SểNG CƠ VÀ SểNG ÂM SểNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SểNG CƠ

Một phần của tài liệu GA 12 CB T1-T30 (Trang 23 - 26)

Ngày soạn: 14/9/2010 Ngày dạy:

Tiết thứ: 12 I. MỤC TIÊU

- Phát biểu được định nghĩa của sóng cơ.

- Phát biểu được định nghĩa các khái niệm liên quan với sóng: sóng dọc, sóng ngang, tốc độ truyền sóng, tần số, chu kì, bước sóng, pha.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm mô tả trong bài về sóng ngang, sóng dọc và sự truyền sóng (hình 7.1, 7.2 và 7.3)

Học sinh: Ôn lại các bài về dao động điều hòa III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

a.Ổn định lớp:

b.Kiểm tra bài cũ: Nêu các định nghĩa về biên độ, chu kì, tần số và năng lượng của vật dao động điều hòa.

c.Bài giảng:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản

* Hoạt động 1: Sóng cơ

GV:Thực hiện thí nghiệm cho học sinh quan sát.

HS: Thực hiện C1.

HS: Nêu định nghĩa sóng cơ.

HS: Quan sát và nhận xét về các gợn sóng trên mặt nước, từ đó rút ra kết luận về tốc độ sóng truyền trên mặt nước.

HS: Nhận xét về phương dao động của các phần tử nước trong thí nghiệm trên so với phương truyền sóng.

GV:Giới thiệu sóng ngang.

GV: Thực hiện thí nghiệm hình 7.2 cho hs quan sát và nhận xét.

HS: Nêu khái niệm sóng dọc.

GV: Nêu ví dụ để học sinh thấy sóng cơ không

I. Sóng cơ 1. Thí nghiệm

+ Cho cần rung dao động nhưng mũi S không chạm mặt nước, ta thấy mẩu nút chai nhỏ ở M vẫn đứng bất động.

+ Cho cần rung dao động để mũi S chạm mặt nước, ta thấy sau một thời gian ngắn, mẩu nút chai cũng dao động. Vậy, dao động từ O đã truyền qua nước tới M.

Ta nói đã có sóng trên mặt nước và O là nguồn sóng.

2. Định nghĩa

Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

Các gợn sóng phát đi từ O đều là những đường tròn tâm O. Vậy sóng nước truyền theo các phương khác nhau trên mặt nước với cùng một tốc độ v.

3. Sóng ngang

Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Trừ trường hợp sóng mặt nước, sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn.

4. Sóng dọc

Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

truyền được trong chân không. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Sóng cơ không truyền được trong chân không.

d. Củng cố: Hệ thống kiến thức cơ bản của bài ( phần đóng khung ) e. Hướng dẫn về nhà : Đọc trước phần còn lại của bài.

Bài tập 1-8/SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

( Tiếp ) SểNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SểNG CƠ

Ngày soạn: 14/9/2010 Ngày dạy:

Tiết thứ: 13 I. MỤC TIÊU

- Phát biểu được định nghĩa các khái niệm liên quan với sóng: tốc độ truyền sóng, tần số, chu kì, bước sóng, pha.

- Viết được phương trình sóng.

- Nêu được các đặc trưng của sóng là biên độ, chu kì hay tần số, bước sóng và năng lượng sóng.

- Tự làm được thí nghiệm về sự truyền sóng trên một sợi dây.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm mô tả trong bài về sóng ngang, sóng dọc và sự truyền sóng (hình 7.1, 7.2 và 7.3)

Học sinh: Ôn lại các bài về dao động điều hòa III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

a.Ổn định lớp:

b.Kiểm tra bài cũ: Nêu các định nghĩa về : Sóng cơ ; Sóng ngang ; Sóng dọc.

c.Bài giảng:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản

* Hoạt động 1 : Các đặc trưng của một sóng hình sin

GV: Mô tả thí nghiệm hình 7.3.

HS: Xem hình và nhận xét về sự truyền sóng trên dây.

GV: Giới thiệu một số điểm trên dây dao động hoàn toàn giống nhau.

GV: Giới thiệu biên độ sóng.

GV: Giới thiệu chu kì và tần số sóng.

GV: Giới thiệu tốc độ truyền sóng.

GV: Giới thiệu bước sóng.

GV: Giới thiệu định nghĩa bước sóng theo cách khác.

GV: Giới thiệu năng lượng sóng.

HS: Thực hiện C2

II. Các đặc trưng của một sóng hình sin 1. Sự truyền của một sóng hình sin

Căng ngang một sợi dây mềm, dài, đầu Q gắn vào tường, đầu P gắn vào cần rung để tạo dao động điều hòa. Khi cho P dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trên dây xuất hiện một sóng cơ có dạng hình sin lan truyền về đầu Q.

Quan sát ta thấy trên dây có những điểm dao động hoàn toàn giống nhau. Sóng cơ lan truyền trên dây với tốc độ v.

2. Các đặc trưng của một sóng hình sin

+ Biên độ sóng A: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

+ Chu kì T, tần số f của sóng: Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Đại lượng f =

T

1 gọi là tần số của sóng.

+ Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.

+ Bước sóng λ: là quãng đường sóng lan truyền trong một chu kỳ: λ = vT = f

v .

+ Hai phần tử cách nhau một bước sóng thì dao động cùng pha với nhau.

+ Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các

* Hoạt động 2: Phương trình sóng

GV: Viết phương trình sóng tại một điểm bất kì trên phương truyền sóng nếu biết phương trình sóng tại nguồn.

HS: Thực hiện C3

phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

III. Phương trình sóng

Nếu phương trình sóng tại nguồn O là uO

= Acosωt thì phương trình sóng tại M trên phương truyền sóng (trục Ox) là:

uM = Acos (ωt - 2π λOM

) = Acos (ωt - 2π λx ) d. Củng cố: Hệ thống kiến thức cơ bản của bài ( phần đóng khung )

e. Hướng dẫn về nhà :Bài tập 1-8/SGK

Đọc trước bài: Giao thoa sóng.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Một phần của tài liệu GA 12 CB T1-T30 (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w