Hướng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thay đổi về phương pháp dạy học tác gia nguyễn đình chiểu theo quá trình đổi mới sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông (Trang 84 - 90)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Dạy học tác gia Nguyễn Đình Chiểu như một tác gia đặc biệt

3.3.1. Hướng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáo khoa

Quá trình dạy học gồm hai hoạt động cơ bản: hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó giáo viên có vai trò tổ chức điều khiển và học sinh phải tự tổ chức, tự điều khiển, hai hoạt động này phải diễn ra nhịp nhàng, hòa hợp từ đó nhiệm vụ dạy học mới có thể hòan thành. Đổi mới phương pháp dạy học chính là phát huy tinh thần tự học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Nếu như với các môn khoa học tự nhiên, học sinh có thể thực hành, thí nghiệm, thì với các môn khoa học xã hội, đặc biệt với bộ môn Ngữ văn thì việc sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập gần như là phương pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Tất nhiên, việc nghiên cứu sách giáo khoa được tiến hành không chỉ trong các giờ lên lớp mà trong quá trình chuẩn bị bài tập ở nhà và “nếu được sử dụng đúng phương pháp, sách sẽ có tác dụng lớn như: mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết của mình một cách hệ thống và sinh động; rèn luyện kỹ năng thói quen sử dụng sách, bồi dưỡng ngữ pháp, kinh nghiệm viết văn, óc phán xét, phê phán, bỗi dưỡng hứng thú học tập, tình cảm và tư tưởng trong sáng” (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt – Giáo dục học tập I). Riêng với các bài học văn học sử, đặc biệt là các bài học về tác gia văn học, việc sử dụng sách giáo khoa để nghiên cứu và học tập vô cùng quan trọng.Bởi khối kiến thức của các bài học này thường lớn mà thời lượng học tập trên

lớp lại hạn hẹp, nếu học sinh không làm việc với sách giáo khoa trước thì rất khó để hòan thành hết mục tiêu bài học.

Làm việc với sách giáo khoa chính là việc nắm bắt tri thức một cách sâu sắc, chủ động, bước đầu hình thành năng lực tự học, tuy nhiên học sinh hiện nay chưa khai thác sách giáo khoa cho đúng và có hiệu quả, bởi giáo viên vẫn chưa quan tâm hướng dẫn, tổ chức cho học sinh. Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh “soạn bài” và trả lời câu hỏi “hướng dẫn đọc bài” chứ chưa quan tâm đến hệ thống câu hỏi ấy phù hợp hay chưa, hay học sinh sử dụng tài liệu gì để trả lời được. Cần phải nhận thức được rằng, đọc chính là một phương pháp tiếp nhận nghệ thuật một cách sáng tạo, tìm ra những tri thức mới trong hệ thống kí hiệu có sẵn. Có thể khẳng định, “dạy đọc hiểu chính là dạy học sinh cách đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản, từ đó hình thành kỹ năng đọc và biết vận dụng chúng trong cuộc sống” (GS.TS Nguyễn Thanh Hùng). Tuy nhiên, đọc một bài học về tác gia văn học khác với đọc một tác phẩm của chính tác gia ấy, đọc một tác phẩm nghệ thuật, một bài thơ, một bài văn, là quá trình cảm thụ, khám phá và phân tính những hình ảnh, những ẩn dụ, vẻ dẹp của câu thơ, câu văn. Còn vẻ đẹp của một bài học về tác gia chính là tính khái quát và tổng hợp của kiến thức, tính logic và cô đúc của lập luận, tất cả toát lên vẻ đẹp nhân cách và tài năng của nhà văn.Vậy là

“văn bản sẽ quy định cách thức đọc, phương thức đọc còn người đọc là chủ thể tiến hành hoạt động đó” (GS.TS Nguyễn Thanh Hùng).

3.3.1.1. Chuẩn bị bài

Đọc trước bài học về tác gia là công việc chuẩn bị bài của học sinh, nó không chỉ là đọc nội dung văn bản mà cần nắm vững và hình dung một cách tổng quát những đặc điểm quan trọng của từng mảng kiến thức hay mối liên quan của những mảng kiến thức ấy. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi “gợi ý đọc hiểu”, có thể có những câu có sẵn trong sách giáo khoa, cũng có thể là các câu mở rộng, nâng cao của giáo viên. Sở dĩ giáo viên phải chú ý quan tâm đến hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu này, là bởi tương ứng với mỗi đối tượng người học khác nhau, cần có các câu hỏi phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh.Hệ thống câu hỏi sẽ có tác dụng giúp các em từng bước khám phá,

phân tích bài học, định hướng các em tiếp cận bài học. Như vậy, đọc văn bản, trả lời câu hỏi là cách tốt nhất học sinh tự tiếp cận bài học của mình, là quá trình bước đầu học sinh khám phá, chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung lẫn hình thức. GS Trần Đình Sử khẳng định “Sách giáo khoa cần được chuẩn bị công phu, trích dẫn chính xác và kĩ , bên cạnh hệ thống câu hỏi gợi ý về cách đọc, cần có câu hỏi kiểm tra xem học xinh có đọc và có hiểu thật không”.

