Tình hình n ợ quá h ạ n cho vay DNNVV

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân yên (Trang 80 - 108)

Chỉ tiêu 2011 (Tr.đ) 2012 (Tr.đ) 2013 (Tr.đ) So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1. Tổng dư nợ 561.395 659.521 787.842 117,47 119,45 2. Dư nợ DNNVV 84.507 108.212 132.568 128,05 122,50 3. Nợ QH DNNVV 1.250 4.577 7.854 336,16 171,59 4. Tỷ lệ dư nợ DNNVV/Dư nợ 0,22 0,69 0,99 - - 5. Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV/Dư nợ DNNVV 1,47 4,22 5,92 - -

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tân Yên

Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNVV tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên năm 2011 ở mức chấp nhận được và nằm trong giới hạn an toàn. Điều này cho thấy được công tác tín dụng và quản lý của Ngân hàng là tương đối tốt. Tuy nhiên sang năm 2012 và năm 2013, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đã có sự gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng cho thấy chất lượng cho vay đối với DNNVV có dấu hiệu đi xuống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

- Nợ xấu: Nợ xấu chiếm đa phần trong tổng số nợ quá hạn của DNNVV, năm 2011 là 280 triệu đồng, sang năm 2012 là 2.245 triệu đồng và năm 2013 là 7.254 triệu đồng. Bng 4.14 Tình hình n xu cho vay DNNVV Chỉ tiêu 2011 (Trđ) 2012 (Trđ) 2013 (Trđ) So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1. Tổng dư nợ 561.395 659.521 787.842 117,47 119,45 2. Dư nợ DNNVV 84.507 108.212 132.568 128,05 122,50 3. Tổng nợ xấu 4.311 1.613 9.401 37,4 582,8 4. Nợ xấu DNNVV 280 2.245 7.254 801,7 323,1 5. Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,77 0,24 1,19 - - 6. Nợ xấu DNNVV/Dư nợ DNNVV (%) 0,33 2,07 5,47 - -

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tân Yên

Nợ khó đòi có xu hướng gia tăng, do địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên giới hạn trên địa bàn huyện, số lượng DNNVV không nhiều, trong đó chỉ một số DNNVV vay vốn ngân hàng, trong số các DNNVV vay ngân hàng thì chỉ một, hai doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã đẩy con số nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Ngoài nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến không mở rộng được sản xuất kinh doanh, có doanh nghiệp còn phải thu hẹp sản xuất, còn có nguyên nhân do chất lượng thẩm định của CBTD không chính xác, đánh giá sai về năng lực tài chính của khách hàng, đánh giá dự án, phương án SXKD không sát với tình hình thực tế, không lường trước được sự đi xuống của thị trường đánh giá giá trị TSTC cao... nên khi các doanh nghiệp gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc họ không thể đảm bảo được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng nên nợ xấu đã xuất hiện và ngân hàng không xử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

lý được hoặc xử lý cũng không thu hồi được hết nợ.

4.2.2.3 Lãi thu được từ hoạt động cho vay DNNVV

Bng 4.15 T trng thu lãi t cho vay DNNVV

Chỉ tiêu 2011 (Tr.đ) 2012 (Tr.đ) 2013 (Tr.đ) So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1. Tổng thu lãi 93.230 106.335 98.059 114,1 92,2 2. Lãi thu từ DNNVV 13.945 17.530 14.571 125,7 83,1 3. Lãi thu từ hộ kinh doanh 79.285 88.805 83.488 112,0 94,0 4. Tỷ trọng thu lãi DNNVV (%) 14,9 16,4 14,8 - -

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tân Yên

Trong những năm qua, cho vay đối với DNNVV đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận thu được của Ngân hàng hàng năm.

Lãi thu được từ cho vay các DNNVV năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 cả về số tương đối và số tuyệt đối và so với cả quy mô dư nợ. Song đến năm 2013 thì số lãi thu được giảm hơn năm 2012 tuy quy mô dư nợ lớn hơn. Do năm 2013 lãi suất cho vay thấp hơn các năm trước, nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến tài chính của đơn vị vì lãi suất đầu vào cũng thấp đi; Tuy nhiên tỷ lệ lãi thu được từ cho vay DNNVV thì thấp hơn so với quy mô dư nợ của nó. Do nợ xấu cho vay DNNVV tăng cao, gốc lãi không thu được, điều này cho thấy chất lượng tín dụng cho vay DNNVV không tốt. Hay nói cách khác là chất lượng thẩm định cho vay DNNVV bắt đầu bộc lộ những điểm yếu kém.

