9. Cấu trúc luận văn
3.2. Dạy học tác gia Nguyễn Đình Chiểu theo hướng
3.2.2. Tích cực hóa hoạt động của học sinh khi
- Bước 1: Hướng dẫn nhóm học sinh xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp lên lớp.
Với bài học về tác gia Nguyễn Đình Chiểu, học sinh sẽ xác định ngay mục tiêu bài học, đó là giúp các bạn mình nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Nội dung của bài học, đã được sách giáo khoa trình bày theo nguyên tắc: tri thức lịch sử văn học, tri thức về một nhà văn nhà thơ lớn luôn được linh hội như là sự kết hợp giữa nhận định khái quát và tư liệu minh họa. Công việc của học sinh – người dạy xoay quanh hai hoạt động chính: tìm ra các nhận định khái quát coi như những mệnh đề cần chứng minh và phân tích các dẫn chứng, các ví dụ, những số liệu để minh họa. Cụ thể, học sinh phải xác định được những nhận định sau về Nguyễn Đình Chiểu:
+ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.
+ Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
+ Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời.
Tên tuổi nhà thơ mù xứ Đồng Nai vẫn rực sáng bầu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà.
Ba nhận định khát quát đó tương ứng với ba phần: cuộc đời, sự nghiệp văn chương và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học dân tộc. Bằng những kiến thức đã tìm hiểu, những tư liệu đã sưu tầm, học sinh đủ khả năng lựa chọn và phân tích cách dẫn chứng, tư liệu nhằm minh chứng ba nhận định trên.
Như đó núi ở trờn, do nội dung bài học cú cấu trỳc rừ ràng, hoạt động học gần như đã được quy trình hóa nên trong vài trò người dạy, học sinh gặp nhiều thuận lợi khi lựa chọn phương pháp tổ chức và hướng dẫn các bạn tìm hiểu từng đơn vị kiến thức. Tuy nhiên, với năng lực và kiến thức của mình, học sinh không nên chọn những phương pháp quá sức, phức tạp, mà chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Học sinh phải có trách nhiệm với công việc của mình, đây vừa là áp lực cũng là động lực giúp học sinh chuẩn bị và triển khia dạy học một cách tốt nhất có thể.Giáo viên hòan tòan có thể cho học sinh một số điểm nhất định để học sinh sử dụng trong giờ học của mình.
+ Cần bảo đảm tính tương tác trong giờ học, tức là khi “dạy học” trên lớp học sinh không chỉ thuyết trình mà cần dành phần lớn thời gian để trao đổi thảo luận.
Điều đó có nghĩa, cần có nhiều hoạt động, biện pháp, hình thức giúp các bạn tích cực tham gia vào bài học.Điều này sẽ đảm bảo sự thành công của tiết học cũng như
“giờ dạy” của học sinh.
+ Giờ học cũng cần tránh sự nhàm chán, đơn điệu, lặp lại. Sự sáng tạo và thu hút chính là một điểm cộng trong hoạt động của học sinh. Trong giờ học, học sinh có
thể sử dụng các công cụ hỗ trợ, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, các dạng bài tập, các kiểu trò chơi nhằm gây hứng thú đối với các thành viên trong lớp.
- Bước 2: Hướng dẫn, tổ chức học sinh thực hiện các bước lên lớp.
Khi sử dụng phương pháp “học bằng cách thực hành dạy”, giáo viên có thể chia nhóm từ 3 đến 5 học sinh với trình độ và năng lực khác nhau với 1 nhiệm vụ nhất định. Các thành viên trong nhóm sẽ hợp tác làm việc để chủan bị bài dạy, thành viên nào cũng sẽ thể hiện được năng lực, sự sáng tạo cũng như kiến thức của riêng mình.Những học sinh khá, giỏi sẽ có thể giúp “đánh thức” sự chủ động trong những học sinh yếu hơn. Các thành viên còn lại trong lớp tham gia giờ học với hai tâm thế: vừa là người tiếp nhận kiến thức vừa là người hợp tác cùng bạn trong nhiệm vụ. Do vậy, không khí lớp học sẽ sôi nổi hơn, hào hứng, cởi mở và thỏai mái hơn.
