Ngành Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng (%) Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng số DN 174 100,0 203 100,0 16,1 Nông nghiệp 26 14,9 32 15,8 23,1 Công nghiệp 10 5,8 13 6,4 30,0 Xây dựng, vận tải 21 12,1 24 11,8 14,2 Thương mại 102 58,6 116 57,2 13,7 Tài chính, tín dụng 7 4,0 8 3,9 14,2 Ngành khác 8 4,6 10 4,9 25,0
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Yên
Nhìn chung, các DNNVV của huyện Tân Yên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, sau đó đến nông nghiệp và xây dựng vận tải; công nghiệp cũng là một ngành đầy tiềm năng phát triển nhưng tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
3.2 Một số vấn đề chung về Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên được thành lập theo Quyết định số 340/QĐ-NHNo ngày 16/12/1996 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Là ngân hàng loại III trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang, có trụ sở tại đường 295 thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên với hệ thống mạng lưới gồm: Phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán Ngân quỹ, phòng Hành chính nhân sự và 3 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc đó là PGD Nhã Nam, PGD Ngọc Thiện và PGD Việt Lập; hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đồng thời làm nhiệm vụ chính trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu là huy động nguồn vốn, cho vay, thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối...
Mặc dù trên thị có nhiều TCTD cùng hoạt động như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và nhiều quỹ tín dụng nhân dân, song do làm tốt chiến lược khách hàng, công tác marketing ngân hàng ngày càng được chú trọng thâm nhập vào các thành phần kinh tế nên Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên luôn chiếm được thị phần cao, với mạng lưới ngày càng mở rộng.
Với sự nỗ lực phấn đấu, Chi nhánh luôn hướng tới việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và coi đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển với phương châm “hiệu quả kinh doanh của bạn hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Những cố gắng của đội ngũ CBNV Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên đã được khách hàng ghi nhận và hợp tác cùng phát triển.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh
Để đảm bảo các mặt hoạt động thực hiện đồng bộ và liên tục, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên đã bố trí hệ thống tổ chức bộ máy tương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
đối hợp lý với trình độ quản lý và hoạt động của ngân hàng, với 43 cán bộ nhân viên (trong đó có 01 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 36 cán bộ có trình độ đại học, 6 cán bộ có trình độ cao đẳng và tương đương); công tác tổ chức cán bộ bố trí với 8 cán bộ làm công tác quản lý và kiểm soát, 16 cán bộ làm công tác tín dụng trực tiếp, 18 cán bộ làm công tác kế toán, ngân quỹ và 01 cán bộ làm công tác hành chính.
Bộ máy gồm ngân hàng trung tâm có 3 phòng nghiệp vụ, 3 phòng giao dịch được phân bổ hoạt động đồng đều trên toàn huyện.
Sơđồ 3.1 Tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp
Phối hợp, hỗ trợ, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tân Yên
- Chức năng, vai trò, vị trí của từng phòng ban:
+ Ban giám đốc: 04 người, gồm giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các mặt hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về nhiệm vụ được giao; 01 phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng, 01 phó giám đốc phụ trách công tác kế toán
Phòng Kế hoạch - kinh doanh BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng giao dịch Nhã Nam Phòng giao dịch Việt Lập Phòng giao dịch Ngọc Thiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
và 01 phó giám đốc kiêm giám đốc PGD, phụ trách công tác đoàn thể.
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh: là bộ phận đề xuất ra những kế hoạch kinh doanh cho đơn vị mình và nơi làm các thủ tục vay vốn, làm nghiệp vụ chuyên sâu cho vay, phân tích và có biện pháp ngăn ngừa RRTD có thể xảy ra, nghiên cứu đề xuất các mức lãi suất cho vay huy động phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân…
+ Phòng Kế toán ngân quỹ: là bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tài chính đồng thời chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, đổi tiền cho khách hàng đến giao dịch tổng hợp.
+ Phòng Hành chính nhân sự: quản lý về nhân sự, giải quyết các chế độ quyền lợi của người lao động như tiền lương, bảo hiểm xã hội ... xử lý kỷ luật theo đúng quy định của luật lao động, chăm lo đời sống tinh thần của cán bộ.
- Các phòng giao dịch trực thuộc:
+ Ngân hàng trung tâm huyện Tân Yên phụ trách 07 xã và 01 thị trấn với 3 phòng giao dịch trên địa bàn huyện.
+ Phòng giao dịch Nhã Nam phụ trách 06 xã và 01 thị trấn. + Phòng giao dịch Ngọc Thiện phụ trách 05 xã.
+ Phòng giao dịch Việt Lập phụ trách 04 xã.
Các phòng ban thực hiện nghiệp vụ tại địa bàn được phân công, quản lý toàn bộ số vốn và tài sản được cấp cùng các nhiệm vụ được giao.
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Trong những năm qua, chi nhánh liên tục kinh doanh có lãi với mức tăng trưởng khá; hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tài chính ngân hàng cấp trên giao; thu nhập của cán bộ năm sau cao hơn năm trước.
Tình hình kinh doanh như hiện nay là tương đối tốt và ổn định. Mặc dù xuất hiện sự cạnh tranh của các TCTD khác nhưng ngân hàng luôn chiếm thị phần tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn cao nhất trên địa bàn. Đơn cử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
năm 2013, nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên chiếm tỷ trọng 63% trong tổng nguồn vốn huy động của tất cả các TCTD trên địa bàn, dư nợ cho vay chiếm gần 65% trên tổng dư nợ cho vay của toàn bộ các TCTD cùng hoạt động trên địa bàn huyện.