4.2.2.4 Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV

Trong 3 năm qua, cho vay đối với DNNVV đóng góp một phần quan trọng vào lợi nhuận cuối năm của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên (xem bảng 4.16).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

Bng 4.16 Thu nhp t cho vay DNNVV

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%)

2012/2011 2013/2012 1. Tổng thu nhập từ hoạt động

cho vay (Tr.đ) 15.482 18.940 17.876 122,3 94,3 2. Thu nhập từ cho vay

DNNVV 2.294 3.088 2.610 134,6 84,5 3. Thu nhập từ cho vay hộ gia

đình, cá nhân 13.188 15.852 15.266 120,2 96,3 4. Tỷ lệ % (2/1) 14,8 16,3 14,6 - -

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tân Yên

Có thể thấy, cùng với việc tăng tỷ trọng dư nợ cho vay, tỷ lệ thu nhập cho vay DNNVV trên tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2012 thu nhập từ cho vay DNNVV tăng hơn so với năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013, với những khó khăn của nền kinh tế, cùng với sự giảm sút thu nhập chung của Ngân hàng thì thu nhập từ cho vay đối với DNNVV cũng giảm xuống và nguyên nhân nữa là do nợ xấu cho vay DNNVV phát sinh tăng, đã không thu được lãi nhưng lại phải trích lập dự phòng rủi ro nên thu nhập từ cho vay DNNVV giảm nhiều so với dư nợ chính nó. Điều này cũng nói nên một phần chất lượng cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên.

4.3 Đánh giá chất lượng thẩm định cho vay đối với DNNVV thời gian qua

4.3.1 Nhng kết quđạt được

Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với DNNVV nói riêng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. Trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên đã không ngừng được mở rộng, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế và thực nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Qua thời gian 3 năm từ 2011 đến 2013, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên đã tiếp nhận và tiến hành thẩm định 36 bộ hồ sơ, đã giải quyết cho vay 32 bộ với số tiền cho vay 182.000 triệu đồng; trong đó chủ yếu là ngành thương mại, dịch vụ; vật liệu xây dựng và nông nghiệp. Một số các phương án sản xuất - kinh doanh và dự án tiêu biểu như: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Tuynel Ngọc Thiện; dự án xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn gia công của công ty Ngô Hoàng; Phương án kinh doanh ô tô, xe máy của công ty Đào Dương; phương án kinh doanh thuốc thú y của công ty Hoàn Minh... Các dự án, phương án trên đã đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận cao và ổn định cho ngân hàng, đặc biệt là bảo toàn nguồn vốn. Đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả đó là chất lượng công tác thẩm định được thực hiện tốt và tuân thủ đúng quy trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 4 bộ hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện vay vốn đó là của các đơn vị: Công ty CP Hoàng Hải với ngành nghề sản xuất bánh kẹo; Công ty TNHH MTV Mai Luận với ngành nghề sản xuất gạch không nung; Chi nhánh công ty TNHH điện tử Thương mại Việt Mỹ tại Bắc Giang với ngành nghề kinh doanh đồ điện, điện tử, điện lạnh và Công ty CP gạch Ngọc Lý đầu tư xây dựng thêm 01 dây truyền sản xuất gạch tuynel.

Nguyên nhân các doanh nghiệp trên không đủ điều kiện vay vốn là do thiếu hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp cũng như hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư; báo cáo tài chính không trung thực, tình hình tài chính yếu, TSBĐ thiếu; phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư thiếu tính khả thi...

Ngoài kết quả trên, Chi nhánh cũng đã có được những kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV.

Thứ nhất, dư nợ và tỷ trọng cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên không ngừng được tăng lên trong 3 năm qua. Điều này đã cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp thích hợp để thu hút các DNNVV.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

Thứ hai, Chi nhánh đã có điều chỉnh thích hợp trong cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Điều này tạo điều kiện cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, TSCĐ… đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của các DNNVV.

Thứ ba, chú trọng công tác tiếp thị và phát triển khách hàng DNNVV, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, nâng cao uy tín cũng như vị thế của NHNo&PTNT.

