Mức độ đáp ứng của ngân hàng đối với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội (Trang 25 - 30)

Từ điều tra các doanh nghiệp và ngân hàng, chúng tôi thấy rằng có khoảng cách về quan điểm giữa ngân hàng với tư cách là người cung ứng vốn và doanh nghiệp với tư cách là người có nhu cầu sử dụng vốn. Như đã trình bày, 39,5%

các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng tiếp cận vốn ngân hàng là “khó”

hoặc ‘rất khó”. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội là cao hơn mức trung bình của cả nước, điều này cũng được một số nghiên cứu khác chứng minh. Chẳng hạn, nghiên cứu của Vũ và Haughton (2004) cho thấy rằng mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tại Hà Nội là cao hơn mức trung bình của cả nước, với 3,5 điểm cho doanh nghiệp tư nhân và 4,8 điểm cho doanh nghiệp nhà nước theo mức điểm chạy từ 1 đến 7. Khi so sánh với các thành phố khác, Hà Nội cao hơn Hải Phòng nhưng kém hơn thành phố Nguyên nhân của mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp từ ngân hàng tại Hà Nội không phải là do thiếu vốn. Nguồn vốn tiềm năng từ ngân hàng tại Hà Nội là tương đối cao, năm 2005 là khoảng 192.012 tỷ đồng. Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội mới chỉ cho vay được khoảng một nửa số vốn huy động. Điều này có thể là bình thường tại các nền kinh tế phát triển. Nhưng đối với Hà Nội, đó thực sự là một vấn đề từ khía cạnh cung ứng vốn. Bởi thị trường chứng khoán và các thị trường khác của thị trường tài chính hiện vẫn chưa phát triển.

Hầu hết tiền gửi sẽ được cho vay. Đầu tư vào chứng khoán chưa đáng kể. Do đó, phần lớn khoản tiền gửi không cho vay hết sẽ được điều chuyển cho vay tại các tỉnh và thành phố khác trong khi nhu cầu vay vốn tại Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên. Điều này có nghĩa, hệ thống ngân hàng Hà Nội có thể làm tốt hơn để

Bảng 9: Đánh giá của doanh nghiệp: So sánh giữa ba thành phố Hà Nội Tp.HCM Hải Phòng

nhân DNNN

nhân DNNN

nhân DNNN Ngân hàng đáp ứng nhu

cầu vốn của doanh

nghiệp 3,5 4,8 4,1 4,2 2,1 5,1

Chi phí vay vốn 4,1 4,4 4,1 4,4 2,1 4,5 Dự án tốt có thể được tài

trợ 3,6 5,0 4,2 4,5 2,6 5,2

Nguồn: Vũ và Haughton (2004) Ghi chú: Các doanh nghiệp được hỏi sẽ chọn một số mà gần nhất với cảm nhận của họ về hoạt động của ngân hàng trên thang điểm từ 1 (kém nhất) đến 7 (tốt nhất).

Hình 11: Mức cho vay từ vốn huy động tại Hà Nội:

Mức thực tế và Mức tiềm năng

0 50000 100000 150000 200000 250000

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tỷ đồng

Mức thực tế Mức tiềm năng

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (2005) Theo kết quả điều tra từ cả hai phía (doanh nghiệp và ngân hàng), nguyên nhân của việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp còn hạn chế không chỉ nằm ở phía ngân hàng mà còn từ phía doanh nghiệp và từ môi trường đầu tư và kinh doanh. Từ phía doanh nghiệp thì thủ tục cho vay là khó khăn thứ hai khi tiếp cận vốn. Trong khi điều kiện thế chấp và năng lực tài chính của doanh nghiệp lần

lượt được coi là yếu tố khó khăn nhất khi tiếp cận hoặc cung ứng vốn (theo quan điểm của doanh nghiệp và của ngân hàng). Và điểm thú vị ở đây là hai yếu tố này (điều kiện thế chấp và năng lực tài chính) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Công ty mà có năng lực tài chính yếu kém thì thường cũng không có tài sản để thế chấp. Vấn đề này có thể vẫn tồn tại trong những năm tới bởi hầu hết các doanh nghiệp tại Hà Nội đều là các doanh nghiệp mới vừa mới được thành lập từ khi Đổi mới đặc biệt là từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000. Sau

“giai đoạn phôi thai” các doanh nghiệp này có thể sẽ dễ tiếp cận vốn ngân hàng hơn.

Mặc dù hiện nay nhiều ngân hàng đã nhận thức được việc thẩm định cho vay phải dựa vào dự án khả thi, vào năng lực tín dụng và giá trị các dòng tiền, nhưng trên thực tế thì tài sản thế chấp vẫn là một trong những căn cứ chủ yếu trong quyết định cho vay. Vấn đề ở đây là khuôn khổ quy định pháp lý về tài sản thế chấp hiện vẫn chưa rừ ràng và cỏc ngõn hàng nhận thức một cỏch đầy đủ về những khó khăn thực tế trong việc phát mại tài sản thế chấp của người vay (đặc biệt là với đất đai) trong trường hợp họ không trả được nợ. Do đó, một số ngân hàng có quy chế nội bộ chỉ cho vay đến 50% giá trị thị trường hoặc thậm chí thấp hơn giá trị của tài sản thế chấp. Thực tế này cũng đặt một số doanh nghiệp vào tình huống khó khăn hơn khi họ tiếp cận vốn ngân hàng.

