Một thực tế là lĩnh vực ngân hàng tại Hà Nội bị chi phối chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại nhà nước với 80% hoạt động ngân hàng trên địa bàn là ngân hàng thương mại nhà nước. Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước vẫn là những người đi vay nợ lớn, nhưng do sự tăng trưởng mạnh mẽ của tín dụng cho khu vực tư nhân từ năm 1990 nên tỷ lệ tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế nhà nước đã giảm xuống còn khoảng 77% năm 2005 từ mức trung bình 86% năm 1991.
Tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là tín dụng ngắn hạn cho phát triển nông nghiệp và dịch vụ. Vay nợ dài hạn chủ yếu là của các doanh nghiệp nhà nước từ các ngân hàng thương mại nhà nước.
Bảng 6: Tỷ lệ tín dụng của ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn Hà Nội (2005)
Ngân hàng thương mại Cho vay (%) Vốn huy động (%)
Ngân hàng thương mại nhà nước 69,9 76,1
Ngân hàng cổ phần 11,3 9,9
Ngân hàng liên doanh 1,7 0,9
Ngân hàng nước ngoài 12,1 10,8
Các tổ chức tín dụng khác 5 2,3 Nguồn: Đức Nguyên, “Thấy gì từ bức tranh thị trường vốn Hà Nội”
Vneconomy ngày 21/07/2005 Bên cạnh các lý do khác chẳng hạn như bề dày quan hệ kinh doanh, vốn lớn hơn, năng lực tài chính và thông tin tốt hơn, quả thực vẫn còn sự ưu ái trong việc vay nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước. Sự thiên vị này có thể dẫn đến rủi ro và không hiệu quả do các doanh nghiệp nhà nước được cấp vốn trong điều kiện ít hoặc thậm chí không có thế chấp. Và kết quả là, việc tài trợ vốn từ ngân hàng được xem là một sự trợ cấp ngầm cho doanh nghiệp nhà nước. Sự thiên vị doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội cao hơn tại Tp.HCM.
Bảng 7: Tài trợ vốn từ ngân hàng cho doanh nghiệp: Một sự so sánh
Loại hình doanh nghiệp Hà Nội Tp.HCM
Doanh nghiệp nhà nước 55% 50%
Doanh nghiệp tư nhân 29% 30%
Doanh nghiệp FDI 16% 20%
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội và Vneconomy Sự thiên vị trong tài trợ vốn của các ngân hàng nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ trong nghiên cứu này mới chỉ ra với kết quả điều tra là 72%
giữa các loại hình doanh nghiệp mà kết quả của một nghiên cứu khác của Markus Tausisig và Phạm Thị Thu Hằng được thực hiện năm 2004 cũng minh chứng cho điều này. Nghiên cứu này đã hỏi nhân viên tín dụng rằng: “nếu bạn nhận 2 hồ sơ vay vốn - một từ doanh nghiệp nhà nước và một từ doanh nghiệp tư nhân - Cả hai hồ sơ này đều thoả mãn các điều kiện vay nợ cơ bản nhưng bạn chỉ được chấp nhận cho vay 1 doanh nghiệp, vậy doanh nghiệp nào bạn sẽ chọn?” Kết quả là 80% nhân viên tín dụng trả lời họ sẽ chọn doanh nghiệp nhà nước, 18% trả lời họ sẽ chọn doanh nghiêp tư nhân và 2% không thể đưa ra quyết định.
Sự thiên vị còn thể hiện ở khía cạnh yêu cầu giá trị thế chấp của doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2006 (Ngân hàng Thế giới, 2005), trung bình giá trị tài sản thế chấp của doanh nghiệp tư nhân phải tương đương với 173% giá trị khoản vay, trong khi yêu cầu của doanh nghiệp nhà nước chỉ là 130%. Trong điều tra của chúng tôi (Hùng, 2005), doanh nghiệp tư nhân thường được cho vay chỉ khoảng từ 30 đến 50% giá trị tài sản thế chấp trong khi doanh nghiệp nhà nước tỷ lệ này có thể hơn 75%
thậm chi có thể không cần tài khoản thế chấp. Bởi vì doanh nghiệp tư nhân không có sự hậu thuẫn từ phía nhà nước.
Bảng 8: Hạn mức cho vay (theo % so với giá trị tài sản thế chấp)
20-30% 31-40% 41-50% 51-75% >75%
Doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) 0 0 0 40% 60%
Công ty trách
nhiệm hữu hạn 0 20% 30% 50% 0
Công ty cổ phần 0 20% 30% 50% 0 Công ty tư nhân 30% 10% 20% 40% 0 Hộ kinh doanh 50% 0 30% 20% 0
Nguồn: Điều tra của VDF (2005) Bởi vốn ngân hàng được phân bổ thiên về doanh nghiệp nhà nước, điều đó có thể làm tăng tỷ lệ nợ xấu và mức rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 20.000 tỷ đồng, phần lớn khoản nợ xấu này là từ các doanh nghiệp nhà nước. Nguyên nhân
của tình trạng này một phần là do thiếu thông tin tài chính doanh nghiệp, thiếu các dự án khả thi (Đầu tư Chứng khoán, số 305, 2005). Theo Ngân hàng Nhà nước Việt nam chi nhánh Hà Nội, 99,84% nợ xấu ở Hà Nội là từ các doanh nghiệp nhà nước. Theo điều tra của chúng tôi (VDF, 2005), 91,66% các doanh nghiệp được điều tra cho rằng các dự án thất bại tại các doanh nghiệp nhà nước là cao hơn tại các doanh nghiệp tư nhân.
5. Mức độ đáp ứng của ngân hàng đối với nhu cầu vay