Thứ tư, thu nhập từ cho vay DNNVV đóng góp phần khá lớn vào thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của các khoản cho vay DNNVV là khá cao và cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động cho vay DNNVV trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

4.3.2 Mt s tn ti, hn chế và nguyên nhân

4.3.2.1 Tồn tại, hạn chế

Chất lượng cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên trong những năm qua đã được cải thiện song vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV tăng nhưng mới chỉ chiếm tỷ lệ 16,82% trong tổng dư nợ cho vay; tốc độ tăng trưởng cho vay DNNVV không ổn định và có chiều hướng giảm sút. Trong khi đó, các DNNVV đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng lớn.

- Thứ hai, chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi có xu hướng gia tăng, thể hiện chất lượng thẩm định cho vay DNNVV không đảm bảo, khả năng thu hồi vốn giảm có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Đến cuối năm 2013, có 18 doanh nghiệp còn dư nợ với số tiền dư nợ 132.568 triệu đồng, trong đó 02 doanh nghiệp có dư nợ xấu là 7.854

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

triệu đồng; bên cạnh đó còn nhiều lỗi sai sót trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay DNNVV được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

- Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh còn nhiều bất cập.

Thực tế hiện nay tại Chi nhánh, một số CBTD trẻ còn thiếu kinh nghiệm, trong khi một số cán bộ có thâm niên công tác nhưng lại hạn chế về công nghệ thông tin, chưa chủ động học tập nghiên cứu để trau dồi nghiệp vụ; một số cán bộ chưa phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc, thẩm định theo lối mòn, tư tưởng làm việc qua loa đại khái… dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác thẩm định, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ có tư tưởng ngại cho vay doanh nghiệp vì bộ hồ sơ cho vay phức tạp, quy trình thẩm định đòi hỏi phải chặt chẽ, mức độ rủi ro cũng lớn hơn so với cho vay hộ gia đình, cá nhân. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Thứ tư, thông tin phục vụ cho việc thẩm định cho vay còn hạn chế.

Việc không khai thác được đầy đủ các thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định cho vay như năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, khả năng tài chính, tình hình hoạt động của DN cũng như các đối tác làm ăn có liên quan, thông tin về thị trường, về lĩnh vực kinh doanh của DN, các thông tin để đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh đề nghị vay vốn, các thông tin để thẩm định giá trị TSBĐ… gây khó khăn cho cán bộ thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra các quyết định đúng đắn.

- Thứ năm, công tác chấm điểm, xếp hạng khách hàng còn chưa được quan tâm đúng mức.

Chấm điểm, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một nội dung rất quan trọng, là công cụ hữu hiệu giúp cảnh báo, phát hiện sớm và kiểm soát các rủi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

ro từ khách hàng, trên cơ sở đó ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn hoặc xem xét từ chối cho vay, có hướng xử lý đối với khách hàng nhằm hạn chế RRTD.

Tuy nhiên, công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức, do một số yếu tố như trình độ nhận thức, tinh thần trách nhiệm và áp lực công việc đối với cán bộ dẫn đến kết quả chấm điểm chưa phản ánh đúng tình hình thực tế khách hàng. Nhiều trường hợp khách hàng được xếp hạng tín dụng cao, có uy tín nhưng thực tế lại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và ngược lại, xếp hạng tín dụng thấp, thuộc nhóm rủi ro cao nhưng thực tế lại an toàn.

4.3.2.2 Nguyên nhân tồn tại

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế về chất lượng thẩm định cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên, cụ thể như sau:

a. Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Những biến động của nền kinh tế dẫn đến hàng loạt các ngành, lĩnh vực kinh doanh gặp khó khăn, hoạt động của khách hàng bị suy giảm, thu hẹp, đồng nghĩa với việc hoạt động đầu tư tín dụng của các ngân hàng cũng gặp khó khăn. Để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, một số khách hàng cố tình che dấu tình trạng kinh doanh yếu kém, thua lỗ, vay tiền ngân hàng bằng mọi giá. Kết hợp với sự thiếu kinh nghiệm trong thẩm định, đánh giá nền kinh tế vĩ mô của CBTD, hậu quả là một số quyết định cho vay của ngân hàng không chính xác, khó khăn trong việc thu hồi khoản nợ từ khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ hai, hệ thống thông tin phục vụ thẩm định cho vay chưa hoàn thiện, mức độ tin cậy chưa cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

Hiện nay, nguồn thông tin chủ yếu mà CBTD khai thác phục vụ cho

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân yên (Trang 80 - 108)