Bảng 3.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học mà học sinh có thể thực hiện Nội dung dạy học Phương pháp dạy học Kĩ thuật dạy học
1. Cuộc đời -Đặc điểm thời đại -Xuất thân của NĐC -Chặng đường đời
Nêu vấn đề Vấn đáp Sơ đồ tư duy
-Thuyết trình -Hỏi và trả lời -Công não
2. Sự nghiệp thơ văn -Những tác phẩm chính -Nội dung thơ văn -Nghệ thuật thơ văn
Sơ đồ tư duy Vấn đáp
Làm việc nhóm Trò chơi
-Công não
-Hỏi và trả lời nhanh -Điền nội dung
-Trắc nghiệm chọn đáp án đúng
-Trò chơi đối mặt
- Giáo viên cần tạo tâm thế cho nhóm làm việc và các thành viên trong lớp:
nghiêm túc, thỏai mái và hiệu quả. Giáo viên có thể không tham gia trực tiếp vào tiết học nhưng luôn giữ vai trò quan sát, đánh giá hoạt động của tập thể lớp. Chỉ khi xác định được tâm thế, nhóm làm việc mới có thêm tự tin trong công việc, thành viên còn lại giữ được sự ổn định, nghiêm túc.
- Nhóm “dạy học” tiến hành công việc của mình, hết sức chú ý đến thời gian làm việc. Nhóm dạy học có thể chia lớp học của mình thành các nhóm làm việc riêng, sau đó “cài” các thành viên trong nhóm dạy học vào từng nhóm học tập, với nhiệm vụ gợi ý, giải thích, giúp các bạn trong nhóm học tập nắm bắn kiến thức.
- Các thành viên trong lớp tích cực tham gia bài học, góp ý, chỉnh sửa để hòan thiện kiến thức.
- Giáo viên tổng kết nhận xét về hoạt động.
Thực tế, chúng tôi đã nhận thấy rằng, khi được giao quyền tự chủ, các em học sinh có khả năng tạo ra bầu không khí học tập sinh động hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của phần đông học sinh trong lớp, phát huy được tính tích cực chủ động trong giờ học văn học sử.
Tóm lại, tích cực hóa hoạt động của học sinh chính là mục đích lớn nhất của bất cứ giờ học văn nào, trong điều kiện của bài học văn học sử, đặc biệt là về tác gia văn học Nguyễn Đình Chiểu. Với việc học sinh được giao quyền “tự chủ” hoạt động, dưới sự “giám sát” và “hướng dẫn” của giáo viên ề nội dung và phương pháp, dạy học bằng thực hành dạy là một phương pháp phát huy cao độ nhất họat động của học sinh.
3.3.Dạy học tác gia Nguyễn Đình Chiểu nhƣ một tác gia đặc biệt
Tác gia văn học, là những người có những đóng góp to lớn trong lịch sử văn học dân tộc, có phong cách riêng, có nhân cách lớn, có những tác phẩm bất hủ và để lại dấu ấn rừ nột trong lũng nhõn dõn. Trải qua nhiều bộ sỏch giỏo khoa, qua cỏc thời kì, tác gia Nguyễn Đình Chiểu vẫn là một trong số ít nhà văn, nhà thơ vẫn được trân trọng như là một trong số những tác gia đặc biệt, lớn nhất của văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu, sáng ngời cả sự nghiệp thơ văn lẫn nhân cách cao khiết, xứng đáng là gạch nối đặc biệt của hai giai đoạn văn học, hai thời kì văn học, là tấm gương phản ỏnh rừ nột nhất tư tưởng thời đại ụng. Trong lịch sử văn học dõn tộc, quả thật, khó ai có thể phủ nhận vai trò “bản lề” của nhà thơ mù đất Đồng Nai, và vì vậy, trong bài học về các tác gia văn học, Nguyễn Đình Chiểu cũng cần phải dạy học với một phương pháp thích hợp.