhà tuyển dụng nhìn nhận về ứng viên của mình.

2. Cho làm bài kiểm tra, sát hạch

Các bài kiểm tra được phân thành bốn loại để đánh giá khả năng nhận thức, sức khỏe, tính cách, sở thích, hoặc thành tựu của ứng viên:

- Kiểm tra khả năng nhận thức bao gồm các bài kiểm tra tổng quát về mức độ thông minh, thái độ ứng xử theo tình huống, khả năng lý luận, trí nhớ và khả năng tính toán, sắp xếp. Nếu công việc đòi hỏi khả năng tư duy sắc bén, ví dụ chuyên viên tư vấn quản lý, thì loại hình kiểm tra này giúp đánh giá khá chính xác khả năng làm việc trong tương lai của ứng viên.

- Kiểm tra sức khỏe, bao gồm kiểm tra sức mạnh cơ bắp, độ dẻo dai, tim mạch, khả năng giữ thăng bằng, khả năng phối hợp, phản xạ, sự khéo léo… Đây là các nội dung kiểm tra khi tuyển công an, nhân viên cứu hỏa, thủy thủ…

- Kiểm tra thành tựu để biết ứng viên đã học hỏi, thu thập được những gì từ trường học hoặc công việc. Các chứng nhận, bằng cấp, đánh giá, giấy khen từ một tổ chức uy tín nào đó là bằng chứng tốt nhất.

- Kiểm tra tính cách và sở thích, bao gồm thái độ, động cơ, sự tận tâm, ngay thẳng, khả năng hòa nhập, thích ứng, thường dành cho các vị trí quản lý. Các bài kiểm tra này được xây dựng dựa trên giả thiết là mọi người đều trả lời thành thật. Có thể các ứng viên biết nhà tuyển dụng mong đợi câu trả lời nào và trả lời cho phù hợp ý nhà tuyển dụng, nhưng về lâu về dài, việc này sẽ gây khó khăn cho họ khi được nhận vào làm một công việc không phù hợp với tính cách cũng như sở thích của họ.Còn một số cách kiểm tra nữa vẫn được một số công ty áp dụng, tuy hiệu quả khá mơ hồ. Đó là đánh giá thông qua chữ viết, cách phục trang, dùng máy đánh giá...

3. Phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp mà hầu như bất cứ công ty nào cũng áp dụng trong tuyển dung, đây là hình thức hỏi đáp để trao đổi thông tin. Có hai phương pháp phỏng vấn:

- Phỏng vấn bằng các câu hỏi tùy ý, không được xây dựng theo hệ thống chuẩn mực nào. Nhà phỏng vấn có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi nào. Phỏng vấn theo phương pháp này thường không hiệu quả trong việc tuyển dụng được nhân sự cho vị trí nhà tuyển dụng cần vì không đánh giá được về ứng viên.

- Phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi, đã được xây dựng sẵn chủ yếu xoay quanh vấn đề liên quan đến công việc để đánh giá đúng phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Theo các chuyên gia, có thể chia nhỏ phỏng vấn trực tiếp thành bốn nhóm khác nhau:

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w