Phần III Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và kế toán xác định kết quả bán hàng ở công ty TNHH Tin
3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty
Thứ nhất: Về các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như: chi phí vận chuyển, bốc dở, phí mỡ L/C,... Trung tâm nên hạch toán riêng vào TK 1562 ” Chi phí mua hàng hoá” nhằm phản ánh đúng trị giá vốn thực tế của hàng nhập khẩu. Đồng thời cuối kỳ cần phân bổ chi phí thu mua hàng cho số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ và số lượng tồn kho theo công thức:
Chi phí mua phân Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng bổ cho hàng còn + của hàng hoá phát Trị giá mua phân bổ cho hàng = đầu kỳ sinh trong kỳ X của hàng còn hoá còn cuối kỳ Trị giá mua hàng Trị giá hàng nhập cuối kỳ
còn đầu kỳ trong kỳ
Sau đó xác định chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ:
Chi phí mua phân Chi phí mua phân Chi phí mua Chi phí mua bổ cho hàng tiêu = bổ cho hàng + phát sinh - của hàng còn thụ trong kỳ còn đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Từ đó phản ánh chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ theo định khoản:
Nợ TK 632 Có TK 1562
Thứ hai: Cụng ty nên lập những khoản phải thu khó đòi, hoạt động của Trung tâm là hoạt động thương mại nên việc mua bán chịu là tất yếu xảy ra, có nhiều trường hợp khách hàng ghi nhận nợ, thậm chí có những khoản phải thu mà người nợ khó trả hoặc không có khả năng thanh toán, đây chính là khoản nợ phải thu khó đòi. Do vậy để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, thì việc lập dự phòng phải thu khó đòi là hết sức cần thiết.
Khi trích lập dự phòng phải quán triệt nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập dự phòng khi có những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi( mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thiên tai...). Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính hiện hành:
Mức dự phòng
phải thu khó đòi = Số nợ phải
thu khó đòi X Số % có khả năng nhất
Việc trích lập dự phòng được thực hiện như sau:
Cuối kỳ kế toán năm, kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập.
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi
• Cuối niên độ kế toán sau, kế toán căn cứ vào chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước và dự phòng năm nay để xác định dự phòng bổ sung hoặc hoàn nhập
1)Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi
2)Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn thì số chênh lệch được hoàn nhập, ghi giảm chi phí:
Nợ TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
3) Các khoản nợ phải thu khó đòi khi được xác định là không đòi được thì được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ phải thu khó đòi kế toán ghi:
Nợ TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng )
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp( nếu chưa lập dự phòng ) Có TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK138 - Phải thu khác
Đồng thời ghi bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã sử lý( cần theo dỏi trong vòng 10 năm)
4) Khi thu hồi được nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ, kế toán ghi sổ căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được.
Nợ TK111, TK112
Có TK 711- Thu nhập khác Đồng thời ghi Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là xu thế tất yếu khách quan trong đó có cạnh tranh chi phối.
Doanh nghiệp muốn lớn mạnh thì buộc phải sử dụng hàng loạt phương án chiến lược công cụ quản lý khác nhau trong đó phải kể đến kế toán.
Trong một doanh nghiệp tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ nhằm thu hồi vốn xác định kết quả. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả là hết sức cần thiết, hoàn thiện cả về nội dung lẫn phương pháp kế toán cho phù hợp với công ty.
• Giải pháp cụ thể:
Với mong muốn được góp một phần công sức của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết qủa sản xuất kinh doanh làm cho kế toán tiêu thụ thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu lực nhất, xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty TNHH Tin Học Nguyễn Ngọc đối chiếu với lý luận đã được học tập nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, em xin nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh như sau:
Đề xuất 1: việc hạch toán chi phí.
Việc hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp cần hạch toán riêng cho hai quá trình mua hàng và bán hàng. Khi mua hàng các chi phí phát sinh trong quá
trình vận chuyển hàng từ nơi nhận về kho của công ty, công ty nên đưa vào TK 1562 – chi phí thu mua hàng để từ đó xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng nhập xuất bán.
Đề xuất 2: về hình thức tổ chức công tác kế toán.
Công ty nên thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ kế toán biết cách xử lý sẽ giúp khối lượng công việc giảm đi, tốc độ tính toán nhanh, chính xác.
Đề xuất 3: đối với chứng từ kế toán.
Tình hình tiêu thụ ở công ty TNHH Tin Học Nguyễn Ngọc không được theo dừi một cỏch cụ thể chi tiết do cụng ty khụng mở sổ chi tiết tiờu thụ. Kế toán không nắm giữ được một cách chi tiết số lượng, giá vốn, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, các chi phí thu nhập liên quan phát sinh và cuối cùng là không xác định được kết quả lỗ lãi đến từng mặt hàng, từng hợp đồng kinh tế.
Đề xuất 4: đối với khoản giảm trừ doanh thu.
Sản phẩm của công ty là những sản phẩm có giá trị lớn, không dự trữ được lâu do đặc tính hay bị lỗi thời, và han gỉ, vì vậy công ty nên áp dụng chiết khấu thương mại nhằm kích thích tiêu thụ. Muốn hay không, chiết khấu thương mại vẫn là công cụ mạnh mẽ thu hút khách hàng, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Chiết khấu thương mại luôn có những ưu điểm nhất định, có nhiều phương thức chiết khấu khác nhau. Tất nhiên theo phương thức nào thì kế toán tiêu thụ cũng cần áp dụng một cách linh hoạt. Sau đây là một số cách công ty có thể áp dụng:
Đối với khách hàng thường xuyên.
Khi khách hàng ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn thì công ty nên giảm giá theo một tỉ lệ nào đó. áp dụng hình thức này sẽ giúp công ty có những lượng hàng lớn ổn định trong thời gian dài.
Vào cuối quý, cuối năm công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng của các khách hàng lớn, xác định khách hàng lớn nhất, có chế độ ưu đãi phù hợp.
Làm vậy,công ty tạo được tâm lý thoải mái phấn khởi cho khách hàng, tạo mối quan hệ làm ăn mật thiết giữa khách hàng và công ty.