Có một hiện tượng đang diễn ra đó là học sinh thường có tâm lý ngại trả lời những câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài, một số em sử dụng sách “để học tốt”, một số em cho rằng câu hỏi quá khó, quá trừu tượng. Hơn nữa, nhiều học sinh thấy các bài học văn học sử, như bài học về tác gia văn học, các kiến thức đã được thể hiện sẵn trong văn bản, chỉ cần đọc và tóm tắt hay ghi nhớ là xong, chứ chưa cần đến việc trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn. Tức là các em chỉ nhìn thấy cái bề ngòai của văn bản chứ chưa chiếm lĩnh được bản chất của giờ học về tác gia.

Vậy hệ thống câu hỏi trong bài học tác gia nhằm nâng cao hiệu quả đọc sách giáo khoa cần đảm bảo những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ sau:

- Phát hiện, tóm tắt những luận điểm chính của bài học về tác gia: cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, có thể triển khai và chứng minh luận điểm đó bằng các tri thức, ví dụ cụ thể.

- Vị trí của tác gia văn học trong tiến trình lịch sử văn học, xác lập được mối quan hệ của tác gia đó với các tác gia trước và sau.

- Đánh giá, nhận xét được về ý nghĩa lịch sử, thời đại của tác gia đó

- Các câu hỏi đi từ: tái hiện kiến thức đến phân tích, bình luận, so sánh và đánh giá nhận xét.

Như đã tìm hiểu ở chương II, hệ thống câu hỏi về tác gia Nguyễn Đình Chiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn mới đã có nhiều thay đổi so với bộ sách giáo khoa cũ, những thay đổi đó tạo điều kiện để giáo viên đổi mới và nâng cao khả năng tự học, tự đọc của học sinh. Bên cạnh những câu hỏi tái hiện có những câu hỏi đòi hỏi khả năng tư duy, bình luận, đánh giá, so sánh, nhận xét

Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp, giáo viên cần quan tâm một cách đúng mức, dành nhiều thời gian

hơn.Những định hướng của giáo viên cho học sinh chuẩn bị bài, có thể chỉ mất 5 phút của tiết học trước, nhưng sẽ được cụ thể hóa trong gìơ học sau. Một học sinh chuẩn bị kĩ bài học sẽ tự tin và hăng hái tham gia hoạt động, dễ dàng nắm bắt vấn đề và chiếm lĩnh kiến thức. Ngược lại, một học sinh chưa đọc sách giáo khoa, chưa trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài sẽ lung túng, khó nắm bắt kiến thức, đuối sức so với các bạn cùng lớp, cuối cùng, việc học bài học về tác gia với những học sinh này đơn thuần chỉ là tái hiện kiến thức về một tác giả nào đó. Để khắc phục tình trạng này, trong việc chuẩn bị bài của học sinh khi học về tác gia, người giáo viên cần định hướng cho học sinh cách trả lời, những tư liệu có thể tham khảo.

Cụ thể, bên cạnh những câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài:

- Câu 1 : Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh chị cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ ?

- Câu 2 : Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu :

+ Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện Lục Vân Tiên (ở lớp 9 và lớp 11), hãy cho biết lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào ?

+ Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời.

+ Theo anh chị, sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào ?

- Câu3*. Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này ? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Giáo viên có thể có những gợi ý đọc hiểu :

- Hãy miêu tả tình hình kinh tế văn hóa xã hội nước ta nói chung và Nam bộ nói riêng thế kỉ XIX, bối cảnh xã hội ấy có ảnh hưởng như thế nào đến con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Nguyễn Đình Chiểu xuất thân Nho học, vậy tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu hay không? Tư tưởng nhân nghĩa của

Nguyễn Đình Chiểu có nét giống và khác gì so với tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo.

- Khi nước nhà bị giặc ngoại xâm, Nguyễn Đình Chiểu đã thay đổi chủ đề, cảm hứng sáng tác của mình như thế nào? Anh chị hãy đánh giá về sự thay đổi đó.

Hãy so sánh với thái độ của một số nhà Nho đương thời (Trường hợp Nguyễn Khuyến).

3.3.1.2.Học trên lớp.

Trong giờ học tác gia văn học, học sinh phải thể hiện những gì mình đã đọc, đã nghiên cứu, đã tìm hiểu những tài liệu, thể hiện thong qua trình bày hiểu biết của mình về vấn đề đó trước tập thể lớp, rồi trao đổi, tranh luận với nhau để giải quyết vấn đề.