Để giải quyết vấn đề khó khăn về năng lực quản trị doanh nghiệp, cần có sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và nhà nước để tạo ra môi trường minh bạch hơn. Thực tế của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng thì mức độ minh bạch của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế. Một phần là do hệ thống kế toán chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực trạng tài chính của các doanh nghiệp thấp cả về số lượng và chất lượng. Và ngân hàng có xu hướng thận trọng với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ. Nghiên cứu của Markus và Hang (2004) cho thấy: “Ba phần tư các ngân hàng (72%) cho rằng họ không tin vào nội dung của hầu hết các báo cáo tài chính mà họ thấy. Hai phần ba (60%) trả lời rằng báo cáo mà họ thấy khác so với báo cáo nộp cho cơ quan thuế”.

Theo kết quả điều tra của chúng tôi, doanh nghiệp thiếu dự án khả thi và ngân hàng bị hạn chế chế về năng lực thẩm định dự án là những rào cản khác cho khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề

này có thể được giải quyết sớm khi nền kinh tế tiếp tục phát triển và mức độ cạnh tranh của nền kinh tế đạt được ở tầm cao hơn.

Kết luận và kiến nghị:

Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng tài chính Hà Nội đã đạt được những tiến bộ đáng kể với tốc độ tăng trưởng cao cả về vốn huy động và cả về vốn cho vay. Tín dụng ngân hàng so với GDP của Hà Nội là tương đối cao so với các nền kinh tế đang phát triển khác. Tuy nhiên, nguồn tài trợ chính thức cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn dựa chủ yếu vào khu vực ngân hàng. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác và thị trường chứng khoán còn chưa phát triển. Vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn tài trợ chính thức đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một vấn đề khác liên quan đến việc tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh từ khu vực ngân hàng là chất lượng tín dụng còn hạn chế do phân bổ vốn còn chưa hiệu quả. Sự thiên vị của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước vẫn còn là một vấn đề. Nguyên nhân là do còn khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi chính sách.

Trong những năm tới, để hỗ trợ doanh nghiệp tạo điều kiện để họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ chính thức, chính quyền địa phương và ngân hàng nhà nước cần:

• Đa dạng hoá các nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp: phát triển thị trường thuê mua, thị trường chứng khoán… Hà Nội nên hỗ trợ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoạt động hiệu quả. Điều này có thể giúp giảm chi phí tài chính qua việc tăng cường cạnh tranh giữa 2 kênh huy động là ngân hàng và thị trường chứng khoán. Từng bước giới thiệu các công cụ mới của thị trường vốn, chẳng hạn gồm quỹ tương hỗ, giao dịch tương lai, quyền chọn …. Trong vài năm tới, nhiều công ty mới được thành lập sẽ qua các giai đoạn “phôi thai”, “tăng trưởng” và sẽ đạt tới giai đoạn phát triển ổn định. Nếu điều kiện thị trường cho phép, họ có thể tiếp cận thị trường vốn qua việc phát hành chứng khoán ra công chúng (IPO).

• Hà Nội nên cho phép các nhà môi giới tiền tệ được hoạt động chính thức. Sự xuất hiện của các nhà môi giới tiền tệ sẽ giúp các doanh nghiệp

tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn (giảm chi phí gián tiếp).

• Tạo lập môi trường cạnh tranh hơn giữa các loại hình doanh nghiệp.

Ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ tốt hơn trong môi trường cạnh tranh hơn. Trong môi trường kinh doanh kém tính cạnh tranh, các mối quan hệ phi chính thức sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ vốn. Từ đó, hiệu quả đầu tư sẽ thấp hơn. Trong môi trường cạnh tranh, tài trợ vốn cho doanh nghiệp sẽ dựa trên nguyên tắc kinh doanh. Nếu ngân hàng có được cơ chế phân bổ tín dụng hiệu quả, các doanh nghiệp tốt có thể mở rộng kinh doanh và tạo nhiều công ăn việc làm mới cho nền kinh tế.

• Cộng tác với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế nhằm áp dụng hoạt động kế toán và kiểm toán tại tất cả các doanh nghiệp trên toàn thành phố. Khi đó, tính minh bạch sẽ được cải thiện và ngân hàng có thể cung ứng vốn cho doanh nghiệp an toàn hơn. Mức độ tài trợ vốn cho doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.

• Khuôn khổ pháp lý về quyền sở hữu đặc biệt là quyền sử dụng đất cần được cải thiện bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc tiếp cận vốn ngân hàng trong các nền kinh tế đang chuyển đổi do ngân hàng tại các nước này căn cứ chủ yếu vào tài sản thế chấp để quyết định tài trợ. Cỏc quy định về điều kiện thế chấp cần phải rừ ràng nhằm giỳp các ngân hàng có thể phát mại tài sản dễ dàng hơn khi người đi vay không trả được nợ. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý khuyến khích đánh giá khoản vay chính xác. Thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi chính sách.

• Hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện năng lực xây dựng kế hoạch kinh doanh và lập báo cáo tài chính chính xác. Thành lập một Trung tâm thông tin tín dụng của Hà Nội hoặc thành lập một đơn vị đánh giá hệ số tín nhiệm trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)