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2011 (Tr.đ) Năm 2012 (Tr.đ) Năm 2013 (Tr.đ) So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng doanh thu 142.474 148.212 154.182 104,0 104,0 Tổng chi phí 124.213 126.092 133.156 101,5 105,6 Lợi nhuận 18.261 22.120 21.026 121,1 95,1
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Tân Yên
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng doanh thu của ngân hàng qua các năm liên tục tăng; mức tăng trưởng của năm 2012, 2013 luôn ổn định ở mức 104%; Tuy nhiên lợi nhuận của năm 2013 lại giảm hơn so với năm 2012 do chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra ngày càng bị thu hẹp. Lợi nhuận năm 2012 đạt 22.120 triệu đồng, tăng 3.859 triệu đồng so năm 2011 và tốc độ tăng là 121,1%; sang năm 2013 chỉ đạt 21.026 triệu đồng, giảm 1.094 triệu đồng và bằng 95,1% so với năm 2012.
Lợi nhuận giảm do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra bị thu hẹp, cho thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn; chính vì vậy mà chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định cho vay phải luôn được quan tâm, chú trọng; nhất là đối với cho vay DNNVV số tiền cho vay lớn, nếu thẩm định không tốt sẽ dẫn đến nợ xấu và rủi ro; khi đó chi phí trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tăng thì sẽ không còn lợi nhuận.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
quan đến việc nghiên cứu. Tài liệu được thu thập là những tài liệu đã được công bố và những tài liệu có được qua điều tra tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên và một số CBTD, cán bộ kiểm tra của chi nhánh.
- Thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là nguồn số liệu quan trọng mà thiếu nó thì đề tài nghiên cứu sẽ mất đi tính hiện thực. Thông tin thứ cấp là cơ sở để đề tài có thể kế thừa, hình thành nên ý tưởng, phát triển cũng như khai thác các khía cạnh mà các nghiên cứu trước đây chưa có.
Để thu thập được nguồn số liệu quan trọng này nhằm phục vụ nghiên cứu, chúng tôi đã sưu tầm các tài liệu chủ yếu từ những cơ quan như UBND huyện Tân Yên, phòng Thống kê huyện Tân Yên, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên; ngoài ra các tài liệu còn được thu thập ở các sách chuyên khảo, một số thông tin được trích dẫn từ các nguồn website trên mạng internet của Bộ Giáo dục đào tạo, của các NHTM…
- Thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp điều tra thực tế tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Yên (Phòng Tín dụng và các Phòng giao dịch trực thuộc).
a. Xác định mẫu điều tra
Tổng số đơn vị chọn điều tra là 28 đơn vị trên địa bàn huyện và 12 cá nhân là lãnh đạo phụ trách tín dụng và cán bộ thẩm định.
b. Xây dựng phiếu điều tra
- Nội dung phiếu điều tra khảo sát đối với CBTD, cán bộ lãnh đạo phụ trách công tác tín dụng bao gồm các thông tin chủ yếu để đánh giá về tình hình cho vay DNNVV của chi nhánh, những khó khăn vướng mắc khi thẩm định cho vay, tỷ lệ hồ sơ thẩm định cho vay còn phát hiện sai sót và các dạng sai sót chủ yếu mà CBTD hay mắc phải (phụ lục số 01).
- Nội dung phiếu điều tra khảo sát đối với chủ doanh nghiệp nhằm nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
của doanh nghiệp, để từ đó phần nào đánh giá được việc chấp hành chế độ kế toán trong doanh nghiệp, chất lượng báo cáo tài chính do doanh nghiệp gửi đến khi đề nghị vay vốn (phụ lục số 02).
3.3.2 Phương pháp phân tích
- Thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ của đối tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra những kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứu.
- Thống kê so sánh
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, Nếu không so sánh thì dù sự thực có được khẳng định, vẫn không thể kết luận được. Cách so sánh thực hiện chủ yếu là so sánh theo thời gian và không gian, ví dụ so sánh tăng trưởng qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013, so sánh năm sau với năm trước.
Yếu tố đồng nhất khi thực hiện phương pháp so sánh trong đề tài thể hiện trên các mặt: đồng nhất về thời gian và không gian, đồng nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.
3.3.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của các nhà quản lý và một số cán bộ ngân hàng, đặc biệt là ý kiến của một số cán bộ có nhiều kinh nghiệm và trực tiếp làm nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thẩm định về công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp.
3.3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Yên”, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
- Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hoặc lãi quá hạn. Khi một món nợ không trả được đúng kỳ hạn, toàn bộ số dư nợ còn lại của khách hàng đó sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.
Tỷ lệ này ở mức càng thấp càng tốt. Khi phân tích chỉ tiêu này cũng cho thấy một phần chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định cho vay.
- Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu là những khoản nợ nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam.
Phân tích chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ nợ xấu là 3%.
- Chỉ tiêu thu nhập ròng từ lãi
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100 Tổng dư nợ
Số bộ hồ sơ còn sai sót
Tỷ lệ hồ sơ thẩm định = x 100 C cho vay còn sai sót (%) Tổng số bộ hồ sơ cho vay
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100 Tổng dư nợ
Thu nhập ròng từ lãi vay Tổng thu nhập ròng từ hoạt động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản cho vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định cho vay chưa tốt. Thông thường trong hoạt động ngân hàng nếu chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định của một NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM này sẽ cao hơn khi có cùng một mức dư nợ với một NHTM