Làm việc với sách giáo khoa ở trên lớp học sinh phải tập trung cao độ hơn, khác hẳn với đọc và chuẩn bị bài tại nhà. Tại lớp, trong một khoảng thời gian eo hẹp, học sinh cần phải đọc hiểu một văn bản tương đối dài, trong khi văn bản ấy lại nói về một con người, lại miêu tả về một nhân cách. Có người dành cả cuộc đời để nghiên cứu về một tác gia văn học, huống chi bài học về tác gia trong sách giáo khoa là tập hợp của nhiều công trình nghiên cứu trong một thời gian dài về tác gia ấy.Cần phải hướng dẫn học sinh có một cách đọc sách đúng đắn phù hợp.Chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng cách đọc sách mà giáo sư Nguyễn Thanh Hùng đưa ra để giúp học sinh đọc và học tốt một bài học về tác gia văn học, đặc biệt là tác gia Nguyễn Đình Chiểu.

- Đọc kĩ.

- Đọc sâu văn bản - Đọc sáng tạo

Đọc kĩ trước hết phải đọc nhiều lần, đây là kiểu đọc có tần số cao.Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ít nhất 1 lần tại nhà và 1 lần trên lớp.Việc kiểm tra học sinh đọc tại nhà có thể được xác định bằng việc học sinh có một bản tóm tắt bài học về tác gia cũng như bài soạn trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

“Đọc để giới hạn quang cảnh và bối cảnh xã hội và những vấn đề của nó, ở đây là để tái hiện không gian và thời gian, tìm vấn đề của con người thông qua việc

xác lập đường dây sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với nhân vật văn học” - ở đây là tác gia văn học.

Đọc và thống kê mối quan hệ giữa nhà văn với những sự kiện tình huống chính. Phân loại và hệ thống hóa các mối quan hệ đó theo kiểu tương đồng, nghịch hướng, từ đú xỏc định tư tưởng cốt lừi trung tõm, nhõn cỏch chủ đạo xuyờn suốt.

Đọc và sơ đồ hóa mạng lưới hệ thống giữa các yếu tố hình thức và nội dung, bộ phận và toàn thể, chi tiết và toàn thể, trong các tác phẩm đã học của tác gia, từ đó tìm ra kiểu tư duy nghệ thuật và phương thức trình bày nghệ thuật của tác gia ấy.

Đọc và tham khảo thời điểm sáng tác, chặng đường nghệ thuật, sự chuyển biến tư tưởng của nhà văn để xác định cảm hứng sáng tác của tác gia trong từng chặng đường sáng tác nghệ thuật.

Đọc nhiều, thật nhiều lần đồng thời liên hệ sâu sắc với những hiện tượng văn học khác, nhằm hóa giải những nghi ngờ, băn khoăn ngộ nhận về tác gia ấy.

Đọc sáng tạo là để bổ sung những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh của nhân cách và phong cách tác gia văn học.Đọc để nhận ra giá trị và vị trí của tác giả đối với đời sống.Phân tích và đánh giá ý nghĩa thời đại lịch sử, với quá khứ, hiện tại và tương lai.

Đọc phát hiện và kết nối những tác phẩm đã học trước đó của tác giả, với giọng điệu, cảm hứng chủ đạo và tuyên ngôn nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật của tác giả về con người và sáng tác văn chương.

Trong bài học về tác gia Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên phải giúp học sinh đọc và hình dung bối cảnh lịch sử xã hội cuối thể kỉ XIX, với mốc thời gian là 1858 – thời điểm Pháp nổ sung xâm lược nước ta. Trước 1958, Việt Nam vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, lấy Nho giáo như một tư tưởng chính thống để quan lý xã hội và để học tập. Sau 1858, đất nước bị ngoại bang xâm lăng, khắp nơi nhân dân nổi dậy đánh giặc, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước trở thành tư tưởng lớn, xuyên suốt cả một thời kì. Nắm được bối cảnh như vậy, học sinh mới nắm được tại sao sách giáo khoa lại trình bày cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thành hai giai đoạn, trước và sau 1858; do vậy khẳng định giá trị tư tưởng, vẻ đẹp nhân cách của Đồ Chiểu, bởi cuộc đời ông, văn chương của ông là tấm gương phản

ánh thời đại mình, dân tộc mình. Và phải chăng, khả năng thay đổi và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của dân tộc, thời đại mình chính là tấm gương sáng ngời nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu, để là một bài học cho học sinh trong thái độ ứng xử của mình với cuộc sống, trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước, để giải thích tại sao người ta chọn cách sống quyết liệt Nguyễn Đình Chiểu chứ không phải là sự

“phân vân” trong lẽ xuất xử của Nguyễn Khuyến.

Tóm lại, để giúp học sinh làm việc với sách giáo khoa có hiệu quả, giáo viên cần đưa ra các câu hỏi, những yêu cầu như tái hiện, tóm tắt, lập bảng thống kê, rồi phân tích, tranh luận, thuyết trình để khái quát hóa, hệ thống hóa những kiến thức đã thu nhận được.

3.3.2.Hướng dẫn học sinh thu thập, chọn lọc, sắp xếp tư liệu có liên quan đến bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thay đổi về phương pháp dạy học tác gia nguyễn đình chiểu theo quá trình đổi mới sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)